quyết khiếu nạ
3.3.2.6. Khâu thanh toán
Nhận dạng rủi ro
Ở khâu này công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Công ty thường xuyên sử dụng hình thức thư tín dụng không hủy ngang và trả tiền ngay nên sau khi nhận được bộ chứng từ gốc do phía đối tác hoặc ngân hàng mở L/C chuyển đến, nhân viên nhập khẩu của công ty sẽ kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với hợp đồng đã ký thì viết lệnh thanh toán, nếu không hợp lệ có thể từ chối thanh toán. Rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong khâu này là: Rủi ro từ ngân hàng mở L/C, bộ chứng từ không hợp lệ, rủi ro khác như sự biến động của tỷ giá, lãi suất ngân hàng biến động, nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C chậm giao hàng do không chuẩn bị kịp.
Phân tích và đo lường rủi ro
Thực tế công ty từng gặp rủi ro từ phía ngân hàng, do công ty thanh toán bằng hình thức L/C và mối quan hệ với ngân hàng mở L/C chưa thực sự thân thiết, nên ngân hàng yêu cầu một tỷ lệ ký quỹ cao 20% giá trị của L/C, điều này gây khó khăn cho công ty khi phải huy động một khoản tiền để ký quỹ, làm ứ đọng vốn kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó công ty còn gặp phải rủi ro bộ chứng từ thanh toán không phù hợp quy định của L/C. Những rủi ro mà công ty đã gặp phải trong thanh toán như ghi sai tên hoặc địa chỉ người bán, sai sót lỗi chính tả, nguyên nhân được cho là do trong khâu chuẩn bị chứng từ nhân viên chưa thực sự thành thạo gây ảnh hưởng đến thời gian, chi phí, tiến độ thực hiện hợp đồng. Rủi ro này cũng thường xảy ra trong
Khoa Thương mại Quốc tế
khâu thanh toán tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do sai sót chủ quan của nhân viên trong công ty vì thế công ty có thể dễ dàng hạn chế được rủi ro này.
Rủi ro thứ ba mà công ty gặp phải là rủi ro do sự biến động của tỷ giá. Công ty mua hàng của đối tác Italy thanh toán bằng EUR, trong những năm gần đây tỷ giá giữa EUR và VNĐ có sự biến động gây ảnh hưởng tới doanh thu của công ty. Rủi ro này rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vì thế công ty cần coi việc hạn chế rủi ro do sự biến động của tỷ giá lên hàng đầu. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng biến động cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến công ty.
Kiểm soát và tài trợ rủi ro
Việc kiểm soát, phòng ngừa rủi ro trong khâu thanh toán được công ty rất chú ý. Trong khâu này công ty không thể né tránh hoàn toàn rủi ro vì vậy công ty đã sử dụng các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro để giảm thiểu tối đa số lần xảy ra rủi ro. Cụ thể, đối với rủi ro từ ngân hàng mở L/C công ty xây dựng mối quan hệ làm ăn thân thiết với ngân hàng, không chỉ mở L/C tại ngân hàng Techcombank, công ty còn tìm kiếm ngân hàng khác như ngân hàng Vietcombank, VP bank để tăng tính cạnh tranh, lựa chọn được ngân hàng có lợi nhất cho mình. Với rủi ro bộ chứng từ không hợp lệ công ty đã phòng ngừa bằng cách nâng cao trình độ cho nhân viên làm thủ tục L/C, bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ và thu thập đầy đủ các sai sót ở các bộ chứng từ không hợp lệ trước đó để rút kinh nghiệm. Rủi ro do sự biến động tỷ giá công ty phòng ngừa bằng cách mua hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng giúp công ty cố định ngay tỷ giá, tránh được rủi ro biến động trong tương lai.