Chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.1.Chỉ tiêu kinh tế

a. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp trên một đồng vốn NSNN đầu tư cho Công nghiệp

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể

hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:

Công thức:

Chỉ tiêu phản ánh giá trị gia tăng tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp trên một đồng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành Công nghiệp. Chỉ tiêu càng có giá trị lớn chứng tỏ một đồng vốn NSNN bỏ ra đầu tư cho ngành Công nghiệp mang lại hiệu quả cao.

b.Chỉ tiêu giá trị gia tăng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp trên một đồng vốn NSNN đầu tư cho Công nghiệp

Hoạt động sản xuất Công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) cũng như các hoạt động sản xuất khác được tính toán dựa vào nguyên tắc “đơn vị thường trú trên địa bàn”. Theo nguyên tắc này, đơn vị là thường trú trên địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) nào thì sản lượng mà nó đã sản xuất, kinh doanh được tính cho tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) đó. Đối với các đơn vị đóng trọn trên địa bàn một tỉnh (huyện, thành phố, thị xã), việc thu thập thông tin và tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm không gặp khó khăn. Toàn bộ giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của các đơn vị này được tính cho tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) mà nó đóng trên đó. Vấn đề đặt ra ở đây là việc tính toán giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của các đơn vị thường trú trên địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) là chi nhánh của các đơn vị có địa điểm đóng trên địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã) khác hoặc

ngược lại. Do thông tin của đơn vị chỉ được cung cấp tại trụ sở chính nên các chi nhánh đóng trên địa bàn tỉnh thành phố khác sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin để tính toán giá trị sản xuất cũng như giá trị tăng thêm. Vì vậy, cần tính toán và phân bổ giá trị sản xuất của các đơn vị đóng trên nhiều địa bàn tỉnh (huyện, thành phố, thị xã).

Công thức:

Chỉ tiêu phản ánh giá trị gia tăng giá trị sản xuất ngành Công nghiệp trên một đồng vốn NSNN đầu tư cho ngành Công nghiệp. Chỉ tiêu càng có giá trị lớn chứng tỏ một đồng vốn NSNN bỏ ra đầu tư cho ngành Công nghiệp mang lại hiệu quả cao.

2.4.2.Chỉ tiêu xã hội

a.Thu nhập bình quân đầu người tăng lên trên một đồng vốn đầu tư cho Công nghiệp từ nguồn vốn NSNN

Thu nhập bình quân đầu người một tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.

Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Thu nhập của hộ bao gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương; Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong SXKD …

Công thức:

Chỉ tiêu phản ánh TNBQ đầu người trên địa bàn tỉnh gia tăng trên một đồng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành Công nghiệp. Chỉ tiêu càng có giá trị lớn chứng tỏ một đồng vốn NSNN bỏ ra đầu tư cho ngành Công nghiệp mang lại hiệu quả cao.

b.Tỷ lệ lao động có việc làm mới trên một đồng vốn đầu tư cho Công nghiệp từ nguồn vốn NSNN

Trong chính sách đầu tư cho Công nghiệp thì tạo việc làm mới là điều mà được các cấp chính quyền quan tâm nhiều. Tạo việc làm mới góp phần để hoàn thành các mục tiêu KT-XH khác như giảm tỷ lệ hộ nghèo,tăng thu nhập bình quân,tăng trưởng kinh tế….Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho Công nghiệp dựa trên tiêu chí số việc làm mới tạo ra trên một đồng vốn đầu tư cho Công nghiệp là chỉ tiêu hoàn toàn phù hợp và được sử dụng rộng rãi. Chỉ tiêu này phản ánh được số tương ứng một đồng vốn đầu tư cho Công nghiệp tạo thêm được bao nhiêu việc làm cho khu vực này.

Công thức:

Chỉ tiêu phản ánh số việc làm mới tạo ra cho ngành Công nghiệp gia tăng trên một đồng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành Công nghiệp. Chỉ tiêu càng có giá trị lớn chứng tỏ một đồng vốn NSNN bỏ ra đầu tư cho ngành Công nghiệp mang lại hiệu quả cao.

c.Chỉ tiêu đánh giá tác động của đầu tư cho Công nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nướctới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng như làm thay đổi cơ cấu trong nội bộ của ngành kinh tế. Để đánh giá chỉ tiêu này, người ta thường dùng so sánh mối tương quan giữa tỷ trọng vốn đầu tư với tỷ trong đóng góp cho GDP của ngành. Ngoài ra, chính sách đầu tư còn ảnh hưởng đến việc thay đổi cơ cấu trong nội bộ của ngành kinh tế. Việc ưu tiên

các dự án đầu tư cho các lĩnh vực khác nhau của các ngành sẽ làm thay đổi đóng góp của các lĩnh vực hay ngành nhỏ cho cả ngành. Cơ cấu truyền thống của ngành Công nghiệp nước ta bao gồm 3 nhóm với 29 ngành Công nghiệp. Đó là nhóm Công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm Công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành)..Bản thân mỗi ngành này lại có những ngành nhỏ hơn.Ngày nay, do trình độ chuyên môn hoá ngày càng sâu, sự phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết thì những ngành này càng được mở rộng .

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỪ VỐN NSNN RÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 43)