Chỉ tiêu xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Chỉ tiêu xã hội

3.3.2.1.Thu nhập bình quân đầu người

Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người luôn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá tác động của đầu tư trong việc phát triển KT-XH. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân tăng từ 6,51 triệu đồng/ người năm 2007 lên 16,66 triệu đồng/ người vào năm 2012.Mặc dù nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng và hậu khủng hoảng nhưng thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh vẫn tăng.Đây là một tín hiệu tích cực có lí do xuất phát từ chính chính sách đầu tư cũng như đường lối phát triển đúng đắn của tỉnh trong đó có đầu tư từ nguồn vốn NSNN cho ngành Công nghiệp.

Bảng 3.6: Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009-2013

Năm Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

TNBQ/người trên địa

bàn tỉnh Triệu đồng 20,23 21,44 23,59 26,18 29,76 TNBQ /người gia tăng Triệu đồng 1,12 2,15 2,59 3,58 Vốn đầu tư từ ngân

sách nhà nước cho ngành Công nghiệp

Tỷ đồng 1578 1495 2139 2238 2226 Chỉ tiêu TNBQ đầu

người trên địa bàn tỉnh gia tăng trên một đồng vốn đầu tư

Triệu đồng/Nghì

n tỷ đồng

0,75 1,0 1,16 1,6

(Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh)

Chỉ tiêu TNBQ đầu người trên địa bàn tỉnh gia tăng trên một đồng vốn đầu tư so với mức chung của cả nước là tương đối cao và có xu hướng tăng qua các năm. Quảng Ninh là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người vào mức cao. Để có kết quả trên cũng phải nhờ chính sách đầu tư đúng mức cho phát triển ngành Công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao mức TNBQ

của người dân.Qua thống kê trên cho thấy, trung bình cứ 1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư cho ngành Công nghiệp làm thu nhập bình quân/ người tăng thêm 750 nghìn đồng vào năm 2007 và con số này của năm 2012 là 1160 nghìn đồng và tăng lên đến năm 2013 là 1600 nghìn đồng. Điều này cho thấy phần nào hiệu quả của đầu tư cho ngành Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2009-2013.

3.3.2.2.Tỷ lệ lao động có việc làm mới trong ngành Công nghiệp

Trong đánh giá hiệu quả tác động của vốn đầu tư thì chỉ tiếu số việc làm mới tăng thêm hằng năm là một chỉ tiêu luôn được xem xét và quan tâm hàng đâu. Tạo việc làm góp phần gián tiếp cho việc nâng cao cuộc sống người đân, ổn định kinh tế và giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương. Nó là nhân tố có tính chất bền vững cho sự phát triển.

Trong đánh giá hiệu quả vốn đầu tư thì chỉ tiêu số việc làm mới tạo ra trên một đồng vốn đầu tư là môt chỉ tiêu quan trọng và được sử dụng nhiều cho các báo cáo đánh giá kết quả hoạt động đầu tư cho các địa phương cũng như của cả nước.

Bảng 3.7. Bảng về số việc làm mới tạo ra cho ngành Công nghiệp trên một đồng vốn NSNN đầu tƣ cho ngành Công nghiệp

ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Số việc làm mới tạo ra cho ngành Công nghiệp Số việc làm 147760 150588 153500 161250 164750 Vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho ngành Công nghiệp Tỷ đồng 1578 1495 2139 2238 2226 Số việc làm mới tạo ra cho ngành Công nghiệp trên một đồng vốn NSNN đầu tư cho ngành CN Số việc làm/tỷ đồng 93,6 100,7 71,8 72,0 74,0

Chỉ tiêu này ở Quảng Ninh luôn ở mức cao. Trung bình cứ 1 tỷ đồng vốn đầu tư cho ngành Công nghiệp bằng vốn NSNN tạo thêm 93,6 việc làm mới trong năm 2009 và đến năm 2012 con số này là 74 việc làm mới trên 1 tỷ đồng vốn đầu tư. Mặc dù đang trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế nhưng nhờ chính sách đầu tư đúng đắn và hợp lý từ nguồn vốn NSNN cho ngành Công nghiệp đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết phần nào vấn đề thất nghiệp của tỉnh trong thời gian qua.

3.3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhờ chính sách đầu tư đúng đắn của tỉnh mà cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 15,5% năm 2009 xuống còn 10,8%; tỷ trọng ngành Công nghiệp-xây dựng tăng từ 39,30% lên 43,70%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 44,6% lên 45,7% năm 2013.

Bảng 3.8. Cơ cấu đóng góp vào GDP theo nhóm ngành

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ % Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ % Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ % Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ % Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ % Nông, lâm, thủy sản 723 6,1 732 5,5 762 5,1 826,6 5,2 866 5,0 Công nghiệp - Xây dựng 6350 53,6 7115 53,4 8032 53,8 8210 51,4 8682 50,6 Dịch vụ 4780 40.3 5467 41,1 6126 41,1 6937 43,4 7618 44,4 Tổng 100 100 100 100 100

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu đóng góp vào GDP theo nhóm ngành

(Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh)

Nhìn vào Biểu đồ ta thấy, mức độ đóng goáp vào GDP của các ngành đều tăng qua các năm, tuy nhiên cơ cấu đóng góp có sự thay đổi. Xét về mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP, trong thời kỳ 2009-2013, khu vực Công nghiệp - xây dựng đóng góp nhiều nhất 50,6%, tiếp đó là khu vực dịch vụ đóng góp 44,4%, khu vực nông - lâm - ngư (5,0%). Nhóm ngành Nông, lâm, thủy sản năm 2009 đóng góp 6,1% vào GDP nhưng có xu hướng giảm qua các năm và đến năm 2013 thì chỉ còn 5%. Nho9ms ngàng Công nghiệp- Xây dựng có giá trị đóng góp vào GDP là lớn nhất, trên 50% nhưng cũng đang có xu hướng giảm xuống, thay vào đó là sự tăng lên của nhóm ngành dịch vụ. Năm 2009, nhóm ngành dịch vụ đóng góp vào GDP là 40,3% và đến năm 2013 thì mức đóng góp này tăng lên 44,4 %. Điều này hoàn hoàn phù hợp với phương hướng phát triển của tỉnh Quảng Ninh hướng tới việc trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế lấy ngành dihcj vụ và Công nghiệp làm trọng yếu,

723 732 762 826.6 866 6350 7115 8032 8210 8682 4780 5467 6126 6937 7618 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2009 2010 2011 2012 2013 Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ

trong đó, không ngừng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ hơn với tiềm năng và lợi thế của tỉnh nhà.

Trong giai đoạn tới, ngành công nghiệp Quảng Ninh đang nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm dần các lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường và ưu tiên phát triển các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và chất xám cao. Trong năm 2012 và những năm tiếp theo, tỉnh kêu gọi đầu tư phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, sinh học, hóa chất từng bước hình thành sản phẩm công nghiệp mũi nhọn, trở thành các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu lại nền công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Tăng cường đào tạo nghề cho lao động, nhất là lao động kỹ thuật cao. Phấn đấu hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thông hiểu pháp luật. Xây dựng đội ngũ người lao động có tác phong công nghiệp, gắn bó với nghề, với doanh nghiệp. Cơ cấu lại nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, có khả năng tham gia sâu vào các dây chuyền sản xuất và mạng lưới phân phối toàn cầu.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh tập trung kêu gọi đầu tư theo định hướng ưu tiên các dự án kỹ thuật cao, các dự án thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, đồng thời tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; tập trung đầu tư hình thành khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học, các khu công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp. Ðẩy mạnh thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiêp, cụm công nghiệp đã có, xây dựng thêm các KCN, CCN mới theo quy hoạch đã được phê duyệt để thu hút đầu tư và giảm bớt mật độ tập trung khu công

nghiệp chung quanh TP Hạ Long và vùng phụ cận. Xây dựng một số khu vườn ươm công nghiệp công nghệ cao, tiến tới phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Xây dựng hạ tầng các KCN, CCN đồng bộ giữa trong và ngoài hàng rào, gắn phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung với phát triển các khu dịch vụ, đô thị để bảo đảm điều kiện sinh hoạt ăn ở và đi lại cho công nhân. Tập trung phát triển các KCN, CCN có kết cấu hạ tầng hiện đại, xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành như: Khu, cụm công nghiệp đóng tàu; khu, cụm công nghiệp sản xuất ô-tô, khu, cụm công nghiệp điện tử; khu, cụm công nghiệp hỗ trợ; khu, cụm công nghiệp dệt - may; khu, cụm công nghiệp chế biến thực phẩm.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)