Nội dung vốn ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Nội dung vốn ngân sách Nhà nước

Ngân sách Nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "ngân sách Nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống KT-XH ở mọi quốc gia. Song khái niệm về ngân sách Nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách Nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế Nga quan niệm: ngân sách Nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia.

Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Quốc hội quyết định dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.

Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

Vốn ngân sách Nhà nước là nguồn vốn mà Nhà nước bỏ ra cho các công cuộc đầu tư. Chi cho các địa phương để tiến hành các hoạt động của mình trong đó có hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư phát triển nói riêng. Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong

kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các công trình thuộc kế hoạch Nhà nước.. Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho đầu tư bao gồm vốn đầu tư của Nhà nước cấp thông qua sở Tài chính, vốn ngân sách của Tỉnh. Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như: Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa phương (Xây dựng cơ bản tập trung, vốn chương trình quốc gia, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi...); Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn; Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản; Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại (bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, cấp quyền sử dụng đất, xổ số ... ).

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của nhà nước và các nguồn vốn nhà nước khác. Là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế những khu vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực như: Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường, sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, kênh mương, các công trình lợi ..., sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước..., các dự án điều tra cơ bản; Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH; đường giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xã hội, quản lý Nhà nước....

Đối với địa phương cấp huyện, thị xã thì nguồn vốn này là rất quan trọng, nhất là đối với những địa phương nghèo, nguồn thu cho ngân sách địa phương ít. Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, vốn ngân sách còn có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn khác còn tiềm tàng đặc biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất “vốn mồi”, vốn hỗ trợ một phần như: các quy hoạch cần thiết để nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển, chi để lập các dự án hoặc vốn ngân sách hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm, trường học, nhà trẻ ... phần còn lại cộng đồng dân cư tự đóng góp và quản lý sử dụng. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước đặc biệt trong việc tham gia của nhân dân vào các dự án dịch vụ và hạ tầng đô thị mới với các hình thức hợp vốn công - tư, tài trợ xen kẽ,...

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn ngân sách nhà nước cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)