Trong tình thế phải đẩy mạnh các hình thức huy động vốn linh hoạt để có nguồn cung ứng cho thị trường, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã chọn giải pháp khả thi là phát hành trái phiếu. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn.
Thực tiễn phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng ở Việt Nam gắn liền với các mốc thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Có thể xem xét quá trình hình thành và phát triển của việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng ở Việt Nam qua 2 giai đoạn: giai đoạn từ năm 1994 –2006 và giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
* Giai đoạn từ năm 1994 – 2006:
Mốc thời gian khởi đầu cho sự hình thành phát hành trái phiếu ở Việt Nam gắn với sự ra đời của Nghị định 120/CP của Chính phủ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu DNNN vào ngày 17/9/1994. Tuy nhiên trên thực tế số lượng các DN huy động vốn qua phát hành trái phiếu còn rất ít, điều này cho thấy kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu còn rất hạn chế và quá mới mẻ đối với DN. Trong khoảng thời gian này, kênh cấp vốn cho DN chủ yếu là thông qua tín dụng – ngân hàng hoặc ngân sách nhà nước, hoạt động huy động vốn trực tiếp trên thị trường hầu như chưa phát triển. Các tổ chức phát hành trong giai đoạn này chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít DN phát hành trái phiếu.
57
Công ty xi măng Hoàng Thạch và Nhà máy xi măng Anh Sơn là hai đơn vị đi tiên phong trong việc thực hiện Nghị định 120/1994/NĐ-CP. Trong năm 1994, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã phát hành 44,45 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm, Nhà máy xi măng Anh Sơn phát hành 7,7 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm và 5 năm. Năm 1997, đề án phát hành trái phiếu của Công ty thép Miền Nam được Bộ Tài chính phê duyệt với khối lượng huy động dự kiến là 9,2 tỷ đồng, thời hạn trái phiếu từ 25 – 30 năm, lãi suất công bố hàng năm và được tính toán dựa trên kết quả kinh doanh của DN. Đối tượng mua trái phiếu này chủ yếu là cán bộ công nhân viên của công ty. Cùng với trái phiếu của những công ty trên, còn có một khối lượng đáng kể trái phiếu của các tổ chức tín dụng cũng đã được phát hành theo Quyết định 212/QĐ/NH1 ngày 22/9/1994 của Thống đốc NHNN về việc ban hành thể lệ phát hành trái phiếu NHTM, Ngân hàng đầu tư và hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Từ năm 1998 đến nay, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã liên tục tổ chức các đợt phát hành trái phiếu có kỳ hạn từ 1 – 5 năm. Các đợt phát hành đều đạt kết quả cao, huy động được một lượng vốn dài hạn lớn, đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Lãi suất qua các đợt phát hành cũng được điều chỉnh sát với lãi suất thị trường để hấp dẫn các nhà đầu tư. Khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM đi vào hoạt động, trái phiếu của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức được niêm yết tại trung tâm này [27]
Theo Luật Công ty được ban hành năm 1990, các công ty cổ phần được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn. Khi Luật Doanh nghiệp ra đời vào năm 1999 thay thế cho Luật Công ty cũng có đề cập đến quy định này, tuy nhiên vẫn có rất ít DN vận dụng để huy động vốn. Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE đã phát hành trái phiếu chuyển đổi ngày 01/7/1996 với tổng mệnh giá 5 triệu USD lãi suất 4,5%, tiền lãi được thanh toán cuối kỳ vào ngày 31/12/1996, 31/12/1997 và 01/5/1998. Trái phiếu REE được chuyển đổi thành cổ phiếu vào năm 1998 theo hệ số chuyển đổi đã được xác định trước khi phát hành. Năm 2001, Công ty cổ phần công nghệ thông tin (EIS) cũng đã
58
phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá 10 tỷ đồng, thời hạn 3 năm, lãi suất 8%/năm và được chuyển đổi vào năm 2004 với hệ số chuyển đổi được xác định trước. Tính đến thời điểm cuối năm 2004, cả nước có thêm một số công ty thực hiện phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn như: Công ty tài chính dầu khí (PVFC) phát hành 300 tỷ đồng (2003), Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) phát hành 300 tỷ đồng (2003), Tổng công ty xi măng phát hành 200 tỷ đồng (2003), Công ty tài chính tàu thủy phát hành 50 tỷ đồng (2004), Công ty tài chính cao su phát hành 300 tỷ đồng (2004). Năm 2005, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá là 1.000 tỷ đồng, Tổng công ty điện lực Việt Nam và Tổng công ty Sông Đà phát hành trái phiếu với cùng tổng giá trị là 200 tỷ đồng. Cũng trong năm 2005, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã tổ chức đấu giá phát hành thành công 1.375 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong thời gian 7 năm. Kết thúc giai đoạn này, Công ty tài chính dầu khí (PVFC) đã trở thành đơn vị “khóa sổ” Nghị định 120/CP trong tháng 6/2006 với tổng giá trị trái phiếu phát hành ra thị trường đạt 700 tỷ đồng. [27]
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, việc phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn nước ngoài cũng đã được cụ thể hóa trong Nghị định 23/CP của Chính phủ ban hành năm 1994, song trên thực tế chưa có NHTM quốc doanh hay DNNN nào phát hành trái phiếu theo Nghị định này. Nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam có định mức tín nhiệm rất thấp trên thị trường vốn quốc tế nên mức bù rủi ro đối với trái phiếu Việt Nam rất cao, dẫn đến chi phí cho việc phát hành cao, vượt quá khả năng chịu đựng của các DN trong nước.
Như vậy có thể thấy rằng, trong giai đoạn 1994 – 2006, dù Nhà nước đã ban hành những quy định tạo điều kiện cho các DN phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng trên thực tế phương thức này vẫn chưa được các DN quan tâm và vận dụng một cách phổ biến, giá trị vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu trong giai đoạn này
59
vẫn còn quá ít so với nhu cầu và tiềm lực của các DN, các NHTM phát hành trái phiếu trong giai đoạn này cũng rất ít. Thị trường TPDN trong giai đoạn này chỉ mới ở mức khởi đầu và còn rất sơ khai. Tổng giá trị TPDN lưu hành trên thị trường trong năm 2005 chỉ đạt 110 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,48% toàn thị trường và 0,2% GDP. Tuy nhiên, sự ra đời của thị trường TPDN trong giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bước đầu mở ra và giúp các DN làm quen với một kênh huy động vốn mới với nhiều tiện ích, là tiền đề để từng bước hoàn thiện và phát triển thị trường vốn nói chung và thị trường TPDN nói riêng trong những giai đoạn tiếp theo.
* Giai đoạn từ năm 2006 đến nay:
Ngày 19/5/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành TPDN đã mở ra một bước ngoặc mới cho sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam. Chủ thể phát hành trái phiếu được mở rộng hơn, không chỉ có DNNN như trước đây mà còn có Công ty TNHH, Công ty cổ phần và DN có vốn đầu tư nước ngoài tham gia. Điều kiện để phát hành TPDN: thời gian hoạt động của DN tối thiểu là 1 năm, năm liền trước năm phát hành phải kinh doanh có lãi và báo cáo tài chính phải được kiểm toán. Ngay cả nguyên tắc phát hành cũng thông thoáng hơn rất nhiều; các DN có quyền tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Điều này cũng có nghĩa là nhà nước không còn can thiệp quá sâu vào việc phát hành trái phiếu của các DN. Nếu như trong giai đoạn trước năm 2006, việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng còn rất ít và thị trường TPDN Việt Nam chỉ mới ở thời kỳ bắt đầu hình thành với quy mô thị trường nhỏ và không đáng kể thì trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, với sự ra đời của Nghị định 52/2006/NĐ-CP về việc cho phép DN phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ, thị trường TPDN Việt Nam đã có những bước phát triển vuợt bậc. Khối lượng TPDN được phát hành ra thị trường trong năm 2007 đạt giá trị 1,51 tỷ USD trong khi con số này ở hai năm 2005 và 2006 lần lượt là 0,11 tỷ USD và 0,43 tỷ USD. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của thị trường
60
TPDN trong năm 2006 đạt 306,16% và năm 2007 là 251,33%. Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng và là mức tăng trưởng cao nhất trong số các nước mới nổi ở khu vực Đông Á (mức tăng trưởng bình quân của thị trường TPDN ở khu vực Đông Á trong hai năm 2006, 2007 chỉ là 17,62% và 20,34%). Với mức tăng trưởng ấn tượng này đã đưa tỷ trọng của thị trường TPDN Việt Nam từ 2,48% trong năm 2005 lên mức 15,46% toàn thị trường trái phiếu trong năm 2007. Bên cạnh đó, quy mô của thị trường TPDN trong giai đoạn này cũng đã được gia tăng và cải thiện đáng kể so với những năm trước đó. Nếu như trong năm 2005, tỷ trọng của thị trường TPDN trên GDP chỉ đạt 0,2% thì sang năm 2006 con số này đã tăng lên 0,71%, xu hướng gia tăng này tiếp tục được phát huy và đến năm 2007, tỷ trọng của thị trường TPDN trên GDP đã đạt 2,12% .
Năm 2008, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu cũng như do những khó khăn từ trong nội tại của nền kinh tế nên thị trường TPDN cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì thị trường TPDN Việt Nam vẫn có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất vào Quý 4/2008 và cũng phát triển nhanh hơn các nước khác nếu tính trong cả năm 2008.
Trong vòng 2 năm trở lại đây, thị trường TPDN đã có những thay đổi rất đáng ghi nhận và việc phát hành trái phiếu đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho DN để huy động vốn tài trợ dự án và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho DN. Đa số các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế; đặc biệt, những DN có dự án và công trình với quy mô lớn nhưng lại không có khả năng tìm được vốn ngắn hạn do những hạn chế trong quy định cấp vốn cho vay của ngành ngân hàng thì nay đã thấy được tính ưu việt trong việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu nên đã tham gia tích cực vào thị trường này. Nếu như trước năm 2006, việc phát hành TPDN chỉ diễn ra lác đác ở một vài DNNN thì đến năm 2006, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển đột biến trên thị
61
trường TPDN khi hàng loạt DN phát hành trái phiếu với quy mô lớn. Tổng giá trị trái phiếu phát hành trong năm 2006 lên đến khoảng 22.000 tỷ đồng (bao gồm cả trái phiếu của các NHTM), trong đó EVN là 6.000 tỷ đồng, Vinashin là 2.600 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà là 260 tỷ đồng, Công ty tài chính dầu khí (PVFC) là 365 tỷ đồng, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII) huy động được 131,5 tỷ đồng, Công ty CP May Nhà Bè (36 tỷ đồng) …Bên cạnh các DN trên, trong năm 2006, một số tổ chức tín dụng cũng đã tiến hành huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu với quy mô lớn như: Ngân hàng Đầu tư – phát triển Việt Nam BIDV (5.000 tỷ đồng), Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam (5.000 tỷ đồng), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long – MHB (1.500 tỷ đồng), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB (1.000 tỷ đồng), Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội – MB (220 tỷ đồng)…
Trong năm 2007, thị trường TPDN Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng DN lẫn giá trị trái phiếu phát hành. Số lượng DN đã tiến hành huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu trong năm 2007 là khoảng 27 DN (bao gồm cả các NHTM) với tổng giá trị vốn huy động được vào khoảng 36.000 tỷ đồng. Trong số này có một số DN đã phát hành trái phiếu với quy mô khá lớn như: Vinashin (8.000 tỷ đồng), Công ty tài chính dầu khí PVFC (1.000 tỷ đồng), Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Vinaconex (1.000 tỷ đồng), Tập đoàn công nghiệp than & khoáng sản Việt Nam –Vinacomin (1.500 tỷ đồng), Lilama (1.500 tỷ đồng), Tổng công ty thương mại Sài Gòn –Satra (1.000 tỷ đồng), BIDV (3.000 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB (1.400 đồng), Ngân hàng TMCP Á Châu (4.170 tỷ đồng), Techcombank (1.750 tỷ đồng). Đáng chú ý là trong đó đã xuất hiện một số gương mặt mới như: Công ty CP Vincom (1.000 tỷ đồng), Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC (400 tỷ đồng), Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương tín – Sacomreal (1.000 tỷ đồng), Công ty CP thủy hải sản Minh Phú (500 tỷ đồng)…[29]
62
Mặc dù trong năm 2008, thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu Việt Nam nói riêng không tránh khỏi ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới nhưng xét trên tổng thể thì thị trường TPDN Việt Nam vẫn có những bước phát triển nhất định. Trong năm 2008, đã có một số DN lựa chọn giải pháp phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn. Công ty CP Địa ốc Sài Gòn thương tín (Sacomreal) đã thực hiện 2 đợt phát hành vào tháng 2 và 3/2008 với tổng mệnh giá cả 2 đợt là 850 tỷ đồng. Trong tháng 02/2008, Ngân hàng TMCP Á Châu cũng đã phát hành trái phiếu ra thị trường với tổng giá trị đạt 1.350 tỷ đồng. Tiếp nối thành công trong năm 2007, Công ty CP Vincom cũng đã công bố phát hành thành công trái phiếu trong tháng 4/2008 với tổng mệnh giá đạt 2.000 tỷ đồng. Trong năm 2008 có 2 gương mặt mới lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường TPDN là Công ty CP Du lịch & thương mại Vinpearl (tháng 5/2008) và Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (tháng 9/2008). Hai công ty này đã chính thức gia nhập thị trường TPDN bằng việc phát hành ra thị trường 1.000 tỷ đồng trái phiếu cho mỗi công ty trong năm 2008. Bên cạnh đó, một số DNNN cũng đã huy động được vốn từ thị trường TPDN trong năm 2008 như: Công ty tài chính dầu khí PVFC (1.500 tỷ đồng), Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin (650 tỷ đồng), Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) được Chính phủ bảo lãnh cũng đã phát hành trái phiếu đạt 28% so với kế hoạch đề ra trong năm 2008 [32]
Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2008 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trái phiếu rất cao, tính trung bình mỗi tháng trong giai đoạn này tổng số dư của thị trường tăng xấp xỉ 15%/tháng, nghĩa là tăng hơn bốn lần sau một năm. Đây cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán và địa ốc tăng trưởng vũ bão trong khi các bất ổn vĩ mô bị dồn nén và được che đậy bởi sự hứng khởi của thị trường. Cơn bão lạm phát đầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chấm dứt giai đoạn tăng trưởng thần kỳ này. Kể từ quí một 2008 đến nay, tổng vốn hóa của thị trường trái phiếu chưa bao giờ quay lại được đỉnh và đang trên đà sụt giảm dần trong ba quý cuối năm 2012 sau một giai đoạn phục hồi ngắn ngủi cuối năm 2010. Trong tình thế phải đẩy mạnh các hình thức
63
huy động vốn linh hoạt để có nguồn cung ứng cho thị trường, các ngân hàng thương mại đã chọn giải pháp khả thi là phát hành trái phiếu.
Nếu như hai năm 2006 và 2007, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như