Hạn chê và nguyên nhân về hiêu quả đào tạo tại Công ty Cổ phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo tại Công ty Cổ phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long I (Trang 34)

10 Hiệu quả sử dụng chi phí

3.4.2. Hạn chê và nguyên nhân về hiêu quả đào tạo tại Công ty Cổ phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long

3.4.2.1. Hạn chế về hiệu quả đào tạo tại Công ty

Bên cạnh những thành công đã đạt được, Công ty còn một số hạn chế sau:

− Công tác đánh giá hiệu quả đào tạo còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại việc đánh giá đào tạo chỉ được tiến hành sau khoá đào tạo, trong quá trình đào tạo còn chưa có sự theo dõi sát sao để phát hiện những sai sót, Công ty chưa xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo một cách bài bản.

− Nội dung đào tạo phù hợp nhưng việc áp dụng những nội dung đã học vào công việc chưa cao, phương pháp đào tạo chưa đa dạng, nhàm chán cho người học dẫn tới không có hứng thú và làm giảm sút hiệu quả đào tạo.

− Đội ngũ giảng dạy của công ty đa phần đều là những nhân viên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm làm việc nhưng lại thiếu kỹ năng sư phạm nên việc truyền đạt kiến thức còn bị hạn chế. Giáo trình để giảng dạy cho người lao động hiện tại chưa có bộ giáo trình chuẩn, chủ yếu là người dạy tự biên soạn giáo trình sau đó trình ban giám đốc duyệt. Vì vậy công ty cần xây dựng được bộ giáo trình chuẩn để việc giảng dạy được hiệu quả hơn.

− Đầu tư cho hoạt động đào tạo còn hơi thấp. Có thể thấy khoản đầu tư cho đào tạo nhân lực của công ty chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí đầu tư cho nhân lực. Chẳng hạn như năm 2014 chi phí cho nhân lực là 11,06 tỷ đồng, trong khi chi phí đào tạo chỉ khoảng 3,23 tỷ đồng. Với việc mở rộng thị trường hoạt động, công ty cần chi cho các hoạt động đào tạo nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phát triển sản phẩm.

3.4.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế về hiệu quả đào tạo của Công ty

Công ty đã xác định được đúng nội dung cần đào tạo và giảm tối đa những chi phí phát sinh cho đào tạo bằng cách tận dụng nguồn lực sẵn có của Công ty, các khoá đào tạo hội nhập được thực hiện bởi nhân viên của ban nhân sự, chi cho trương trình

đào tạo hội nhập thường chỉ là khoản phụ cấp thêm cho nhân viên đào tạo, ngoài ra không có khoản chi phát sinh nào khác. Công ty nên đầu tư thêm các khoản cho đào tạo để dễ dàng triển khai các hình thức đào tạo khác như đào tạo nước ngoài, hiện nay số lượng lao động được đào tạo tại nước ngoài khá ít, đa phần là do người lao động tự chi trả cho các hoạt động đào tạo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo tại Công ty Cổ phần Gốm và Xây Dựng Hạ Long I (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w