8. Bố cục luận văn
3.3. Sự giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với Tôn Trung Sơn
chuẩn Phủ Tổng thống cũng có lưu học sinh ở Nhật Bản: Hoàng Hưng giữ chức Bộ trưởng lục quân, Vương Long Huệ giữ chức Bộ trưởng ngoại giao.
Như vậy, thông qua hoạt động tuyên truyền cách mạng của Tôn Trung Sơn đã tác động sâu sắc đến tư tưởng và hành động của Hoa kiều và lưu học sinh Nhật Bản. Cùng với quá trình tham gia trực tiếp các cuộc khởi nghĩa ở trong nước, tư tưởng cách mạng Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản được nâng cao, ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định. Trong suốt quá trình xây dựng sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của mình, Tôn Trung Sơn luôn ghi nhận công lao và thành tích to lớn của Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản.
3.3. Sự giúp đỡ của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với Tôn Trung Sơn Trung Sơn
Sau thất bại của khởi nghĩa Quảng Châu, Tôn Trung Sơn sang tị nạn ở Nhật Bản, ông cắt tóc ngắn, thay đổi trang phục, bắt đầu cuộc đời của một nhà cách mạng chuyên nghiệp.
Ngày 16 tháng 8 năm 1897 Tôn Trung Sơn đến Nhật Bản. Trong thời gian ở Nhật Bản, Tôn Trung Sơn đã được chính khách Nhật Bản tỏ ra rất quan tâm. Họ đã giúp đỡ Tôn Trung Sơn trong quá trình ông hoạt động tuyên truyền và xây dựng các tổ chức cách mạng tại đây.
Sau khi sang Nhật Bản Tôn Trung Sơn tìm gặp và nói chuyện với các chí sĩ cách mạng là Hirayamakata, Katonaga và Miyasaki Tarazô. Đây là những người hiểu khá nhiều về Tôn Trung Sơn, và đặc biệt họ cảm phục trước những việc Tôn Trung Sơn đã làm . Họ nghĩ rằng Tôn Trung Sơn có thể gánh vác công việc kêu gọi 400 triệu người dân đứng lên đấu tranh giành độc lập, nắm vững chính quyền, sự vĩ đại của nhân vật này thật là hùng hậu, là người có một không hai của Trung Quốc.
Hạ tuần tháng 8 năm 1897, Miyasaki Tarazô về đến Yakashi, không lâu sau nhờ Trần Thiếu Bạch giúp đỡ dẫn đến nơi Tôn Trung Sơn đang ở. Lúc này Trần Thiếu Bạch đã đi Đài Loan, Tôn Trung Sơn ra mở cửa. Lúc đó Tôn Trung Sơn đang mặc trên mình bộ đồ ngủ, với hình tượng này làm cho Miyasaki Tarazô cảm thấy thất vọng, nhưng khi họ nói chuyện, sự chặt chẽ về tư tưởng và thần sắc nói chuyện của ông đã chinh phục được Miyasaki Tarazô.
“Sau này Miyasaki Tarazô viết trong hồi ký “30 năm mộng hoa rơi”. Lúc đó ông đề nghị với Tôn Trung Sơn về tôn chỉ cách mạng, phương pháp thủ đoạn cách mạng, Tôn Trung Sơn nói: “Nguyên tắc chính trị của tôi là nhân quyền tự trị, do đó tinh thần chính trị là chủ nghĩa cộng hòa. Nhưng như vậy không thể ngồi chờ thời cơ. Cần phải làm cách mạng, tôi đảm nhiệm trách nhiệm của cách mạng. Triều đình nhà Thanh chấp chính 300 năm, lấy chính sách ngư dân người Hán để trị thế là hàng đầu. Chính phủ Mãn tìm mọi cách lung lạc vùi dập làm cho người dân chúng ta không có một chút sức phản kháng nào để đến ngày nay suy tàn đến như vậy, giang sơn béo tốt màu mỡ. ai cũng có thể chia cắt, chùa chiền thần linh bị chà đạp, từ lâu đất nước rơi vào cảnh bi thương không làm sao tránh được.
Ngày nay thế giới văn minh ngày càng tăng tiến, các nước đều tự chủ, độc lập, chỉ có dân tộc Hán ngày càng đi xuống, dẫn đến nguy vong. Lúc này, nếu không là động vật máu lạnh, an phận ngồi chịu tù như kẻ nô lệ suốt cuộc đời, là do không lường được sức mình, thừa cơ nổi loạn lật đổ nghịch triều lấy lại tự chủ, nhưng thời cơ chưa tới, phải chịu vấp ngã, để đến như bây giờ
[30; tr. 96-98].
Miyasaki Tarazô bị tư tưởng và tinh thần của Tôn Trung Sơn chinh phục, những lời nói của ông đơn giản mà thu hút lòng người, tinh thần trong sáng trong lời nói có cái khí tiết phong sương, nếu không nói đó là nhiệt tình
không thể dập tắt và luôn hướng thiện như những cánh hoa tỏa hương, đó thực sự là âm nhạc tự nhiên, âm luật của cách mạng. Qua lần gặp mặt này Miyasaki Tarazô hạ quyết tâm đi theo Tôn Trung Sơn phấn đấu cho sự thành công của cách mạng Trung Quốc.
Thông qua Miyasaki Tarazô, Tôn Trung Sơn làm quen với nhiều chí sỹ Nhật Bản, trong đó có lãnh tụ dân Đảng Nhật Bản Ofuke Hatasu, Ofuke Hatasu cũng đánh giá rất cao về Tôn Trung Sơn. Qua đánh giá của Ofuke Hatassu thì Tôn Trung Sơn là một người trung thực, không nói dối, nói luôn đi đôi với làm. Ông còn là ngọn cờ tư tưởng sâu sắc vào học thuyết của mình, đề nghị chủ nghĩa cộng hòa xây dựng bình đẳng. Điều đó không ai có thể làm dao động ông. Bao nhiều tiền vàng cũng không mua chuộc được ông. Với nhân cách vĩ đại đó có uy lực bao trùm vô số lòng người” [30; tr. 96- 98]. Vì vậy, Trung Sơn đã trở thành lãnh tụ của cách mạng Trung Quốc .
Sau khi thành lập Đồng Minh Hội kinh phí rất thiếu thốn, lúc đó Tôn Trung Sơn được chính phủ Nhật Bản tặng cho 5000 đồng tiền đi đường. Trong lúc khó khăn đó Tôn Trung Sơn và mọi người thương lượng quyết định nhận lấy số tiền này. Nhà buôn cổ phiếu Tôkyô ông Suzuki Kyugoro nghe được tin này đã tặng Tôn Trung Sơn 1 vạn đồng tỏ sự đồng tình với cách mạng Trung Quốc.
Với số tiền phía Nhật Bản tặng cho Tôn Trung Sơn, ông đã để lại 2000 đồng cho Dân báo - một tờ báo quan trọng tuyên truyền cho cách mạng, còn lại ông đưa đến Hà Nội, làm kinh phí tiến hành các cuộc khởi nghĩa cách mạng ở biên giới phía Nam.
Bên cạnh đó, Đồng Minh Hội ở Trung Quốc lúc này đã tương đối ổn định để khởi nghĩa vũ trang ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam… Ngày 4 tháng 3 năm 1907, Tôn Trung Sơn đã dẫn Hoàng Hưng, Hồ Hán Dân, Uông Tinh Vệ và 2 người Nhật Bản là Kayanô Nakahoru và
Ikekyôichi qua Hồng Kông, Singapore đến Hà Nội (An Nam) đặt cơ quan lãnh đạo cách mạng ở số 61 đường Gambetta (nay thuộc phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Chuyển đại bản doanh cách mạng Trung Quốc từ Tôkyô đến Đông Nam Á.
Trong quá trình khởi nghĩa Huệ Châu, Miyasaki cũng đã có giúp đỡ hữu ích cho Tôn Trung Sơn. Trước hết, ông đã gọi điện cho Bành Tây mượn một số vũ khí chuyển tới vùng duyên hải Huệ Châu, sau đó liên hệ với Tổng đốc Đài Loan Kodama đề nghị ông này hỗ trợ.
Trong khi cách mạng lần thứ hai chưa hoàn toàn thất bại, Tôn Trung Sơn tiếp tục sang Nhật Bản. Vừa tới nơi Tôn Trung Sơn bị Viên Thế Khải yêu cầu chính phủ Nhật Bản không cho phép Tôn Trung Sơn lên bờ. Tuy nhiên, Tôn Trung Sơn vẫn được Inukai Fudei- một nhà lãnh tụ Nhật Bản ủng hộ và giúp đỡ. Inukai Fudei đã nói với nội các Yamamoto Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản ngấm ngầm đồng ý cho Tôn Trung Sơn cư trú.
Như vậy, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các chí sĩ Nhật Bản có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn, góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại chính quyền Mãn Thanh.Vì sự nghiệp cách mạng Trung Quốc, cũng như để giúp đỡ Tôn Trung Sơn đã có không ít các các chí sĩ Nhật Bản phải hy sinh tính mạng của mình: Miyasaki vì hi vọng và mong muốn sự hợp tác giữa đảng Bảo hoàng và đảng Cách mạng, nên đã đi Singapo thuyết phục Khang Hữu Vi. Tuy nhiên, Miyasaki bị đảng Bảo hoàng ở Hồng Kông cho rằng ông đã nhận lệnh của Lý Hồng Chương đến ám sát Khang Hữu Vi. Cho nên Khang Hữu Vi đã báo cáo với quan chức Anh ở Singapo nên Miyasaki đã bị bắt vào tù. Bên cạnh đó, trong cuộc khởi nghĩa Huệ Châu, Yamada Yoshimasa trong một lần giúp Tôn Trung Sơn đua thư đến doanh trại của quân khởi nghĩa nhưng do không thuộc đường nên đã bị quân nhà Thanh bắt giết.
Mặc dù, mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhật cũng có lúc diễn ra rất căng thẳng, trải qua các cuộc chiến tranh như: chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) là cuộc chiến chống lại các lực lượng quân sự nhà Thanh của Trung Quốc và các cuộc thế chiến lần I, lần II làm cho nội bộ của hai nước diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên những đóng góp của các tầng lớp nhân dân Nhật Bản đối với cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn này nó đã góp phần làm tăng thêm mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhật sau này. Đồng thời, cùng với sự phát triển lịch sử của nhân loại với xu thế hướng tới hòa bình thì mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhật lại hòa dịu hợp tác phát triển, cùng tham gia trong các diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội trong những năm gần đây.