8. Bố cục luận văn
2.3.3. Cải tổ Quốc Dân Đảng thành Đảng Cách mạng Trung Hoa
Từ khi thành lập Đồng Minh Hội, những người tham gia trong hội đều chỉ nghĩ đến mục đích lật đổ ách thống trị của dị tộc. Cách mạng Tân Hợi thành công, rất nhiều đồng chí trong đảng không ngừng phấn đấu, lại có thêm Chương Thái Viêm và một số người cổ vũ tích cực rằng “quân cách mạng nổi dậy, đảng cách mạng thủ tiêu” [30; tr. 316]. Những người trước sau thủy chung với tinh thần phấn đấu cho cách mạng như Tôn Trung Sơn không nhiều, ông không thể không nhường ngôi cho Viên Thế Khải, điều này có liên quan đến rất nhiều đảng viên chủ chương nên đàm phán hòa bình.
Viên Thế Khải nắm giữ đại quyền, chủ trương không đội trời chung với đảng cách mạng, ngay cả những người đảng cách mạng chủ trương đấu tranh nghị viện cũng bị coi là cái đinh trong mắt y. Sau cách mạng lần thứ 2, Quốc Dân Đảng về cơ bản đã bị Viên Thế Khải giải tán, người cách mạng bị giết hại, bắt bớ tùy ý, đảng viên chạy trốn khắp nơi, có người trở nên tiêu cực, có người chạy theo Viên Thế Khải, công việc của Đảng cũng ngừng
hoạt động. Một Đảng lớn có mấy chục vạn đảng viên hầu như bị Viên Thế Khải đánh tan.
Tôn Trung Sơn đã nói sự thất bại của cuộc cách mạng lần thứ 2 không phải vì Viên Thế Khải quá mạnh mà vì nội bộ Quốc Dân Đảng quá rệu rã.
Trong thư Tôn Trung Sơn gửi cho Trần Tân Chính, nói đến ý nghĩa của việc tổ chức lại chính Đảng: “từ trước là Đồng Minh Hội, rồi Quốc Dân Đảng có tôn chỉ là kêu gọi những người đồng chí hướng, nhưng chỉ tính đến số lượng mà không tính đến chất lượng. Do đó đảng viên lúc đó tuy nhiều, thanh thế tuy lớn nhưng trong nội bộ ý kiến không thống nhất, trật tự hỗn loạn, đã không còn có tinh thần tự trị đoàn kết, lại không có ý thức tuân lệnh. Người đứng đầu Đảng cũng như bù nhìn, đảng viên thì rời rạc. Nhân lúc bên ngoài ức hiếp, lập tức nội bộ tan rã” [30; tr. 317].
Lúc này thành lập Đảng lấy cứu nước cứu dân làm trách nhiệm của mình, trước hết phải hy sinh tự do bình đẳng, mưu cầu tự do bình đẳng cho Quốc Dân. Do đó, đối với người đứng đầu Đảng thì phải phục tùng mệnh lệnh, đối với quốc dân thì phải biết hi sinh quyền lợi của mình. Lần này tổ chức lại Đảng cách mạng, điều kiên duy nhất trước tiên là phải phục tùng mệnh lệnh.
Những người vào đảng cần phải tự hỏi mình tự nguyện phục tùng không có nghi ngờ gì về sau. “Nếu là loại người ngoài mồm nói phải, trong bụng bảo không, bằng mặt không bằng lòng, thì thà dứt bỏ còn hơn miễn cưỡng đưa vào, không kết nạp tràn lan, để tránh người ba đấng của ba loài” [30; tr. 317].
Đứng trước tình hình, đó vào cuối 1913 đầu năm 1914 Tôn Trung Sơn lại sang Nhật Bản và đã cùng với các đồng chí của mình quyết định cải tổ Quốc Dân Đảng thành Đảng cách mạng Trung Hoa, đổi cờ đảng, lập kế hoạch
trở lại cầm quyền. Đồng thời cũng đưa ra điều lệ và lời thề vào Đảng của Đảng cách mạng Trung Hoa.
Tôn Trung Sơn đã căn cứ vào những bài học thất bại trước nghiêm khắc đưa ra trình tự kết nạp đảng viên, khởi thảo điều lệ và lời thề vào đảng của Đảng cách mạng Trung Hoa, quyết định đảng viên cần phải in dấu ngón tay giữa của tay phải lên phía dưới lời thề được lập. Lời tuyên thệ của đảng là: “người lập lời thề tôn văn, để cứu vãn nguy vong của Trung Quốc, cứu dân sinh khốn khổ, nguyện hy sinh sinh mệnh, quyền lợi tự do của mình, thống soái đồng chí làm lại cách mạng, đạt được 2 chủ nghĩa dân quyền, dân sinh, sáng lập hiến pháp ngũ quyền, làm cho chính trị trong sáng, dân sinh được lợi, đất nước được củng cố, ủng hộ hòa bình thế giới” [30; tr. 318]. Đặc biệt trung thành thề như sau:
1. Thực hành tôn chỉ. 2. Thực hiện mệnh lệnh. 3. Tận trung với chức vụ. 4. Nghiêm minh giữ bí mật. 5. Thề cùng chung sống chết.
6. Từ nay mãi mãi giữ lời thề. Nếu có 2 lòng cam chịu hình phạt.
Lời tuyên thệ của các đồng chí khác vào đảng đổi là “phục tùng tôn tiên sinh làm lại cách mạng” và “phục tùng mệnh lệnh”.
Ngoài ra Đảng cách mạng Trung Quốc còn đưa ra tuyên ngôn cho hoạt động của Đảng. Ngày 23 tháng 6 năm 1914 Đảng cách mạng Trung Quốc tiến hành đại hội bầu cử ở Tôkyô, Tôn Trung Sơn đã trúng cử Tổng lý. Ngày 8 tháng 7 năm 1914 triệu tập đại hội thành lập Đảng cách mạng Trung Hoa ở Ikeseimamoru Tôkyô. Trong đại hội, Tôn Trung Sơn đã đọc lời tuyên thệ đóng dấu ngón tay nhận chức Tổng lý.
Ngày 1 tháng 9 năm 1914, Tôn Trung Sơn phát biểu tuyên ngôn, thông báo với người của Đảng cách mạng các địa phương nói rõ quá trình và nguyên tắc tổ chức của Đảng. Trong tuyên ngôn nói: “Tất cả Quốc Dân Đảng ở hải ngoại, ngoài ở Tôkyô Nhật Bản đã tuyên bố giải tán ra, còn ra các nơi như ở Mỹ, Đông Nam Á chưa giải tán, đều tổ chức thành Đảng cách mạng Trung Hoa. Biện pháp lần này là làm trong sạch đảng, loại trừ quan liêu, đào thải ngụy đảng cách mạng, để có được hiệu quả hoàn toàn thống nhất, không như thời đại cách mạng lần thứ nhất người khác đảng đã chui vào lấy giả làm thật. Trong nước vô luân, các nhân sỹ ở hải ngoại cũng phải hết sức phân lập” [30; tr. 319].
Sau đó Tôn Trung Sơn chủ trì công tác lập “phương lược cách mạng”, ngày 20 tháng 9 năm 1914, Tôn Trung Sơn triệu tập thảo luận lần thứ nhất ở Tôkyô bàn về phương lược cách mạng. Nội dung chủ yếu của phương lược cách mạng là liên quan đến khởi nghĩa quân sự, bao gồm tổ chức quân đội cách mạng, phát động khởi nghĩa, tổ chức chính phủ quân sự, duy trì trật tự xã hội.
Trải qua thời gian 3 tháng, tổng cộng đã tiến hành 17 lần hội nghị nghiên cứu thảo luận mới hoàn thành công việc, lập “phương lược cách mạng” trong đó bao gồm: các văn kiện điều kiện chín muồi dấy binh cách mạng lại, và lấy đó làm chỗ dựa cương lĩnh, để tránh tư tưởng không thống nhất, tránh diễn lại bài học kinh nghiệm thất bại của cuộc cách mạng lần thứ 2.