Định hướng phát triển ngành Công nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 92)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Định hướng phát triển ngành Công nghiệp

4.1.2.1. Định hướng phát triển Công Nghiêp chung của cả nước a.Mục tiêu

+ Mục tiêu chung:

- Phát triển một số ngành Công nghiệp phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản phẩm Công nghiệp và sản phẩm ứng dụng Công nghiệp đạt khoảng 45% trong tổng GDP với tỷ lệ sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% giá trị sản phẩm.

-Sản xuất được trong nước một số sản phẩm Công nghiệp có khả năng cạnh tranh; đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sản phẩm Công nghiệp thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước đồng thời đạt giá trị xuất khẩu khoảng 25% giá trị sản lượng.

+ Mục tiêu cụ thể:

- Ứng dụng công nghệ vào các ngành Công nghiệp sản xuất sản phẩm Công nghiệp để đến năm 2015 giá trị sản xuất Công nghiệp và sản phẩm ứng dụng công nghệ đạt khoảng 35% trong tổng GDP.

- Trên cơ sở các công nghệ cao được nhập khẩu và các công nghệ cao được nghiên cứu tạo ra ở trong nước, phát triển khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm Công nghiệp công nghệ cao.

- Hình thành và phát triển một số ngành Công nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ cao: công nghệ thông tin - truyền thông; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu; công nghệ tự động hóa.

b. Nội dung

1) Đầu tư mới hoặc đầu tư bổ sung để nâng cấp công nghệ và thiết bị các nhà máy sản xuất sản phẩm Công nghiệp. Phát triển sản xuất sản phẩm Công nghiệp thuộc các lĩnh vực phát triển như sau:

- Trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông: Công nghiệp sản xuất, chế tạo pin, ắc quy có hiệu năng cao cho các thiết bị thông tin và truyền thông; hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), hệ thống nano cơ điện tử (NEMS) và thiết bị sử dụng hệ thống vi cơ điện tử, hệ thống nano cơ điện tử; màn hình độ phân giải cao …

- Trong lĩnh vực công nghệ sinh học: Ứng dụng công nghệ sinh học trong Công nghiệp chế biến, trong sản xuất nhiên liệu sinh học, trong ngành hóa dược; sản xuất các protein, enzym tái tổ hợp sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, Công nghiệp và xử lý môi trường; vắc xin ADN tái tổ hợp; vắc xin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản; nhiên liệu sinh học được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ tảo, phế phẩm nông nghiệp, chất thải …

- Trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới: Nghiên cứu và sản xuất vật liệu nano cho Công nghiệp, nông nghiệp, y tế, sinh học và môi trường; nano compozit cho một số ngành Công nghiệp; nhựa kỹ thuật có độ bền kéo và mô đun đàn hồi cao, bánh răng, hộp giảm tốc bằng nhựa kỹ thuật; thép hợp kim không gỉ, hợp kim bền nóng, chịu mài mòn, chịu ăn mòn và hợp kim đặc biệt dùng cho Công nghiệp, ngành điện, đóng tàu, khí tài quân sự …

- Trong lĩnh vực công nghệ tự động hóa: Nghiên cứu và chế tạo hệ thống thiết bị đo lường, các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho các hệ thống thiết bị đồng bộ; robot Công nghiệp chuỗi hở; robot song song có 3 bậc tự do trở lên; bộ điều khiển số CNC cho máy công cụ và gia công chế tạo; chip chuyên dụng cho các cơ cấu đo lường, chấp hành và bộ điều khiển; cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh; thiết bị y tế kỹ thuật số như máy X quang, máy siêu âm, thiết bị laser y tế, động cơ, máy khoan dùng cho nha khoa; thiết bị và trạm phát điện dùng năng lượng gió, mặt trời, thủy triều; động cơ đốt ngoài Stirling.

2) Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghệ để sản xuất sản phẩm Công nghiệp trên cơ sở tiếp nhận và chuyển giao các kết quả nghiên cứu công nghệ từ các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước hoặc nhập khẩu và ứng dụng vào sản xuất một số sản phẩm Công nghiệp có nhu cầu thiết yếu, có tiềm năng thị trường hoặc có khả năng cạnh tranh.

3) Phát triển Công nghiệp hỗ trợ cho phát triển Công nghiệp công nghệ theo quy định tại Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành Công nghiệp hỗ trợ.

4) Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển các ngành Công nghiệp:

- Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt về khoa học và công nghệ đến năm 2020 có khoảng 500 cán bộ lãnh đạo có đủ khả năng triển khai các dự án phát triển Công nghiệp công nghệ; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho khoảng 10.000 chuyên gia, kỹ sư thuộc các lĩnh vực công nghệ cao khuyến khích phát triển;

- Đào tạo tại các trường đại học trong nước và ngoài nước cho các chuyên gia, kỹ sư trong các lĩnh vực công nghệ, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 20.000 chuyên gia, kỹ sư được đào tạo và làm việc trong các dự án phát triển Công nghiệp công nghệ.

4.1.2.2. Định hướng phát triển Công nghiệp của Tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai thác than, điện, vật liệu xây dựng, cơ khí mỏ, cơ khí đóng tàu, công nghiệp phục vụ du lịch... Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp quy mô nhỏ ở nông thôn và miền núi.Đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại; tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiêp, phát triển dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

Định hướng phát triển các khu,cụm công nghiệp: đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp hiện có; nghiên cứu thành lập một số khu, cụm công nghiệp gắn với khu kinh tế, khu du lịch như khu công nghiệp (KCN): Cái Lân, Việt Hưng, Đồng Mai, Hải Yên,Ninh Dương, Chạp Khê, Phương Nam, Tiên Yên, Kim Sen và KCN sạch thuộc khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, nghiên cứu thành lập một số khu công nghệ; cụm công nghiệp Đông Triều và một số cụm công nghiệp khác trên hành lang đường 18A.

Công nghiệp luyện kim: đầu tư xây dưng nhà máy chế tạo phôi, cán thép, thép tấm quy mô vừa để cung cấp nguyên liệu. Nghiên cứu đầu tư đồng bộ theo các bước đi thích hợp cho các cơ sở công nghiệp luyện kim. Thúc đẩy đầu tư cơ sở sản xuất thép ở khu vực Việt Hưng - Cái Lân.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xây dựng mới các nhà máy xi măng lò quay có công nghệ tiên tiến và hiện đại ở khu vực Hoành Bồ(tổng công xuất 4 triệu tấn/ năm, sau đó nâng lên 6 triệu tấn/ năm). Liên doanh cung cấp clinker cho các trạm nghiền clinker ở vùng Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng nhà máy bao bì xi măng. Mở rộng và xây dựng mới các trạm trộn bê tông

Đầu tư dây chuyền sản suất gạch không nung; nâng tỷ lệ gạch không nung trong cơ cấu vật liệu xây dựng lên 13% vào năm 2011 và 30% vào năm

2020. Xây dựng nhà máy gạch lát cerami, gạch tuynel, các cơ sở sản xuất đá ốp lát, ván ép.

Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

- Khai thác chế biến than: năm 2010,sản lượng than đạt 39-41 triệu tấn/năm; năm 2020 đạt 50 triệu tấn/ năm;

- Khai thác và chế biến các khoáng sản khác như: sét, cao lanh, cát đá...

Công nghiệp đóng tàu,cơ khí chế tạo: phát triển và hiện đại hoá nghành cơ khí mỏ, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền đến 50.000 tấn.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: tập trung phát triển các ngành dệt, da, may, gốm sứ, thuỷ tinh.

Công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống: ưu tiên đối mới thiết bị , công nghiệp; chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ đời sống nhân dân, xuất khẩu và du lịch.Đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hoa quả, thực phẩm và đồ uống.

Phát triển tiểu, thủ công nghiệp.

Phát triển các ngành công nghiệp khác: công nghiệp điện, sản xuất phân đạm, than sinh hoạt, liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô...

Các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư

Định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2012 đã xác định 18 dự án sẽ được ưu tiên nghiên cứu đầu tư thuộc ngành Công nghiệp xây dựng bao gồm”

Nhà máy gạch chịu lửa tại Hải Hà, Khu công nghiệp Việt Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Nhà máy gạch granit tại Hải Hà; thời gian thực hiện: 2010 - 2015. Khai thác và chế biến đá tấn mài tại Hải Hà; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Nhà máy sản xuất thuỷ tinh cao cấp tại Quảng Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Nhà máy sản xuất chế biến rau quả tại Đông Triều 2.160 tấn/năm; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Dây chuyền chế biến đồ ăn nóng giữa ca tại Khu công nghiệp Việt Hưng - Cái Lân, Hải Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

Dịch vụ vận tải hàng Container tại Hoành Bồ; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

Nhà máy thiết bị cấp nước, lọc nước tại Khu công nghiệp Việt Hưng, Đông Mai, Chạp Khê, Hải Yên; thời gian thực hiện: 2010 - 2015

Nhà máy sản xuất sơn tại Khu công nghiệp Chạp Khê; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Nhà máy sản xuất sản phẩm sau tùng hương tại Uông Bí; thời gian thực hiện: 2010-2020.

Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm tại các KCN; thời gian thực hiện: 2010- 2015.

Nhà máy sản xuất đèn chiếu sáng tại các KCN; thời gian thực hiện: 2011 - 2020.

Nhà máy sản xuất đèn chiếu sáng trang trí tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2011 - 2020.

Nhà máy sản xuất thiết bị và trang phục thể dục - thể thao tại các Khu công nghiệp; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

Nhà máy sản xuất túi sách - bao bì tại các KCN; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

Nhà máy chế biến than tiêu dùng chất lượng cao tại Khu công nghiệp Việt Hưng; thời gian thực hiện: 2010 - 2020.

Nhà máy sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ tổng hợp từ rác sinh hoạt tại Cẩm Phả; thời gian thực hiện: 2010 - 2015.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)