Đầu tư phát triển Công nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Đầu tư phát triển Công nghiệp

Trong thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ nâu sang xanh, tỉnh Quảng Ninh đã định hướng rõ các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, luyện kim trở thành một trong những ngành công nghiệp then chốt trong giai đoạn phát triển tới đây. Trong đó, phát triển trên cơ sở tận dụng năng lực hiện có, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hoá từng bước để có được công nghệ hoàn chỉnh từ khâu thiết kế, chế tạo, gia công hoàn thiện và lắp ráp. Để từ đó, ngành công nghiệp này phải thực sự là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, phục vụ hiệu quả cho các ngành công nghiệp khác.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh sẽ tập trung phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng nguyên liệu.

Cùng với đó, tỉnh sẽ chú trọng phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là khoa học công nghệ phục vụ quản lý, điều hành, tập trung ứng dụng chuyển giao công nghệ gắn với nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển công nghiệp.

1578 1495 2139 2238 2226 0 500 1000 1500 2000 2500 2009 2010 2011 2012 2013 Vn NSNN Vốn NSNN

Từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế thâm hụt lao động, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Củng cố, nâng cao sức cạnh tranh cho công nghiệp của Trung ương và địa phương trên địa bàn, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ trong nước để giảm nhập khẩu, hạ giá thành và nâng dần giá trị nội địa của sản phẩm.

Quảng Ninh được đánh giá là trung tâm đóng tàu lớn của khu vực phía Bắc, các nhà máy đóng tàu hiện có trên địa bàn đều là những doanh nghiệp tầm cỡ như Nhà máy đóng tàu Hạ Long, đóng tàu cơ khí Than Việt Nam, đóng tàu Thuỷ An, tàu thuỷ Sông Chanh... Trong thời gian tới, những đơn vị này sẽ được tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực, nhất là phát triển đóng tàu du lịch phục vụ cho du khách tham quan Vịnh Hạ Long. Song song với đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu biển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng phát triển các ngành cơ khí chế tạo, máy công cụ, thiết bị điện, lắp ráp phương tiên giao thông, đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm theo hướng chế tạo các sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, như các máy và thiết bị chuyên dụng, thiết bị môi trường, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thiết bị y tế... Các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán mở rộng quy mô với công suất lớn, từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu.

3.2.2.1. Đầu tư phát triển trên một số lĩnh vực

Các chương trình dự án đầu tư ưu tiên, sản phẩm trọng điểm được triển khai đạt kết quả khá, đã làm tăng năng lực sản xuất Công nghiệp. Kết quả triển khai một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm theo Nghị quyết đạt được như sau:

a. Công nghiệp khai thác

Khoáng sản của Quảng Ninh đa dạng, trong đó một số loại hình khoáng sản đứng trong tốp đầu của Việt Nam và khu vực như than đá, đất sét, đá, cát

thuỷ tinh… Không chỉ đứng đầu cả nước về công nghiệp khai thác than, đến nay ngành sản xuất vật liệu xây dựng của Quảng Ninh cũng là một trong những ngành lợi thế. Các sản phẩm gốm xây dựng của tỉnh đã được xuất khẩu đi gần 70 quốc gia trên thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, trừ huyện đảo Cô Tô chưa có hoạt động khai khoáng, trên địa bàn tỉnh có 116 khu vực đã được cấp phép khai thác khoáng sản (không kể tới các khu vực khai thác than). Ngành Công nghiệp khai thác khoáng sản của tỉnh đã hình thành và phát triển thành trung tâm công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng của cả nước. Ngoài khai thác than và sản xuất xi măng, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quan tâm và phát triển. Các sản phẩm đất sét nung với nguyên liệu sét từ các mỏ Giếng Đáy, Kim Sen, Tràng An, Bình Dương... đã tạo sản phẩm gạch, ngói, sản phẩm ốp lát có thương hiệu trong nước và quốc tế như Viglacera Hạ Long, Gốm Đất Việt, Gốm Hoàng Hà...

Bên cạnh đó, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên đá xây dựng phong phú, năng lực sản xuất và tiêu thụ đá xây dựng của tỉnh ngày càng tăng. Tính đến nay, tổng diện tích mỏ đá đã được cấp phép gần 600ha, tổng trữ lượng được cấp phép 104,308 triệu m3. Tổng công suất được cấp phép hàng năm khoảng 4 triệu m3. Khai thác đá xây dựng cơ bản đáp ứng nhu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Trong những năm qua, ngành Công nghiệp khai khoáng đã đóng góp tỷ lệ lớn (40%) trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và của cả nước. Tiêu biểu là ngành than đã cung ứng đầy đủ và kịp thời nguyên liệu cho ngành điện, Xi măng, Hoá chất, Giấy và phục vụ xuất khẩu.

b.Công nghiệp chế biến

Với lợi thế bờ biển dài 250 km, 43.093 ha rừng ngập mặn, trong đó có trên 26.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản; gần 9.000 ha bãi cao triều và

trên cao triều phát triển nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh; trên 21.000 ha diện tích bãi nuôi phân bố dọc theo bờ biển từ thị xã Quảng Yên đến TP Móng Cái, đây là cơ sở cần thiết cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh phát triển. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30.000 ngư dân hoạt động nghề cá; 14 trại sản xuất giống, trong đó có 9 trại sản xuất tôm giống, 5 trại sản xuất giống nhuyễn thể. Hầu hết các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế đã được đưa vào nuôi trồng ngày càng nhiều, mùa vụ nuôi cũng đã có sự thay đổi tích cực như: Tu hài; hàu Thái Bình Dương; trai cấy ngọc; tôm… Trung bình hàng năm sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh đạt gần 70.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,6 triệu USD.

Một trong những vùng trọng điểm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản là huyện đảo Vân Đồn. Với việc xác định, phát triển nghề thuỷ sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trong những năm qua, huyện Vân Đồn đã tập trung vào các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng phát triển khai thác, đánh bắt cá tuyến khơi, mở rộng diện tích nuôi trồng các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao, tăng cường đầu tư về số lượng và chất lượng tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt theo chương trình đánh bắt xa bờ. Mặt khác, không ngừng hiện đại hoá trang thiết bị nghề cá và kỹ thuật sơ chế sản phẩm cho lực lượng đánh bắt xa bờ. Nếu như năm 2002, toàn huyện chỉ có 837 phương tiện đánh bắt với tổng công suất là 27.220 CV thì đến nay đã lên tới khoảng trên 1.000 phương tiện hoạt động trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản. Vì vậy, sản lượng khai thác thuỷ sản năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Vân Đồn đạt 14.250 tấn, tăng 14% so với năm 2008 (12.500 tấn). Tổng giá trị ngành thuỷ sản của huyện năm 2009 ước đạt 342 tỷ đồng, thì năm 2010 tổng sản lượng khai thác thuỷ sản đạt khoảng trên 20.000 tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009.

Ngoài huyện Vân Đồn, thị xã Quảng Yên cũng là một trong những địa phương phát triển mạnh đối với lĩnh vực này. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp thị xã, trên địa bàn huyện hiện có 7.218 ha nuôi trồng thuỷ sản, trong đó nuôi nước mặn, nước lợ 6.333 ha, nuôi nước ngọt 885 ha. Phương pháp nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2010 toàn thị xã đạt gần 16.500 tấn, đạt 103% kế hoạch và bằng 106,2% cùng kỳ.

Từ nguồn nguyên liệu dồi dào đã tạo đà cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có gần 1.000 cơ sở chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thu hút khoảng 25.000 lao động. Trong đó, với trên gần 1.000 cơ sở chế biến thuỷ sản lớn nhỏ, có 5 nhà máy đông lạnh công suất 118.674 tấn; trên 100 cơ sở chế biến nước mắm… Trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị công nghiệp chế biến thuỷ sản tăng trưởng bình quân 11,73%, chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tuy nhiên, theo các ngành hữu quan, công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh vẫn dừng ở một trình độ nhất định và sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn nguyên liệu của địa phương. Xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng chậm; sản phẩm chủ yếu xuất ở dạng thô; nhiều sản phẩm làm ra giá thành còn cao, sức cạnh tranh thấp; các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản chưa phát triển... Những tồn tại nêu trên có nguyên nhân khách quan như thị trường tiêu thụ nông thuỷ sản thế giới biến động do khủng khoảng và suy thoái kinh tế. Công tác đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, chợ đầu mối thuỷ sản của địa phương không đạt kế hoạch đề ra. Một số khó khăn của doanh nghiệp như vấn đề xử lý môi trường, nhà ở công nhân, đào tạo nghề cho người lao động giải quyết chậm; vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu còn hạn chế...

- Công nghiệp khai thác than đá ở 3 vùng than Hòn gai (thành phố Hạ Long) - than Cẩm phả (thành phố Cẩm Phả) - than Uông Bí, Đông triều (thành phố Uông Bí và huyện Đông Triều).

- Đóng mới và sửa chữa tàu biển: Công ty TNHH 1 TV đóng tàu Hạ Long (tên gọi cũ là Nhà máy đóng tàu Hạ Long).

- Chế tạo thiết bị cơ khí chính xác cao; thiết bị nâng hạ có qui mô lớn nhất Đông Nam Á.

- Sản xuất Xi măng: tập trung các nhà máy tại Cẩm Phả, Hoành Bồ và Uông Bí.

- Khai thác, chế biến nước khoáng thiên nhiên: Công ty TNHH nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh (sản phẩm là nước khoáng Quang Hanh và nước khoáng Suối mơ).

- Ngành công nghiệp chế biến thủy sản: Công ty cổ phần XNK Thủy sản Quảng Ninh (thành phố Hạ Long) và Công ty cổ phần XK Thủy sản 2 (thị xã Quảng Yên).

- Nhà máy chế biến Bia: Công ty cổ phần Bia & nước giải khát Quảng Ninh (Địa chỉ: 130 Lê Lợi - Yết Kiêu - Hạ Long - Quảng Ninh).

- Về may mặc: có Công ty cổ phần may Quảng Ninh (địa chỉ TP Hạ Long). - Gia giầy: có Công ty TNHH Sao Vàng tại TP Uông Bí.

- Sản xuất nghề truyền thống: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Bình Liêu (sản xuất miến dong).

c. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước

Sản xuất điện tỉnh Quảng Ninh hiện nay tập trung vào Nhà máy nhiệt điện Uông Bí; Cẩm phả và 2 dự án nhiệt điện Mông Dương 1 và 2. Năm 2013, Tổng Công ty phát điện I chính thức ra đời và đi vào hoạt động, với quy mô bao gồm 9 đơn vị hoạch toán phụ thuộc; 1 đơn vị công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn và 4 công ty liên kết công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn. Trong đó Nhà máy điện Uông Bí (tiền thân là Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí) trở thành Công ty mẹ. Vốn là đơn vị sản xuất nhiệt điện có truyền thống sáng tạo

và phát triển, khi ở vị trí mới, Nhà máy điện Uông Bí vẫn phát huy tối đa các ưu thế của mình, tiếp tục lớn mạnh và sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Chỉ tính quý II-2013 vừa qua, khi dự án nhiệt điện Uông Bí mở rộng 2 có công suất 330MW đã chính thức phát điện, 2 tổ máy còn lại, 110MW và 300MW không xảy ra sự cố lớn, đưa tổng công suất của Nhà máy điện Uông Bí lên trên 740MW, chiếm trên 4,5% công suất phát điện toàn hệ thống điện cả nước. Thực tế, Nhà máy điện Uông Bí đã vận hành an toàn ổn định và có hiệu quả các tổ máy phát điện, đáp ứng được yêu cầu huy động công suất của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Đặc biệt, chu kỳ vận hành của các tổ máy kéo dài, nhất là nhà máy 300MW đạt chu kỳ 82 ngày, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ đó, tính đến hết tháng 11-2013 Nhà máy đã phát đạt gần 2,2 tỷ kWh, đạt doanh thu gần 386 tỷ đồng, hoàn thành sản lượng điện của cả năm 2013 (riêng tháng 11, Nhà máy phát gần 250 triệu kWh, đạt 150% kế hoạch). Dự kiến, năm 2013 tổng sản lượng điện của nhà máy phát ra đạt trên 2,83 tỷ kWh, chiếm khoảng 20% sản lượng điện của Tổng Công ty hiện nay, khoảng 17,5% tổng công suất nguồn phát đang vận hành trong Tổng Công ty. Thực tế thời gian qua Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh, một đơn vị hoạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty phát điện I gặp sự cố dẫn đến giảm sản lượng sản xuất. Thế nhưng nhờ sản lượng điện của Nhà máy điện Uông Bí phát ổn định, công suất lớn nên Tổng Công ty phát điện I vẫn đảm bảo lượng điện hoà lưới điện quốc gia, đáp ứng về nhu cầu năng lượng.

Ngày 15/9/2013, tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Công ty trách nhiệm hữu hạn công trình điện quốc tế Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã bàn giao Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 1 và 2 cho Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả-Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam. Đây là hai nhà máy điện đốt than, sử dụng công nghệ lò tầng sôi tuần hoàn, tiêu thụ hai loại than bùn sau tuyển của Nhà máy tuyển than Cửa Ông và than cám chất lượng thấp loại 6B. Tổng công suất của cả hai nhà máy đạt 680 MW với tổng mức đầu tư là 10.635 tỷ đồng. Đến nay, sau hơn một năm đưa vào sử dụng, cả

hai nhà máy nhiệt điện 1 và 2 đã đi vào hoạt động ổn định, hòa vào lưới điện quốc gia và đã phát được hơn 4 tỷ kWh điện, đạt hơn 90% công suất thiết kế.Năm 2014, Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả phấn đấu sản xuất 3 tỷ 720 triệu kWh điện.

3.2.2.2. Phát triển khu Công nghiệp, cụm Công nghiệp a) Khu Công nghiệp tập trung

Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phát triển đến năm 2020, trong đó có 4 KCN đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và đã cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư (Cái Lân, Việt Hưng, Hải Yên, Đông Mai); 3 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và tiến hành các thủ tục đầu tư (KCN và dịch vụ Hoành Bồ, KCN - Cảng biển Hải Hà và KCN Phương Nam); 4 KCN còn lại đang thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư. Tính đến thời điểm này, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút 70 dự án của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, trong đó có 25 dự án có vốn FDI và 45 dự án có vốn đầu tư trong nước. Trong tổng số 70 dự án thì đã có tới 54 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 700 triệu USD và trên 7.800 tỷ đồng.

Để thu hút được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư tại Quảng Ninh, tỉnh chủ trương xây dựng KCN Việt Hưng (TP Hạ Long) trở thành KCN chuyên sâu dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Các nhà đầu tư mong muốn được hỗ trợ từ phía các cấp lãnh đạo tỉnh cũng như chủ đầu tư hạ tầng KCN để hợp tác đầu tư tại KCN Việt Hưng.

Bên cạnh đó, Khu công nghiệp Đông Mai (TX Quảng Yên) là KCN được xác định sẽ thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, thân thiện môi

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 65)