Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 50)

4. Chăm sóc cây co nở vườn ươm

4.4.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ

Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology).

4.4.2.1. Bệnh lở cổ rễ

* Triệu chứng

- Thối hạt, thối mầm: hạt gieo bị thối không mọc được .

- Cây mầm đổ non, cây mầm bị nấm xâm nhiễm phần cổ rễ, cây bị đổ gục từng đám nhỏ sau lan thành từng mảng lớn trên luống gieo.

- Cây con chết đứng: nấm phá hoại trên cổ rễ của khoảng 1- 2cm làm cho cây chết đứng.

* Tác hại

- Thối hàng loạt hạt giống. - Chết hàng loạt cây con.

* Biện pháp phòng trừ:

- Biện pháp phòng:

+ Xử lý đất trước khi gieo ươm: + Cày bừa kỹ, phơi ải đất

+ Phun thuốc booc đô 0,5% (5g Booc đô pha 1 lít nước) hoặc benlate 0,15% (1,5g Benlate pha 1 lít nước); uy trì độ ẩm đất 60 – 70%.

- Biện pháp trừ:

+ Nhổ cây bị bệnh tập trung đốt, Phun thuốc một tuần/lần ùng booc đô 0,5% - 1% hoặc benlate 0,15 – 0, 2% phun 1 lít trên 4m2

4.4.2.2. Bệnh nấm phấn trắng (mốc sương)

Là loại bệnh hại lá đối với nhiều loài cây rừng, cây nông nghiệp như: keo, cà chua , khoai tây….

* Triệu chứng

- Bột trắng mịn ở cả 2 mặt lá, sau chuyển sang màu xám. - Lá bị bệnh nặng có màu đen.

- Lá xoăn, cứng dòn, khô từ mép lá.

* Tác hại:

Cây bị bệnh nhẹ vẫn sinh trưởng chậm; Cây bị bệnh nặng sẽ bị chết.

* Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp phòng: phun booc đô 0,5% hoặc benlate 0,15% - Biện pháp trừ:

+ Phun thuốc lưu huỳng- vôi nồng độ 1/60 hoặc zinep 0,3 – 0,5g / 1 lít nước, 1 tuần/ lần.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD04-Trồng cây trôm nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)