Trung chuyển lúa

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch và tiêu thụ hoa ly hoa loa kèn (Trang 62)

C. Ghi nhớ

3.4.1. Trung chuyển lúa

Trƣớc khi vận chuyển, phải trung chuyển lúa tới nơi có phƣơng tiện vận chuyển.

a. Trung chuyển lúa qua sông:

Trƣờng hợp ruộng ở phía bên kia sông, phải đƣa lúa bằng xuồng, chẹt (hình 4.109) sang nơi có phƣơng tiện vận chuyển.

Hình 4.109. Trung chuyển lúa qua sông

b. Trung chuyển lúa bằng sức kéo trâu, bò:

Khi thu lúa ở ruộng ƣớt, thƣờng đƣợc dùng dụng cụ (cộ) để trung chuyển lúa đến nơi có phƣơng tiện vận chuyển (hình 4.110).

Hình 4.110. Trung chuyển lúa bằng sức kéo trâu, bò

c. Trung chuyển lúa ở ruộng có nước: Trƣờng hợp thu hoạch lúa ở ruộng

ƣớt có nƣớc, thƣờng trung chuyển lúa bằng xuồng (hình 4.111) tới nơi có phƣơng tiện vận chuyển.

d. Trung chuyển lúa của ruộng ở gần bờ: Trƣờng hợp thu hoạch lúa của ruộng ở gần nơi có phƣơng tiện vận chuyển, thƣờng trung chuyển lúa bằng cách vác từng bao lúa (hình 4.112) để lên nơi có phƣơng tiện vận chuyển.

Hình 4.112. Vác từng bao lúa lên nơi có phƣơng tiện vận chuyển.

e. Trung chuyển lượng lúa nhiều và xa bờ: Trƣờng hợp thu hoạch lúa với

số lƣợng lớn và ruộng ở xa nơi có phƣơng tiện vận chuyển, chúng ta nên trung chuyển lúa bằng các phƣơng tiện có thể chạy đƣợc ở dƣới ruộng nhƣ trâu (bò) kéo hay máy kéo (hình 113) lên phƣơng tiện vận chuyển.

Hình 4.113. Trung chuyển lúa bằng sức kéo lên phƣơng tiện vận chuyển

3.4.2. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển

Sau khi trung chuyển lúa tới nơi có phƣơng tiện vận chuyển, chúng ta xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển. Tùy theo điều kiện, vận chuyển bằng phƣơng tiện nào thì xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển đó. Sau đây là cách xếp lúa lên một số phƣơng tiện vận chuyển:

Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển bằng trâu hay bò (hình 4.114) b

Hình 4.114. Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển bằng trâu (bò)

Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển bằng xe tải (hình 4.115)

Hình 4.115. Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển là xe tải

Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển bằng thuyền, ghe (hình 4.116)

Hình 4.116. Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển là thuyền, ghe

Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển bằng máy kéo (hình 4.117)

Hình 4.117. Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển máy kéo

3.4.3. Tổ chức vận chuyển lúa: Sau khi xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển, chúng ta tiến hành vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy. Tuy nhiên, chuyển, chúng ta tiến hành vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy. Tuy nhiên,

không phải bất kỳ ai cũng có thể lái đƣợc các phƣơng tiện vận chuyển, nhƣng chúng ta cần tìm hiểu để có biện pháp quản lý tốt hơn.

a. Tổ chức vận chuyển

lúa bằng máy kéo: Vận

chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng máy kéo (hình 4.118).

Hình 4.118. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng máy kéo

b. Tổ chức vận chuyển lúa bằng trâu, bò:

Điều khiển trâu, bò kéo dụng cụ gắn trên bánh xe đã xếp lúa (hình 4.119) về sân phơi hay máy sấy.

Hình 4.119. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng bò kéo

c. Tổ chức vận chuyển lúa bằng thuyền (ghe):

Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng thuyền (ghe) chạy đƣờng sông (hình 4.120).

Hình 4.120. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng ghe chạy đƣờng sông

d. Tổ chức vận chuyển lúa bằng xe ô tô tải:

Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng xe ô tô tải (hình 4.121)

Hình 4.121. Vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy bằng xe vận tải

Tóm lại: Tổng hợp các bƣớc của công việc thu hoạch lúa vừa nêu trên,

chúng ta phải thực hiện theo thứ tự nhƣ sơ đồ 4.3 sau đây:

Cắt lúa

Gom lúa bông sau khi cắt

Tuốt lúa Cắt lúa bằng liềm Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp

Gom lúa bông mang đi nơi khác tuốt hạt

Gom lúa bông đƣa trực tiếp lên máy tuốt

Sơ đồ 4.3. Các bƣớc của công việc thu hoạch lúa

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1. Cắt lúa bằng liềm có thể cắt theo kiểu nào sau đây?

a) Cắt phần bông lúa chín.

b) Cắt toàn bộ cả cây lúa chín (cả bông và thân cây rạ). c) Cả hai kiểu cắt trên.

Bài tập 2. Gom lúa bông sau khi cắt để tuốt hạt theo cách nào sau đây?

a) Gom để tuốt hạt lúa ngay tại ruộng. b) Gom mang đi nơi khác tuốt hạt. c) Cả 2 cách gom lúa trên.

Bài tập 3. Cắt lúa bằng phƣơng tiện nào thì không phải gom lúa để tuốt?

a) Cắt lúa bằng liềm.

b) Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp. c) Cắt lúa bằng máy gặt xếp dãy.

Bài tập 4. Khi tuốt lúa bằng máy tuốt, cần phải thực hiện mấy bƣớc?

a) 6 bƣớc. b) 5 bƣớc.

Tổ chức vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy

Tuốt lúa bằng phƣơng pháp thủ công

Tuốt lúa bằng máy

Trung chuyển lúa

Xếp lúa lên phƣơng tiện vận chuyển

Tổ chức vận chuyển lúa

c) 4 bƣớc.

Bài tập 5. Cắt bông lúa, cắt cả cây lúa bằng liềm, để thành gồi thẳng nhau.

sau khi cắt. Mỗi học viên dùng liềm để cắt lúa trên diện tích 100 m2

Bài tập 6: Tuốt lúa và hứng lúa vào bao (mỗi bao chứa đƣợc 40-50kg lúa). Mỗi nhóm 3-5 học viên, tuốt và hứng đầy 5 bao lúa, cột chặt miệng bao, xếp 5 bao lúa chồng gọn lên nhau.

C. Ghi nhớ:

- Cắt lúa sạch, gọn và gom không để sót

Bài 04: LÀM KHÔ VÀ SẠCH LÚA

Làm khô và làm sạch lúa cũng là một trong những bài học quan trọng, nếu làm khô, làm sạch lúa không đúng kỹ thuật sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hạt lúa, chính vậy học viên cũng cần phải học kỹ bài này để áp dụng vào các công việc trong quá trình làm khô và làm sạch lúa của nghề trồng lúa năng suất cao.

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng

- Làm giảm được độ ẩm của lúa mới thu hoạch đúng yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng lúa và đảm bảo yêu cầu độ ẩm của lúa để giống là 12% và của lúa hàng hóa là 15%;

- Làm sạch được lúa giống và lúa hàng hóa đạt tiêu chuẩn: + Lúa giống không còn lẫn tạp chất, hạt cỏ, hạt lúa lửng... + Lúa hàng hóa sạch sẽ và không lẫn tạp chất.

A. Nội dung 4.1. Làm khô lúa

Có nhiều cách để làm khô lúa nhƣ phơi hay sấy, tùy theo điều kiện của cơ sở (hộ gia đình nông dân) trồng lúa mà áp dụng phơi hay sấy cho phù hợp.

4.1.1. Phơi lúa

Là hình thức trải lúa ra nền sân phơi để lợi dụng nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, gió và độ thoáng bề mặt để làm giảm ẩm độ của lúa mới thu hoạch.

a. Nền mặt bằng (sân) để phơi lúa:

- Nền sân phơi bằng xi măng: Là nền sân đƣợc tráng bằng xi măng, phẳng, nhẵn (hình 4.122), thƣờng dùng để phơi lúa khi thu hoạch ở các sân kho, hoặc ở các hộ gia đình.

- Nền sân phơi khác: Trong điều kiện không đủ sân làm bằng xi măng, có thể trải lúa lên tấm lƣới hoặc bạt ở trên nền đất cứng (hình 4.123) để phơi.

Hình 4.123. Trải lúa lên tấm lƣới hoặc bạt ở trên nền đất cứng

- Tạo khung che lúa:

Khi phơi lúa trong mùa mƣa, chúng ta nên tạo khung che nhƣ hình 4.124, nếu trời mƣa thì kéo tấm che phủ kín lên khung để che cho lúa không bị ƣớt, khi hết mƣa lại kéo tấm che xuống để phơi lúa.

Hình 4.124. Tạo khung để che lúa khi trời mƣa

b. Cách phơi lúa:

Bƣớc 1. Đổ lúa ra sân phơi: Khi đổ lúa ra sân phơi nên đổ rải các bao lúa

Hình 4.125. Đổ lúa ra sân phơi

Bƣớc 2. Trải mỏng lúa ra sân phơi

Tùy theo điều kiện sân phơi có thể trải lúa dày mỏng khác nhau, nhƣng trải lớp lúa mỏng đều có độ cao khoảng 10cm để phơi là tốt nhất (hình 4.126).

Hình 4.126. Trải lúa mỏng đều có độ cao khoảng 10cm để phơi

Bƣớc 3. Đảo lúa: Trong quá

trình phơi lúa, thƣờng xuyên phải đảo lúa để cho lúa khô đều.

- Đảo lúa bằng chân (hình 4.127): Là dùng chân đi lại (cày, đảo) để đảo cho lúa mau khô

Hình 4.127. Đảo lúa bằng chân - Đảo lúa bằng trang, cào: Dùng trang, cào… trang đi, trang lại, cào đi, cào lại, lúa đƣợc tiếp xúc đều với nắng, gió nên mau khô hơn (hình 4.128)

Hình 4.128. Thƣờng xuyên trang, cào lúa để lúa mau khô

- Đảo lúa bằng cách đánh luống: Khi phơi nên cào thành các luống lúa để tăng diện tích tiếp xúc bề mặt (hình 4.129), làm cho lúa mau khô hơn.

Hình 4.129. Khi đảo thƣờng đánh thành các luống lúa

- Cách đảo lúa đánh luống khi phơi: Khi đảo lúa đánh luống, chúng ta cào lớp lúa phía trên của luống lúa cũ xuống dƣới nền sân phơi để tạo luống mới, sau đó cào lớp lúa ở dƣới đáy của luống lúa cũ lên trên bề mặt luống lúa mới (hình 4.130). Cứ 2-3 tiếng đồng hồ lại đảo lúa một lần.

Hình 4.130. Đảo lúa trên mặt luống xuống dƣới và ngƣợc lại

- Bảo quản lúa trong quá trình phơi:

+ Thu gọn lúa phơi vào cuối ngày: Chiều tối mỗi ngày trong quá trình phơi, nên thu gọn lúa (hình 4.131).

Hình 4.131. Đến chiều tối thu gọn lúa + Cách thu gọn lúa phơi vào chiều tối mỗi ngày:

Từ nhiều luống lúa nhỏ thành luống lớn, dài (hình 4.132) để sáng mai cào ra phơi sẽ tiết kiệm đƣợc sức lao động hơn.

Hình 4.132. Gom gọn lúa thành luống lúa lớn, dài

+ Đậy luống lúa mới thu gọn ở sân phơi:

Sau khi thu gọn thành luống lớn, dài. Chúng ta đậy kín luống lúa bằng tấm bạt (hình 4.133) để tránh ban đêm có mƣa hoặc có sƣơng ƣớt. Lƣu ý: Khi đậy phải lấy các vật nặng nhƣ cây, gạch… đè lên xung quanh tấm đậy tránh bị gió lật hay bay tấm đậy.

Hình 4.133. Đậy kín luống lúa bằng tấm đệm (bạt)

4.1.2. Sấy lúa

Là công việc đổ và trải lúa ra nền lò sấy, sau đó điều chỉnh nhiệt độ, điều chỉnh gió trong lò sấy để làm giảm ẩm độ của lúa ƣớt (mới thu hoạch) bằng năng lƣợng nhân tạo.

a. Cho lúa vào máy sấy:

- Cân lúa: Trƣờng hợp sấy thuê hay để tính tỉ lệ lúa khô, trƣớc khi đổ lúa vào lò sấy, chúng ta cân lúa ƣớt (hình 4.134a), chỉ cần cân đại diện 10/100 bao rồi tính bình quân. Ví dụ: cân 10 bao đƣợc 500kg, nhƣ vậy 1 bao lúa là 50 kg, lấy 50 kg nhân với toàn bộ số bao lúa là chúng ta có đƣợc số lƣợng lúa ƣớt trƣớc khi sấy.

Hình 4.134a. Cân lúa trƣớc khi cho vào lò sấy

- Đổ lúa vào máy sấy: Đổ lúa ƣớt lần lƣợt ra nền lò sấy (hình 1.134b), đổ hết bao này thì đổ liền kề bao khác sao cho kín hết nền lò sấy.

Hình 4.134b. Đổ lần lƣợt lúa ƣớt ra nền lò sấy

b. Trải lúa đều trên nền lò sấy:

- Sau khi đổ lúa vào lò sấy xong, chúng ta cần trải lúa đều ra nền lò sấy. Tùy theo loại máy sấy lớn nhỏ khác nhau và lƣợng lúa đổ vào máy sấy nhiều hay ít mà trải lúa với độ dày, mỏng khác nhau.

Lƣu ý: Phải đổ lúa kín hết nền của lò sấy (hình 4.135) và độ dày của lớp

lúa vừa đổ ít nhất là 20 cm. Nếu có đủ lúa thì có thể đổ lớp lúa dày 60-70 cm.

Hình 4.135. Trải lúa ra nền máy sấy

- Trƣờng hợp lúa ít mà nhiều hộ cùng có lúa sấy, có thể sấy chung một mẻ (lần) sấy. Chúng ta ngăn cách lúa của các hộ trên cùng một lò sấy, trong cùng một mẻ sấy bằng những tấm gỗ (hình 4.136 a) hay những tấm lƣới (hình 4.136b).

Hình 4.136 a. Ngăn lúa khác bằng những tấm gỗ

Hình 4.136 b. Ngăn lúa khác bằng những tấm lƣới

c. Điều chỉnh nhiệt độ và gió của lò sấy.

- Hệ thống cung cấp nhiệt và gió cho lò sấy:

Phía đằng sau của máy sấy, có lò để đốt than (a), hơi nóng đƣợc thổi đi qua hệ thống ống (b) để vào lò sấy lúa (hình 4.137)

a b

Hình 4.137. Lò than cung cấp nhiệt cho lò sấy lúa

- Đồng hồ đo nhiệt độ và gió cho lò sấy:

Trên tƣờng của lò sấy có gắn dụng cụ để đo nhiệt độ (hình 4.138), dụng cụ này đƣợc gọi là đồng hồ đo nhiệt độ của máy sấy. Trong quá trình sấy, nhìn vào đồng hồ đo nhiệt độ này là chúng ta có thể điều chỉnh nhiệt độ cho lò sấy phù hợp với mục tiêu sấy lúa.

Hình 4.138. Đồng hồ đo nhiệt độ của lò sấy

Kim đồng hồ của lò sấy Khi chƣa đốt lửa để sấy, đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên tƣờng của lò sấy có kim chỉ nhiệt độ nhƣ hình 4.139a

Hình 4.139a. Kim đồng hồ chỉ nhiệt độ khi chƣa sấy lúa

Khi đốt lửa để sấy, nhiệt độ đƣợc điều chỉnh luôn luôn ở 45o

C (hình 4.139b). Tùy theo mục đích sấy lúa, chúng ta chỉnh nhiệt độ trong lò sấy cho phù hợp.

Hình 4.139b. Nhiệt độ khi sấy lúa (45oC)

Điều chỉnh nhiệt độ và gió trong lò sấy bằng một hệ thống tự động đƣợc gắn phía cạnh bên của lò sấy lúa và lò đốt than (hình 4.140). Đây là máy sấy tƣơng đối hiện đại, sau khi đổ lúa ƣớt (độ ẩm từ 25 - 28%) vào, 36 tiếng đồng hồ sau là lúa khô, không cần phải đảo.

Hình 4.140. Hệ thống tự động để điều chỉnh nhiệt độ và gió trong lò sấy

Trƣờng hợp sấy lúa ở các lò sấy không có đồng hồ đo nhiệt độ cần phải thƣờng xuyên kiểm tra nhiệt độ trong lò sấy bằng dụng cụ đo nhiệt độ, ngƣời ta gọi dụng cụ này là nhiệt kế (hình 4.141. Khi đo lấy tay đặt hết đế của nhiệt kế sâu vào trong lúa đang sấy, đọc nhiệt độ rồi điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu.

nhiệt kế

Tƣơng tự nhƣ vậy chúng ta cũng phải điểu chỉnh gió trong lò sấy lúa (hình 4.142). Cách điều chỉnh: Đặt tờ giấy vở học sinh hay tờ giấy A4 lên bề mặt của lò lúa đang sấy, nếu tờ giấy lay động nhẹ và khẽ xoay tròn là gió (độ thoáng) trong lò sấy lúa đạt yêu cầu.

Hình 4.142. Điều chỉnh gió trong lò sấy lúa

d. Đảo lúa trong khi sấy:

Một số loại lò sấy lúa, trong quá trình sấy cũng phải đảo lúa (hình 4.143), khi đảo, chúng ta cào lớp lúa trên bề mặt xuống dƣới, đƣa lớp lúa phía dƣới lên trên, cứ tiếp tục làm nhƣ vậy cho đến khi đảo xong toàn bộ lúa trong lò sấy.

Hình 4.143. Đảo lúa trong quá trình sấy

e. Sấy lúa bằng máy dã chiến: Ngoài các máy sấy lớn, có một số kiểu máy

sấy lúa dã chiến có thể sấy 1 tấn, 2 tấn… rất tiện lợi và phù hợp với điều kiện sấy ít lúa, sấy lúa ngay tại ruộng, sấy lúa ở trong nhà kho… (hình 4.144 a và b).

Hình 4.144. Một số kiểu máy sây lúa dã chiến

4.1.3. Kiểm tra độ ẩm của lúa sau khi phơi hay sấy

Kiểm tra độ ẩm của lúa bằng dụng cụ đo độ ẩm của hạt (hình 1.145). Sau khi phơi lúa xong muốn biết lúa đã khô theo yêu cầu chƣa, chúng ta kiểm tra độ ẩm của lúa nhƣ sau: Lấy khoảng 50 gam hạt lúa ở sân phơi hay máy sấy. Mở nắp dụng cụ độ độ ẩm của hạt, cho những hạt lúa đó vào dụng cụ đo độ ẩm, đậy nắp, xoay nhẹ cho hạt vỡ ra, độ ẩm của hạt sẽ hiện ra số, nhìn vào số là chũng ta biết đƣợc độ ẩm của hạt.

Hình 1.145. Dụng cụ đo độ ẩm hạt

4.1.4. Xúc lúa sau khi đã phơi hay sấy khô

a

Sau khi lúa đã phơi (hay sấy) thƣờng đƣợc đóng vào bao để mang đi làm sạch hay bảo quản.

a. Xúc lúa sau khi đã phơi khô:

Cào gọn lúa đã phơi khô theo chiều dài của sân phơi. Ngƣời cầm bao, ngƣời xúc lúa để đổ vào bao, ngƣời buộc các miệng bao lúa đã đƣợc xúc đầy (hình 4.146).

Hình 4.146. Xúc lúa sau khi đã phơi khô

b. Xúc lúa sau khi đã sấy khô:

Khi xúc lúa đã sấy khô vào bao

Một phần của tài liệu giáo trình thu hoạch và tiêu thụ hoa ly hoa loa kèn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)