Bệnh hại và biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 76)

C. Ghi nhớ

3. Kỹ thuật trồng rừng Trôm

2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ

2.2.1.1. Bệnh chảy nhựa

Tên khoa học: Phytophthora spp

Triệu chứng

- Bệnh có nhiều ạng triệu chứng khác nhau trên lá, thân, trái và rễ, bệnh có thể phát triển nhanh lên ngọn hoặc quanh gốc thân.

- Ở rễ, những vết thối màu nâu tối trên rễ inh ưỡng lan nhanh sang rễ lớn và rễ cái, gây biến màu hệ thống rễ, khi kéo lên vỏ rễ tuột ra ngoài.

- Trên thân, những khu vực sũng nước có màu tối với nhựa cây tiết ra xung quanh, bên trong vỏ bị chết, mô gỗ bị hóa nâu thành những sọc, cây bệnh có tán vàng, sinh trưởng kém, năng suất thấp và có thể chết sau đó.

Hình 4.4.7: Bệnh chảy nhựa

- Trên lá, vết bệnh là những khu vực có màu đen tối sũng nước, chồi non bị hóa đen và chết, lá bị bệnh bị rụng trong khi vẫn còn xanh. Trên quả đầu tiên là những vết có màu nâu tối lan rộng nhanh bên ngoài vỏ và vào sâu bên trong quả, quả bệnh có mùi đặc trưng và rụng sớm, trời ẩm có thể thấy một lớp nấm màu trắng xuất hiện trên vết thối.

Tác nhân gây bệnh

Do nấm Phytophthora spp.

Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh

- Nấm nhiễm vào gốc qua vết thương mới ở gốc, cổ rễ. Nấm có thể tồn tại trong đất và lây lan rất nhanh qua rễ hoặc nhờ nước mưa. Điều kiện nóng ẩm, những bào tử tạo ra trên quả bệnh có thể lây lan lên tán cây cao hơn.

- Đất bị úng nước hay thừa ẩm làm cho bệnh phát triển mạnh hơn

Biện pháp phòng trừ

- Tạo điều kiện thoát nước tốt rừng cây, tránh cho cây bị thừa nước. - Vệ sinh rừng, tỉa cành, tạo tán thông thoáng.

- Không trồng quá sâu, nên trồng ở mật độ thích hợp. - Tránh gây vết thương trên rễ và cây khi chăm sóc.

- Các biện pháp như bón thêm phân hữu cơ hoai mục, sử ụng nấm đối kháng Tricho erma spp có tác ụng khống chế nguồn bệnh trong đất.

- Sử ụng thuốc trừ nấm như Mexyl-MZ, Ridomil-MZ, Topsin M, Aliette, …; có thể phun đều trên tán cây và đất xung quanh cây, hay cạo vết bệnh và quét ung ịch thuốc.

2.2.1.2. Bệnh thán thư

Bệnh thán thư có những năm gặp điều kiện thời tiết phù hợp, bệnh phát triển thành ịch gây thiệt hại nghiêm trọng về sản lượng và chất lượng, o yếu tố thâm

canh, tập trung nên sự lây lan rất lớn, kỹ thuật phòng trị bệnh là yếu tố không thể bỏ qua.

Triệu chứng

Bệnh thường phát sinh và gây hại nặng trên các bộ phận còn non như lá, cành và nụ hoa quả. Trên lá, lúc đầu vết bệnh là các đốm màu nâu đen, giữa phần lá bị bệnh và phần lá lành có quầng màu vàng. Cành non bị bệnh thì vỏ bị nâu đen, vết bệnh hơi lõm vào và cành bị teo tóp khô đi. Nụ hoa quả bị bệnh thì có màu nâu đen và bị rụng.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh o nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nóng, ẩm, thiếu ánh nắng. Đặc biệt, bệnh thường phát triển mạnh trong giai đoạn Trôm ra lộc, ra nụ hoa quả, lại gặp mưa ẩm. Trong các rừng ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối và ư đạm, không cắt tỉa cành vô hiệu làm tán lá rậm rạp, làm tăng ẩm độ của vườn và làm thiếu ánh nắng thì bệnh thường nặng..

Cách phòng trừ

Vệ sinh rừng cây, trừ sạch cỏ ại, cắt tỉa cành sâu bệnh và cành vô hiệu cho thông thoáng tán cây, nhằm hạn chế ẩm độ cao và làm ánh nắng chiếu vào ễ àng. Cắt tỉa hợp lý cũng giúp cho việc phun xịt thuốc phòng ngừa sâu bệnh được thuận lợi.

Bón phân đầy đủ và cân đối, tránh bón thừa đạm. Tăng cường một số vi lượng cho cây bằng cách phun qua lá loại phân bón lá: POLYFEED 15-15-30 vào giai đoạn trước khi cây ra nụ, để giúp cây tăng cường sức chống chịu với bệnh, tăng cường phân sự hóa mầm hoa, để có nhiều nụ hoa hơn, là điều kiện để tăng năng suất và chất lượng.

Vào giai đoạn cây ra chồi non và nụ hoa quả, nếu gặp trời mưa ẩm thì phải kịp thời phun phòng ngừa bằng CARBENZIM 500FL + DIPOMATE 80WP, với liều lượng pha tương ứng: 0,3 lít + 0,5 kg /phuy 200 lit nước, hay 20ml + 50g/ bình phun loại 16 lít nước để phun ướt đều tán cây.

Trong giai đoạn nụ hoa quả non, nếu phát hiện Trôm chớm bị bệnh, thì lần đầu phun bằng CARBENZIM 500FL với liều lượng như trên, sau đó 7-10 ngày phun tiếp bằng BENDAZOL 50WP, với liều lượng 0,5kg /phuy 200 lit nước, hay 50-60g/ bình 16 lít.

2.2.1.3. Bệnh bồ hóng

Tác nhân gây bệnh

Bệnh o nấm Capno ium mangifera phát triển thành từng mảng đen hoặc Meliola mangifera tạo thành những đốm nhỏ bám trên mặt lá, cành và các gié hoa.

Triệu chứng

Bệnh này được gọi là bệnh bồ hóng vì loại nấm này phát triển mạnh tạo thành một lớp bồ hóng trên mặt lá, trên quả non làm rụng hoa, rụng quả non, gây

trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt. Bệnh thường phát triển mạnh trên những cây có nhiều rệp muội, rệp sáp… vì nấm bồ hóng này chỉ phát triển được khi có chất mật ngọt o rệp bài tiết ra.

Cách phòng trừ

-Phòng trị bằng cách không trồng ày ẫn đến thiếu ánh sáng, không trồng gần những cây ăn quả khác đang bị nhiễm bệnh bồ hóng; iệt trừ hết rầy, rệp bằng các loại thuốc trừ sâu, trừ rệp hóa học tự khắc sẽ hết bệnh bồ hóng. Trong các tháng khô nóng, các lớp nấm bồ hóng này cũng tự khô chết và bong ra.

- Bón đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm giúp cây nhanh hồi phục và sinh trưởng, phát triển tốt nhằm tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây. Kết hợp với việc bón phân, làm cỏ thì cắt tỉa bớt những cành tăm, cành vượt trong tán, cành sâu bệnh cho rừng cây thông thoáng, có đủ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt, tránh được sự phát triển của địa y, nấm bệnh. Nếu trên cành nhỏ, tán lá mà bị nhiều muội đen, bồ hóng thì có thể pha nước xà phòng phun kỹ trên tán sẽ làm cho nấm bồ hóng bong và trôi đi hết, nhất là kết hợp với đợt mưa. Pha Boócđô 1% hoặc Oxýt clorua đồng 2% phun kỹ trong và ngoài tán, kể các cành nhỏ.

Với địa y và nấm nhung, nấm hồng thì ùng chổi rơm, chổi đót quét thuốc Boócđô 3% hoặc Oxýt clorua đồng 3% từ các cành lớn xuống thân và gốc cây, nhất là vào những tháng cuối năm, trước khi vào mùa xuân ẩm ướt. Trước thời kỳ cây ra hoa cần phun phòng các loại thuốc chống nấm đặc hiệu như Aliette, Ridomil, Benomyl, Dithane M-45 pha nồng độ 0,15-0,2% để trị bệnh thán thư hại hoa và chống rụng quả non.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 76)