Các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của NSNN đối với phát triển

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò của NSNN đối với phát triển

Công nghiệp

1.2.3.1.Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng

Tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư SXKD phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH trong từng thời kỳ nhất định để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn do Nhà nước quản lý, chống thất thoát, lăng phí, bảo đảm dự án được xây dựng đúng qui định, mỹ quan, bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý. Tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự đầu tư đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN. Vốn tín d

, nhằm sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Chất lượng của công tác quản lý đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện cho việc tiết kiệm hay thất thoát, lăng phí vốn đầu tư, cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng hay giảm về mặt khối lượng và mang lại nhiều hay ít các lợi KT-XH khi khai thác sử dụng các kết quả đầu tư này. Chính do những thiếu sót trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng đă làm cho vốn đầu tư bị thất thoát lăng phí. Một số đối tượng đầu tư hoàn thành mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn về lợi ích KT-XH chính là những nguyên nhân làm cho vốn đầu tư sử dụng kém hiệu quả.

1.2.3.2.Công tác kế hoạch

Công tác quy hoạch và kế hoạch hoạt động đầu tư (gọi tắt là kế hoạch hóa đầu tư), vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư. Để

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn thì công tác qui hoạch kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế. Mục đích đầu tư cuối cùng của hoạt động đầu tư nông nghiệp, nông thôn là tạo ra sự phát triển nhanh và vững chắc cho nông nghiệp, nông thôn là tiền đề cho sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, nhu cầu của nền kinh tế và xuất phát điểm cho việc lập qui hoạch và công tác kế hoạch hóa, và phải dựa vào định hướng lâu dài của nhà nước, phù hợp với qui địnhcủa pháp luật. Kế hoạch đầu tư phải dựa trên khả năng huy động của nguồn lực trong và ngoài nước đảm bảo tính vững chắc và có mục tiêu rõ rệt. Công tác qui hoạch và kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và tính liên tục. Có như thế thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nông ng

thất thoát vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.

1.2.3.3. Đặc trưng của đầu tư cho Công nghiệp

Công nghiệp là một ngành kinh tế đặc thù với những đặc điểm riêng biệt, vì vậy mà đầu tư trong Công nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng, không giống bất cứ một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế. Một đặc trưng nổi rõ của đầu tư trong Công nghiệp đó là nó đỏi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn, có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các ngành , lĩnh vực khác. Do vậy mà khi đầu tư , đỏi hỏi các nhà đầu tư phải có những chính sách biện pháp huy động đủ vốn và kịp tiến độ. Để thúc đẩy ngành Công nghiệp phát triển thì đòi hỏi chính phủ mỗi nước phải có những chính sách khuyến khích , hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư và bản thân nhà nước phải bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.

1.2.3.4. Các chính sách kinh tế

Các chính sách kinh tế là nhóm nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Các chính sách này gồm chính sách định hướng phát triển kinh tế như: chính sách Công nghiệp, chính sách dịch vụ thương mại, chính sách đầu tư v.v.. Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, vi mô như: chính sách tài khoá (chủ yếu là chính sách thuế và chính sách chi tiêu của chính phủ), chính sách tiền tệ (công cụ là chính sách lăi suất và mức cung tiền), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách khấu hao v.v..

Chính sách kinh tế góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử dụng có

động làm tăng hoặc giảm thất thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu quả.

, các chính sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu cực. Tức là làm cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả có hiệu quả cao hay thấp.

nghiệp Công nghiệp hoá sẽ thắng lợi, vốn đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cao.

nhiều trở ngại, làm cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.

1.2.3.5. Nguồn nhân lực, trình độ Khoa học-Kỹ thuật

Công nghiệp là ngành có ảnh hưởng sâu sắc từ kết quả của tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật (KH-KT). HIện nay KH-KT ngày càng phát triển,việc ứng

dụng các tiến bộ của nó vào công tác đầu tư cho ngành Công nghiệp được xem là điều kiện cần thiết và bắt buộc ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư và chất lượng phát triển của ngành Công nghiệp. Bên cạnh KH-KT thì nguồn nhân lực cũng là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả đầu tư cho ngành Công nghiệp. Đặc thù của ngành Công nghiệp là cần số lượng lao động lớn, cũng như trình độ cao nhưng với điều kiện hiện tại khi KH-KT đang ngày càng phát triển với tốc độ cao thì đội ngũ nhân lực cho ngành Công nghiệp có trình độ cao và sẵn sang đột phá là một điều kiện đặt ra cho công tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp. Đây là 2 nhân tố gián tiếp tác động đến hiệu quả của hoạt động đầu tư cho cho ngành Công nghiệp

1.2.3.6. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng

Công tác này không chỉ ở một địa phương riêng lẻ, mà nó được phần cấp từ trung ương đến địa phương. Hệ thống quản lý có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và kết quả của các dự án đầu tư cũng như công cuộc đầu tư nói chung.

Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư SXKD phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH của đất nước, của vùng, của địa phương trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao vật chất đời sống tinh thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý, chống thất thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trưưòng sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng.

Việc tổ chức quản lý chặt chẽ theo đúng trình tự xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng do các Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà

nước. Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước phải được phân cấp rõ ràng, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng nhằm sử dụng có hiệu qủa vốn đầu tư.

1.2.3.7. Chiến lược công nghiệp hoá

Đầu tư là cái đầu tiên và là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển đất nước, muốn đất nước phát triển thì chúng ta phải tiến hành các công cuộc đầu tư. Công nghiệp hoá được coi là cái khởi đầu cho thời kỳ quá độ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên nền sản xuất lớn, hiện đại. Vì vậy, chiến lược công nghiệp hoá sẽ ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế khác. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá đúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược, các chính sách đúng đắn. Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng lâu bền, tạo nhiều việc làm, ổn định giá cả, đảm bảo nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư và thiết lập một xã hội cộng đồng văn minh, biểu hiện của việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.

Các chiến lược công nghiệp hoá từ trước tới nay đã được các nhà kinh tế tổng kết thành 4 mô hình: công nghiệp hoá, hình thành trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Thực tế đã chứng minh, quốc gia nào lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn thì sự công nghiệp hoá sẽ thành công, vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả, đẫn chứng như Hàn Quốc, Singapo, Nhật bản, Đài Loan... Các nước công nghiệp hoá mới là những nước đã thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá theo mô hình "công nghiệp hoá theo hướng thay thế nhập khẩu" của mình. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước chúng ta cần phải học hỏi các nước đi trước để vận dụng cho quá trình phát triển kinh tế của mình.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 33)