2.8.1. Thông báo phát hành trái phiếu
Điều 25, Quyết định số 07/2011/QĐ-NHNN đã quy định cụ thể về việc thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn (trong đó có trái phiếu) của các tổ chức tín. Theo đó, các NHTM thực hiện về việc thông báo phát hành trái phiếu như sau:
(1) NHTM chủ động tổ chức các đợt phát hành trái phiếu trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt. (2) Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính nhưng không tổ chức phát hành phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). (3) Trước thời điểm phát hành ít nhất ba ngày làm việc, NHTM phải gửi Thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).
* Thông báo phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung sau: Tên tổ chức tín dụng phát hành; Loại trái phiếu; Tổng mệnh giá của đợt phát hành; Phương thức phát
46
hành; Hình thức phát hành; Địa điểm phát hành; Thời hạn trái phiếu; Thời hạn phát hành; Lãi suất, Phương thức trả lãi, Thời điểm, địa điểm trả lãi; Địa điểm thanh toán tiền gốc trái phiếu; Các nội dung thông báo khác của NHTM phát hành
NHTM chỉ được phát hành vượt quá kế hoạch đã được xét duyệt khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Hồ sơ đề nghị xem xét bổ sung kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính bao gồm: Đơn đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn bổ sung, kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn điều chỉnh, kế hoạch kinh doanh của năm tài chính điều chỉnh.
2.8.2. Công bố thông tin phát hành trái phiếu
Có thể nói thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng là thị trường cao cấp, thị trường của thông tin. Với một nhà đầu tư khi tham gia thị trường này, họ phải có thông tin và kỹ năng đầu tư. Thiếu một trong hai, nhà đầu tư sẽ thất bại. Vì vậy, việc minh bạch thông tin của thị trường chứng khoán nói chung và của thị trường trái phiếu nói riêng là điều quan trọng và cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư góp phần làm bình ổn và phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Pháp luật Việt Nam đã có những khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với việc phát hành trái phiếu như sau:
2.8.2.1. Công bố thông tin đối với chào bán trái phiếu ra công chúng.
Theo quy định tại Điều 102 Luật CK năm 2006, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010 thì việc công bố thông tin của tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng được quy định như sau:
(i) Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật chứng khoán năm 2006. Theo đó, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm
47
toán, tổ chức phát hành phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Luật này.
(ii) Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 và khoản 3 Điều 101 của Luật chứng khoán năm 2006. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế thì các quy định trong Luật CK năm 2006 về công bố thông tin chưa đủ mạnh và chưa có các quy định chi tiết cụ thể về phát hành trái phiếu ra công chúng, mức độ minh bạch thông tin của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng ở Việt Nam hiện rất kém. Việc bảo vệ nhà đầu tư nhỏ từ chính sách thông tin vĩ mô, giao dịch mua bán… không được đảm bảo. Nhà đầu tư không được bảo vệ thì họ sẽ nhanh chóng rút vốn. Nhà đầu tư rút vốn thì thị trường suy giảm, thậm chí khủng hoảng [21]. Để hoàn thiện và khắc phục những nhược điểm về việc công bố thông tin đối với phát hành trái phiếu ra công chúng, ngày 5 tháng 4 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ về Báo cáo tài chính năm, Báo cáo thường niên theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư; việc công bố thông tin bất thường theo quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Thông tư ; Trường hợp phát hành trái phiếu chuyển đổi không bắt buộc, tổ chức phát hành phải gửi thư thông báo tới từng trái chủ và thực hiện công bố thông tin về thời gian, tỷ lệ, giá, địa điểm đăng ký chuyển đổi chậm nhất một (01) tháng trước ngày chuyển đổi trái phiếu trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành và trên các phương tiện công bố thông tin của UBCKNN [14]
2.8.2.1. Công bố thông tin đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước và phát hành trái phiếu quốc tế.
48
* Đối với phát hành trái phiếu trong nước
a) Doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm công bố thông tin cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc công bố thông tin không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo, mời chào và không được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp công bố thông tin theo pháp luật về chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. Nội dung công bố thông tin bao gồm:
- Tổng giá trị trái phiếu và kỳ hạn phát hành;
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phát hành;
- Phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu, phương án trả nợ gốc, lãi trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền thông qua;
- Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm (nếu có).
b) Sau mười lăm (15) ngày kể từ khi hoàn tất đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải thực hiện công bố thông tin về kết quả đợt phát hành với các nội dung cơ bản sau:
- Khối lượng trái phiếu phát hành thành công; - Kỳ hạn và lãi suất trái phiếu.
* Đối với phát hành trái phiếu quốc tế: Doanh nghiệp bao gồm NHTM phát
hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thực hiện công bố thông tin theo quy định tại thị trường phát hành.
Thực tế cho thấy thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng còn tồn tại nhiều lỗ hổng từ cơ chế, chính sách vẫn hiện hữu và chưa được “vá”. Cũng có một số ý kiến xuất phát từ chính những cơ quan có thẩm quyền cho rằng họ còn có mặt này mặt khác non yếu. Và những non yếu đó là nguyên nhân khiến sự quản lý không theo kịp sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng
49
các cơ quan quản lý Nhà nước và những người tạo ra chính sách chẳng “non” chút nào, họ biết rõ về sự vận hành của thị trường. Hơn nữa, những người làm chính sách cho thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có rất nhiều cơ hội quan sát, học hỏi từ các thị trường phát triển trên thế giới. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế gới cho thấy minh bạch thông tin trong phát hành trái phiếu nói riêng và trong thị trường chứng khoán nói chúng là việc làm quan trọng. Không minh bạch thì dù có công bố lợi nhuận tốt, thị trường cũng dễ hoảng loạn. Do cơ chế giám sát không tốt, cơ quan quản lý không đủ mạnh và chưa đủ tầm bao quát nên cũng góp phần làm cho “kỷ luật thông tin” ở các doanh nghiệp không nghiêm. Như vậy, về phía doanh nghiệp, công bố thông tin theo định kỳ, ngoài khía cạnh là một nghĩa vụ phải làm, doanh nghiệp nên nhận thức rằng nghĩa vụ công bố thông tin là một điều cần phải tuân thủ. Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chủ động “tiếp thị thông tin” đến nhóm nhà đầu tư hay nhà đầu cơ phù hợp với chiến lược đầu tư phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Việc minh bạch thông tin giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhà đầu tư đồng hành với mình trong phát triển sản xuất kinh doanh qua từng giai đoạn. Có thể khẳng định rằng minh bạch thông tin, vừa là nghĩa vụ, vừa là lợi ích của chính doanh nghiệp [22]
* Báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước
Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đợt phát hành, NHTM báo cáo bằng văn bản kết quả phát hành trái phiếu theo mẫu về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi NHTM đó đóng trụ sở chính.
2.9 Quyền lợi của người mua trái phiếu và trách nhiệm của NHTM
Quyền lợi của người mua trái phiếu
Người mua trái phiếu của các tổ chức tín dụng nói chung và của các Ngân hàng TMCP nói riêng bao gồm các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân thường là những hộ gia đình, những người có vốn tiết kiệm nhàn rỗi;
50
thay vì đem gửi khoản tiền này vào ngân hàng thì họ đầu tư vào trái phiếu để có thể nhận được tiền lãi và các khoản chênh lệch giá khi bán trái phiếu. Đối với các nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, … đây là những tổ chức có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm về chứng khoán. Các tổ chức đầu tư sẽ sử dụng số vốn huy động được từ dân chúng để tạo ra lợi nhuận bằng việc đầu tư vào trái phiếu trên thị trường TPDN.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán nói chung và nhà đầu tư trái phiếu nói riêng là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật chứng khoán của hầu hết các nước trên thế giới cũng như trong pháp luật Việt Nam. Ngay từ khi mới ban hành pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã dành riêng một điều luật (Điều 19) để quy định về bảo vệ quyền lợi của người đầu tư. Tiếp đó, ngày 28/11/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 48, trong đó cũng khẳng định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là một nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán (Điều 2 Nghị định số 144). Vừa qua, ngày 23/6/2006, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Chứng khoán, Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tại Điều 4 Luật Chứng khoán tiếp tục khẳng định hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”.
Có thể nói, quyền sở hữu trái phiếu (chứng khoán) có những điểm đặc thù so với quyền sở hữu các loại tài sản khác, bởi lẽ, chứng khoán (trái phiếu) là những hàng hoá đặc thù của thị trường chứng khoán (TTCK), là một loại quyền tài sản (theo Điều
51
181 Bộ Luật Dân sự), là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành, được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử (Khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán). Trong đó, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của tổ chức phát hành (NHTM). Những người này được gọi là nhà đầu tư chứng khoán khi họ tham gia các giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán trên TTCK. Chứng khoán (trái phiếu) có 3 đặc tính cơ bản là tính rủi ro, tính thanh khoản và tính sinh lợi. Tính rủi ro của chứng khoán được lý giải bởi nguyên nhân giá trị của chứng khoán có thể thay đổi do kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý của nhà đầu tư khi tiếp cận và phân tích thông tin không chính xác. Vì vậy, khi sở hữu chứng khoán của tổ chức phát hành nào đó thì rủi ro đã được chuyển từ tổ chức phát hành sang người sở hữu chứng khoán (trái phiếu). Tính thanh khoản của chứng khoán (trái phiếu) giúp cho người sở hữu thực hiện được các quyền năng của mình (quyền định đoạt) thông qua việc chuyển chứng khoán thành tiền mặt hoặc tặng, cho, thừa kế. Tính sinh lợi của chứng khoán (trái phiếu) cho phép người sở hữu nó có thể nhận được những khoản lợi nhuận nhất định. Nhờ có đặc tính này mà chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng rất hấp dẫn nhà đầu tư. Những đặc thù trên của chứng khoán sẽ là cơ sở để tiếp cận nội dung quyền sở hữu chứng khoán [22]
Nội dung của quyền sở hữu chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng là vấn đề cơ bản khi nghiên cứu về sở hữu chứng khoán. Hiện nay quyền sở hữu các loại chứng khoán nêu trên được điều chỉnh chủ yếu bởi các đạo luật sau đây: Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Vì vậy, quyền sở hữu chứng khoán cũng thường được nhìn nhận bao gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu (nắm giữ, quản lý), quyền sử dụng (khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức), quyền định đoạt (chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở hữu). Tuy nhiên, biểu hiện của các quyền năng trên
52
rất đa dạng và rất khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích của người sở hữu chứng khoán, loại chứng khoán. Có thể nói, về cơ bản, quyền sở hữu trái phiếu bao gồm các quyền sau đây:
- Quyền nhận lợi nhuận từ việc sở hữu chứng khoán. Đây là quyền của người sở hữu trái phiếu xuất phát từ đặc thù của chứng khoán có tính sinh lợi. Có thể nói, tuỳ thuộc vào mục đích của người sở hữu trái phiếu mà họ có thể nhận lợi nhuận dưới các góc độ khác nhau. Nếu người sở hữu trái phiếu có ý định nắm giữ chứng khoán trong thời gian dài thì mức lợi nhuận được hưởng sẽ là lãi suất. Trong trường hợp này, người sở hữu vừa có các quyền và lợi ích của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản là trái phiếu vừa có lợi ích của chủ nợ đối với tổ chức phát hành đó. Ngược lại, nếu người sở hữu chỉ quyết định nắm giữ các trái phiếu đó trong thời gian hạn chế, khi giá trị trái phiếu tăng sẽ bán ra thị trường thì lợi nhuận thu được từ việc sở hữu trái phiếu chủ yếu là mức chênh lệch giữa giá mua hoặc vốn bỏ ra ban đầu và giá bán. Trong trường hợp này, quyền sở hữu trái phiếu được thể hiện chủ yếu ở quyền quyết định mua, bán trái phiếu để kiếm lợi.
- Quyền được cung cấp thông tin: Đây là quyền đặc trưng của người sở hữu trái phiếu so với sở hữu các loại tài sản khác. Khi sở hữu trái phiếu, người sở hữu có toàn quyền hưởng lợi do trái phiếu đem lại. Người sở hữu trái phiếu muốn thực hiện được các quyền năng của mình như quyền định đoạt đối với trái phiếu (khi mua, bán, chuyển