Vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc

Một phần của tài liệu Hoạt động cách mạng của tôn trung sơn ở nhật bản (Trang 31)

8. Bố cục luận văn

1.3.1. Vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc

Tôn Trung Sơn là một nhà yêu nước vĩ đại, trong cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc ông là người luôn đi đầu và suốt cả cuộc đời phấn đấu cho độc lập tự do của Trung Quốc.

Chính vì vậy, để thực hiện cho mục tiêu và sự nghiệp cách mạng của mình trong suốt thời gian hoạt động, Tôn Trung Sơn đã không quản ngại khó khăn, vất vả, bôn ba khắp các nước trên thế giới không kể gần xa như Việt Nam, Anh, Mỹ, Pháp… để kêu gọi sự ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước đối với cách mạng Trung Quốc, đặc biệt ông kêu gọi sự ủng hộ của một bộ phận người Hoa và Hoa kiều đang sinh sống và làm việc ở các nước trên thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của nước nhà.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong tất cả các nước mà Tôn Trung Sơn đã đến, chúng ta không thể không nói tới đất nước Nhật Bản. Một đất nước mà ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp cách mạng của mình Tôn Trung Sơn đã đặc biệt

chú ý đến, bởi nó có rất nhiều điều kiện thuận lợi để Tôn Trung Sơn thực hiện mục tiêu lý tưởng cách mạng của mình.

Trước hết, chúng ta có thể thấy những điều kiện thuận lợi đó là các yếu tố về vị trí địa lý, văn hóa và chủng tộc.

Thứ nhất, Xét về mặt yếu tố vị trí địa lý, nhìn vào bản đồ thế giới cũng như nhìn vào chiều sâu của lịch sử Trung Quốc thì giữa Trung Quốc và Nhật Bản có mối quan hệ đặc biệt về mặt địa lý. Nhật Bản nằm ở phía Đông của Trung Quốc, hai nước này cách nhau một vùng biển. Trong lịch sử Nhật Bản vốn tách ra khỏi lục địa châu Á từ Trung Quốc. Do đó Trung Quốc và Nhật Bản rất gần nhau về mặt vị trí địa lý.

Thứ hai, Tôn Trung Sơn chọn Nhật Bản làm đối tượng để học hỏi và cầu viện là do còn xuất phát từ yếu tố chủng tộc. Không những Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc mà cả Phan Bội Châu ở Việt Nam đều suy tôn Nhật Bản là "anh cả da vàng". Họ gửi gắm hy vọng thiết tha của mình ở người "anh cả" này, họ tin rằng người anh này sẽ cứu đàn em ra khỏi ách áp bức của "người da trắng".

Tôn Trung Sơn cho rằng Nhật Bản là nước "đồng văn đồng chủng" (cùng văn hóa cùng chủng tộc), coi Nhật Bản là bạn đồng minh như ông trời đã xếp đặt.

Mặc dù Tôn Trung Sơn không có ngọn cờ rõ ràng, nhưng xem xét từ việc lấy Nhật Bản làm căn cứ cách mạng trong thời gian dài thì có thể thấy cảm tình của ông đối với nước Nhật Bản "đồng văn đồng chủng" này không phải là bình thường.

Thứ ba, Xét về mặt văn hóa, chúng ta có thể thấy rằng giữa Trung Quốc và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng đó là các phong tục, tập quán của Nhật Bản rất gần với phong tục của Trung Quốc, dễ học tập, dễ tiếp thu, đặc biệt là về vấn đề Nho giáo. Nhật Bản cũng ảnh hưởng chữ viết của người

Trung Quốc. Theo thống kê và tính toán sơ bộ thì trong ngôn ngữ Nhật Bản có tới trên 50% từ gốc Hán. Vì vậy, một trong những lý do không chỉ Tôn Trung Sơn mà hàng loạt thanh niên Trung Quốc sang Nhật Bản học tập trước hết cũng là do sự thuận lợi trong việc hiểu biết tiếng Nhật Bản. Rất nhiều sách của chủ nghĩa khai sáng Trung Quốc được dịch ra từ tiếng Nhật…

Như vậy, với những yếu tố về vị trí địa lý, những điểm tương đồng về văn hóa và con người giữa Trung Quốc và Nhật Bản, phải chăng nó cũng là điều kiện hết sức thuận lợi cho Tôn Trung Sơn khi sang Nhật, để không phải gặp khó khăn trong việc đi lại, trong giao tiếp với người Nhật, và dễ dàng hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt cùng với người dân Nhật Bản trong thời gian ông hoạt động cách mạng ở đây.

Một phần của tài liệu Hoạt động cách mạng của tôn trung sơn ở nhật bản (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w