Đàm phán với Lương Khải Siêu để liên hợp phái cải lương và phái cách

Một phần của tài liệu Hoạt động cách mạng của tôn trung sơn ở nhật bản (Trang 67)

8. Bố cục luận văn

2.4.3. Đàm phán với Lương Khải Siêu để liên hợp phái cải lương và phái cách

phái cách mạng

Trong thời gian ở Nhật Bản, Tôn Trung Sơn nhiều lần muốn liên lạc với phái cái lương, cùng nhau cứu nước cứu dân. Cho nên Tôn Trung Sơn đã có những cuộc nói chuyện với Lương Khải Siêu để liên hợp hai phái với nhau. Tôn Trung Sơn đã mở trường học cho con em Hoa kiều Yokoura lấy tên là “Trường Trung Tây”, mời Lương Khải Siêu làm giáo viên. Lúc đó Lương Khải Siêu đang làm chủ bút của “Thời vụ báo” ở Thượng Hải.

Ngày 11 tháng 6 năm 1898 vua Quang Tự hạ chiếu thay đổi pháp chế tự cường, Đảng Bảo hoàng của Khang Hữu Vi khấp khởi vui mừng, lúc này là thời điểm thấp nhất trong sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn. Thay đổi pháp chế không tồn tại được lâu, ngày 21 tháng 9 Từ Hi Thái Hậu phát động chính biến nhốt Hoàng đế, thay đổi pháp chế thất bại, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lần lượt trốn sang Tôkyô Nhật Bản.

Tôn Trung Sơn cho rằng hòa bình cải cách thất bại có thể làm cho Khang Hữu Vi và đảng của ông ta tỉnh ngộ, cũng là cơ hội tốt để hai đảng liên

hợp. Vì vậy ông đích thân đến gặp Khang Hữu Vi để bàn về việc liên hợp hai đảng với nhau nhưng Khang Hữu Vi từ chối gặp mặt.

Tuy nhiên, sau khi được sự giúp đỡ của Miyasaki và Hyrayama Kata, cho nên Khang Hữu Vi đã cử Lương Khải Siêu đến gặp và Tôn Trung Sơn cũng đã cử Trần Thiếu Bạch làm đại diện. Sở dĩ Khang Hữu Vi đồng ý cử người đến đàm phán bởi vì Miyasaki và Hyrayama Kata là người giúp đỡ Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu sang Nhật Bản, là ân nhân cứu mạng của Khang Hữu Vi. Mặt khác, họ cho rằng hai đảng này đều muốn cứu Trung Quốc cho nên đã làm trung gian cho hai đảng nói chuyện với nhau.

Hai bên đã nói về những cái lợi của hợp tác, và mong muốn của Tôn Trung Sơn là liên hợp phái Bảo hoàng và phái Cách mạng để tạo nên sức mạnh to lớn về nhân lực và vật lực cùng chống lại thù trong giặc ngoài. Hai bên còn nói về việc hợp tác như thế nào, thảo luận rất tỉ mỉ, nhưng Lương Khải Siêu không thể tự ý quyết định được vấn đề này, mà ông cho rằng cần phải về trình lại Khang Hữu Vi thì mới quyết định được, nhưng đợi đến ba ngày sau vẫn không thấy Khang Hữu Vi trả lời.

Lúc này Tôn Trung Sơn tỏ thành ý rất lớn, lại cử Trần Thiếu Bạch và Hirayama Kata đến nơi Khang Hữu Vi đàm phán, nhưng trong ba giờ đồng hồ Khang Hữu Vi trước sau chủ trương bảo hoàng không tán thành cách mạng.

Không lâu sau, Khang Hữu Vi đi Canađa, Lương Khải Siêu có được một số tự chủ, có cơ hội đi lại với Tôn Trung Sơn. Cho nên đã tỏ rõ với Tôn Trung Sơn tán thành cách mạng, một số học sinh của ông ta càng tích cực hơn, điều đó chứng tỏ xuất hiện khả năng hợp tác giữa hai đảng.

Đại biểu của hai đảng cử Tôn Trung Sơn làm hội trưởng, Lương Khải Siêu làm phó hội trưởng. Lương Khải Siêu hỏi: “Như thế này thì bố trí Khang tiên sinh vào vị trí nào?”. Tôn Trung Sơn trả lời: “Đệ tử làm hội trưởng, ông ấy làm thầy, địa vị ấy há chẳng tôn kính sao?” [30; tr.129].

Tuy nhiên, lúc này Từ Cần đã báo cáo tình hình với Khang Hữu Vi, ông tức giận cho nên đã cử người về Nhật Bản đốc thúc Lương Khải Siêu đi Hawail.

Như vậy, với mong muốn liên hợp phái Bảo hoàng và phái Cách mạng, Tôn Trung Sơn đã cố gắng hết mình. Nhưng với thái độ kiên quyết, bảo thủ của phái Bảo hoàng cho nên sự liên hợp này đã không mang lại kết quả gì. Mặc dầu không đạt kết quả như mong muốn nhưng điều đó phần nào cho chúng ta thấy, khi ở Nhật Bản Tôn Trung Sơn đã làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Trung Quốc phát triển và giành thắng lợi.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở nhận thức Hoa kiều và người Hoa ở hải ngoại sẽ là lực lượng đi trước của cách mạng, Tôn Trung Sơn đã xác định cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc không thể tách rời sự liên hệ với các đoàn thể của người Hoa và Hoa kiều. Do đó Tôn Trung Sơn đã đi đến khắp mọi miền trên thế giới những nơi có đông đảo kiều bào của mình sinh sống, kiên trì bền bỉ nhằm tiến hành các hoạt động cách mạng. Trên hành trình gian khổ ấy, do những điều kiện khách quan và chủ quan đem lại, Tôn Trung Sơn cũng rất quan tâm đến bộ phận Hoa kiều và Lưu học sinh ở Nhật Bản.Vì thế từ năm 1895 đến 1924 Tôn Trung Sơn đã nhiều lần đến Nhật Bản để hoạt động cách mạng. Trong những lần đến Nhật Bản, Tôn Trung Sơn đã ra sức tuyên truyền cách mạng. Trong quá trình đó, Tôn Trung Sơn trước hết chú trọng đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng dân tộc đánh đổ Mãn Thanh trong cộng đồng Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản, thông qua việc triển khai đồng thời hàng loạt những hoạt động như: Diễn thuyết, mở trường học, xuất bản báo chí… Từ đó đã tác động đến phần đông các tầng lớp lao động cũng như bộ phận tri thức trong Hoa kiều và lưu học sinh. Cùng với việc tuyên truyền cách mạng dân tộc, Tôn Trung Sơn tổ chức lực lượng cách mạng trong cộng đồng Hoa

kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản. Nhận thức được sự cần thiết phải tập hợp các bộ phận Hoa kiều và lưu học sinh trong một tổ chức cách mạng, cũng như để thuận lợi cho hoạt động và để dễ dàng liên lạc. Tại Nhật Bản, Tôn Trung Sơn và các đồng chí của mình đã thành lập các tổ chức cách mạng như: Thành lập phân hội Hưng Trung Hội, thành lập tổ chức cách mạng Đồng Minh Hội, cải tổ Quốc Dân Đảng thành Đảng Cách mạng Trung Hoa. Bên cạnh đó Tôn Trung Sơn còn tiếp xúc và đàm phán với các nhà cách mạng ở Nhật Bản để tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với mình. Về sau khi chuyển trọng tâm hoạt động cách mạng trong nước, Tôn Trung Sơn vẫn chú trọng phát triển lực lượng cách mạng trong Hoa kiều ở Nhật Bản. Cho nên khi tổ chức Đảng cách mạng Trung Hoa và nhất là Quốc Dân Đảng Trung Quốc, lực lượng của đảng ở Nhật Bản luôn có vai trò và vị trí nhất định trong các tổ chức Đảng ở hải ngoại. Có thể nói những hoạt động cách mạng mà Tôn Trung Sơn tiến hành ở Nhật Bản đã làm tăng thêm sự gắn kết người Trung Hoa trong và ngoài nước, góp phần thức tỉnh tinh thần hướng về quê cha đất tổ của cộng đồng Hoa kiều ở Nhật Bản. Ngọn lửa cách mạng đã thực sự được nhen lên trong cộng đồng này. Vì thế họ đã có sự tiến bộ rất lớn về mặt tư tưởng, từ chủ nghĩa yêu nước đơn thuần đến chủ nghĩa yêu nước cách mạng. Từ đó nhiều chí sĩ Hoa kiều ở Nhật Bản kiên quyết gia nhập đoàn thể hoặc chính đảng cách mạng, biểu thị sự quyết chí, đồng lòng mong muốn lật đổ vương triều phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, gắn liền vận mệnh của họ với phong trào cách mạng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn khởi xướng. Do đó cộng đồng Hoa kiều và lưu học sinh ở Nhật Bản trở thành một lực lượng đáng tin cậy và là chỗ dựa vững chắc đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của Trung Quốc trong thời cận đại. Do có sự chuẩn bị tốt như vậy cho nên trong phong trào đấu tranh nhằm lật đổ phong kiến Mãn Thanh xây dựng nền cộng hòa ở Trung Quốc sau đó Hoa kiều cư trú ở Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn.

Chương 3

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA TÔN TRUNG SƠN Ở NHẬT BẢN

3.1. Tác động đến tư tưởng cách mạng của lực lượng Hoa kiều và lưu học sinh Trung Quốc ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoạt động cách mạng của tôn trung sơn ở nhật bản (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w