Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm của Singapore

Năm 1965, Singapore tách khỏi Malaysia trở thành một quốc gia độc lập. Trước đó Singapore đã có một số kinh nghiệm về một số ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, tuy thời gian không dài lắm nhưng đủ để làm nền tảng cho chính sách công nghiệp hướng về xuất khẩu với tư bản nước ngoài sau năm 1965 vì Singapore sớm nhận biết khả năng nhỏ bé của mình.

Trong giai đoạn sơ khởi này Singapore cũng rất thiếu tư bản, kinh nghiệm quản lý kinh tế và kỹ thuật nên chính phủ nói chung và nguồn vốn NSNN nói riêng đóng vai trò chủ động xây dựng nền công nghiệp mới. Từ 1966 - 1973, nhờ tình hình chính trị trong nước ổn định và thị trường thế giới thuận lợi, thu hút thêm nhiều đầu tư từ nước ngoài, Singapore có tỷ xuất cao tăng trưởng cao trên 10%. Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng dầu hoả lần thứ nhất, Singapore bắt đầu nhận thức phải tăng cường khả năng trên thị trường thế giới, cải cách cơ cấu công nghiệp, chuyển hướng vào các hoạt động dịch vụ mậu dịch, tài chính - ngân hàng, viễn thông. Ngoài ra để đối ứng với khuynh hướng bảo hộ mậu dịch giảm nhập khẩu của các thị trường Âu Mỹ, Singapore đã thực hiện một chương trình cải cách vào năm 1979 mang tên "Cách mạng công nghiệp lần thứ nhì" ("Second Labour intensive Production").

Năm 1980, chính phủ hoàn tất kế hoạch hướng dẫn phát triển (Development Indicative Plan) trong thập niên 1980, xác nhận năm ngành chủ lực của Singapore là mậu dịch, du lịch, giao thông, thông tin và viễn thông, dịch vụ trí tuệ (brain services) bao gồm các ngành máy điện toán (computer), kiến trúc xây dựng, công nghệ mới, tài chính tín dụng, y khoa và các dịch vụ tư vấn v.v…Để thực hiện chiến lược này, Singapore áp dụng ba chính sách cải tổ cơ cấu:

Chính sách cải cách hệ thống lương bổng trong ba năm nhằm khuyến khích nâng cao phẩm chất thị trường lao động trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào lực lượng lao động nước ngoài (chiếm 11% trên toàn bộ lực lượng lao động trong năm 1980).

Chính sách cải cách thuế má nhằm điều chỉnh, bãi bỏ các sắc thuế đã lỗi thời và đưa ra những thuế mới làm đòn bẩy phát triển đầu tư, nâng cấp các ngành công nghiệp, áp dụng kỹ thuật mới, khuyến khích ngành công nghiệp trí tuệ (Knowledge intensive industries), đặc biệt giảm thuế và phụ cấp đặc biệt cho các hoạt động đào tạo huấn luyện và miễn thuế trong 10 năm cho các ngành đầu tư nhiều trang thiết bị kỹ thuật mới cũng như hỗ trợ tài chính cho

các kế hoạch, chương trình được chính phủ thông qua. Chính sách này ban đầu ưu tiên đối với các ngành sản xuất công nghiệp nhưng từ năm 1984 cũng áp dụng cho các ngành phi sản xuất công nghiệp.

Chính sách mở rộng đầu tư của chính phủ vào các ngành giáo dục và đào tạo. Từ năm 1980, Singapore đã tăng gấp đôi số học sinh ghi danh tại cấp 3 trung học. Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển đào tạo năng khiếu, tay nghề (Skill Development Fund), khuyến khích các công ty để dành 2% quỹ lương cho công tác giáo dục, huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề.

Ngoài những chính sách cải cách cơ cấu công nghiệp, chính phủ còn cải tổ các quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong nước và cải tổ hệ thống chính trị, xã hội. Trong quan hệ công nghiệp, chính phủ khuyến khích sự đàm phán lương bổng trực tiếp giữa hai bên chủ và người lao động. Trong lĩnh vực chính trị, chuẩn bị cho một thế hệ trẻ hơn thay thế và nắm vai trò lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực chủ yếu.

Sau những cải cách này, nền công nghiệp Singapore chuyển dần vào lĩnh vực công nghiệp được trang bị cao hơn mang lại nhiều giá trị thặng dư. Tuy nhiên đến giữa năm 1980 Singapore bắt đầu đương đầu với nhiều vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hướng đến triển vọng phát triển của cả nước, đặc biệt là Indonesia giảm hẳn số lượng dầu thô đem sang tinh chế tại Singapore và sự giảm thoái trong các ngành đóng, sửa chửa tàu biển v.v.. Trước tình hình này, chính phủ bắt buộc phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển, mục tiêu tỷ suất tăng trưởng kinh tế chỉ còn 5% thay vì 8%, và động lực phát triển kinh tế của Singapore là "trên cơ sở bộ môn kinh tế tư nhân chứ không phải kinh tế chính phủ quốc doanh". Chính phủ thực hiện kế hoạch tạo điều kiện tham gia rộng rãi của những xí nghiệp quốc doanh mà chính phủ nhận thấy vai trò của mình không cần thiết.

Trái với nhận định chiến lược vào đầu năm 1980, hiện nay Singapore đã kết luận rằng hướng phát triển chiến lược của nước này vào những năm cuối thế kỷ 20 này nằm trong lĩnh vực của các ngành du lịch cao cấp, bao

gồm các ngành tài chính - ngân hàng - tiền tệ, dịch vụ tư vấn kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là dịch vụ thiết kế chương trình phần mềm (soft ware) cho computer, và các ngành xây dựng và sản xuất công nghiệp của Singapore. Cơ sở của kết luận này là tổng doanh số mậu dịch thế giới của ngành dịch vụ phát triển gấp đôi so với mậu dịch hàng hóa.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)