quyết khiếu nạ
4.2.1.2. Các biện pháp mang tính tổ chức quản lý
Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhập khẩu: Kế hoạch hoá
chiến lược kinh doanh nhập khẩu là quá trình phân tích, nhận định các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đưa ra chiến lược nhằm tiến hành một cách có hệ thống các khâu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài. Hoàn thiện kế hoạch chiến lược kinh doanh nhập khẩu bao hàm nội dung xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược, giám sát và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Với ý nghĩa này, chiến lược kinh doanh nhập khẩu giúp doanh nghiệp định hướng được mục tiêu, cơ cấu tối ưu nguồn lực để đạt được mục tiêu đó, đồng thời công tác giám sát luôn được chú trọng, từ đó ổn định bạn hàng, ổn định thị trường, luôn chủ động trong hạn chế phòng ngừa tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Thông qua việc hoạch định chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược kinh doanh nhập khẩu nói riêng, doanh nghiệp nhận biết được những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của mình trong việc thực hiện các thương vụ quốc tế, thông qua thực hiện các hợp đồng nhập khẩu. Thông qua
Khoa Thương mại Quốc tế
việc nhận biết được các thách thức, doanh nghiệp sẽ lường trước được những rủi ro và có phương án chủ động phòng tránh rủi ro có hiệu quả.
Hình thành nhân sự cho vị trí quản trị rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp đồng: Quy mô công ty chưa đủ lớn để hình thành bộ phận quản trị rủi ro vì vậy
công ty nên chỉ định một nhân sự ở phòng XNK phụ trách nội dung nghiệp vụ quản trị rủi ro hoặc có thể tuyển thêm nhân sự cho vị trí quản trị rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Công ty nên tổ chức các hoạt động đào tạo cho nhân viên phòng xuất nhập khẩu: Công ty chú trọng đến các nội dung kỹ thuật nghiệp vụ nhập khẩu từng bước,
từng khâu, từng hoạt động nhỏ đến lớn, từ đầu đến cuối một cách bài bản, chi tiết, chuyên nghiệp và đúng với quy định của những văn bản pháp luật của Nhà nước. Để tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết năng lực vốn có của mình giúp cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh, ban lãnh đạo công ty cần có nhiều hình thức động viên tinh thần làm việc, việc khuyến khích có thể bằng vật chất hoặc tinh thần. Cần phải trang bị cho đội ngũ nhân viên các kiến thức về quản trị rủi ro nói chung và hạn chế rủi ro nói riêng, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, cần phải kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quá trình dự báo đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và con người để phân tích rủi ro, nghiên cứu các biến động có liên quan và dự báo những diễn biến có thể xảy ra trong tương lai.
Giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu: Rủi ro trong quá trình tổ chức thực
hiện hợp đồng nhập khẩu gây ra tổn thất, bất lợi khó lường cho nên để thực hiện HĐNK một cách thuận lợi, công ty cần giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng.
Xây dựng các phương án kiểm soát và tài trợ rủi ro, hạn chế tổn thất: Công
ty cần thực hiện đầy đủ và hợp lý các nội dung hạn chế rủi ro trong quy trình tổ chức thực hiện HĐNK. Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân sự đặc biệt nhân sự trong phòng XNK nhằm giảm thiểu các rủi ro do sai sót trong tác nghiệp thực hiện HĐNK. Sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro hối đoái trên thị trường tiền tệ để phòng tránh các rủi ro tỷ giá, lãi suất. Thêm vào đó, để giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra công ty nên sử dụng các biện pháp tài trợ rủi ro như xây dựng quỹ dự phòng, mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Khoa Thương mại Quốc tế