Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt

Một phần của tài liệu Pháp luật phát hành trái phiếu của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 44)

2.6.1. Đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước

* Nội dung cơ bản của phương án phát hành trái phiếu

(i) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

40

(ii) Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;

(iii) Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;

(iv) Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;

(v) Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;

(vi) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu; (vii) Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.

* Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu và phương án này được phê duyệt bởi đại hội đồng cổ đông (đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền). Đối với các loại trái phiếu khác, phương án phát hành sẽ được phê duyệt bởi Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt căn cứ vào mô hình công ty và Điều lệ công ty. Pháp luật hiện hành quy định đối với các doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp tự quyết định phương án phát hành trái phiếu và tự chịu trách nhiệm về việc phát hành trái phiếu của mình.

 Theo quy định của Luật DN, việc chào bán, chuyển nhượng cổ phần/ phần vốn góp trước hết phải dành quyền ưu tiên mua cho cổ đông/ thành viên hiện hữu trong doanh nghiệp, sau đó mới đến đối tác bên ngoài. Do đó doanh nghiệp phát hành nên có quy định về ưu tiên theo thứ tự và đối tượng mua trái phiếu trong phương án phát hành của mình. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu được coi như là một công

41

cụ lưỡng tính khi so sánh với phương án phát hành hoặc chào bán cổ phần/ phần vốn góp, phương án phát hành trái phiếu có điểm lợi là có thể chống lại khả năng thâu tóm doanh nghiệp trong tay một số nhà đầu tư có tiềm lực tài chính khi trái phiếu được phát hành cho nhiều nhà đầu tư mua cùng một lúc.

2.6.2. Đối với phát hành trái phiếu ra công chúng

Theo quy định của Luật CK năm 2006, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2010 thì Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng. Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về nội dung phát hành trái phiếu ra công chúng. Còn về thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu ra công chúng thì giống như thẩm quyền phê duyệt phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu quốc tế.

2.6.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế

* Nội dung cơ bản của phương án phát hành trái phiếu quốc tế

Ngoài việc tuân thủ các nội dung về phương án phát hành trái phiếu trong nước thì nội dung của phát hành trái phiếu quốc tế còn có các nội dung sau:

(i) Dự kiến đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu;

(ii) Dự kiến thị trường phát hành, phân tích về điều kiện thị trường phát hành và việc đáp ứng các điều kiện của thị trường phát hành;

(iii) Dự kiến lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan;

(iv) Kế hoạch bố trí nguồn vốn, phương thức thanh toán gốc, lãi, và xử lý các rủi ro tài chính.

 Như vậy, các quy định về nội dung phương án phát hành trái phiếu quốc tế chặt chẽ và chi tiết hơn so với các quy định về nội dung phương án phát hành trái

42

phiếu trong nước. Điều này xuất phát từ sự khác biệt về quy mô và điều kiện phát hành của hai loại trái phiếu này.

* Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu

Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu quốc tế giống với thẩm quyền phê duyệt phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước và phát hành ra công chúng. Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phương án phát hành trái phiếu. Đối với các loại trái phiếu khác, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.

2.7 Hồ sơ, phương thức và thời hạn xem xét việc phát hành trái phiếu của NHTM. NHTM.

2.7.1 Hồ sơ phát hành trái phiếu

Hồ sơ phát hành là các tài liệu pháp lý do doanh nghiệp phát hành phối hợp cùng các tư vấn pháp lý và các tổ chức có liên quan chuẩn bị theo quy định của luật pháp tại thị trường phát hành và quy định tại Nghị định này. Doanh nghiệp sử dụng hồ sơ phát hành để đăng ký phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trái phiếu là một loại giấy tờ có giá dài hạn nên hồ sơ phát hành trái phiếu phải tuân theo các quy định về hồ sơ phát hành trái phiếu đối với giấy tờ có giá dài hạn tại Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN về phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng như sau:

Đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính.

2. Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính, trong đó nêu rõ mục đích phát hành, phương án sử dụng vốn thu được từ phát hành giấy tờ có giá dài hạn; Tổng mệnh giá phát hành, mệnh giá, tên gọi của giấy tờ có giá, đồng tiền phát

43

hành, địa điểm phát hành, phương thức phát hành, hình thức phát hành, thời hạn, lãi suất, phương thức trả lãi, địa điểm trả gốc và lãi, người mua giấy tờ có giá, số lượng và thời gian dự kiến của từng đợt phát hành; Các điều kiện và điều khoản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và người mua. Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Hội đồng quản trị thông qua.

3. Phương án phát hành trái phiếu để bổ sung vốn tự có của tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước phải được Bộ Tài chính chấp thuận.

4. Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất được kiểm toán và tính đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành. Các tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động dưới 2 năm gửi các báo cáo tài chính từ khi bắt đầu hoạt động đến thời điểm có đơn đề nghị phát hành. Nội dung của các báo cáo tài chính thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo đối với các tổ chức tín dụng. Trường hợp nộp hồ sơ phát hành trong Quý I hàng năm, tổ chức tín dụng có thể nộp báo cáo tài chính của năm trước đó chưa được kiểm toán và phải nộp các báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi hoàn tất kiểm toán.

5. Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

6. Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn của năm tài chính. 7. Điều lệ và Giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu) 8. Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác (nếu có).

Ngoài ra, tùy vào việc phát hành từng loại trái phiếu cụ thể mà NHTM cổ phần chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu cụ thể như sau:

2.7.1.1. Đối với phát hành trái phiếu trong nước

Để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm (Điều 16, Nghị định 90): a) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của các cấp có thẩm quyền; b) Các tài liệu

44

và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để phát hành trái phiếu; c) Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có); d) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý và các tài liệu liên quan khác (nếu có); đ) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp.

2.7.1.2. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế

Theo quy định tại điều 27, Nghị định 90/2011/NĐ-CP thì hồ sơ phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm: a) Phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và chấp thuận theo quy định tại Nghị định này; b) Bản cáo bạch; c) Hợp đồng bảo lãnh phát hành; hợp đồng bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý thanh toán (nếu có); d) Hợp đồng tư vấn pháp lý; đ) Ý kiến pháp lý; e) Các thỏa thuận đại lý; g) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp; h) Xác nhận của công ty đánh giá hệ số tín nhiệm về hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành; i) Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc doanh nghiệp đã đăng ký trị giá trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; k) Các tài liệu khác theo quy định tại thị trường phát hành.

2.7.2. Phương thức phát hành trái phiếu

Trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung được phát hành thông qua các chế đinh tài chính được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh và dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật theo các phương thức: Đấu thầu phát hành

45

trái phiếu; Bảo lãnh phát hành trái phiếu; Đại lý phát hành trái phiếu; Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

2.7.3 Thời hạn xem xét việc phát hành trái phiếu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định về việc phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính của tổ chức tín dụng bao gồm các NHTM.

Thời hạn xem xét và ra quyết định về việc phát hành trái phiếu của năm tài chính của tổ chức tín dụng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành của NHTM. [13]

Đối với trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền thì thời hạn xem xét và ra quyết định về việc phát hành trái phiếu quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phát hành của NHTM.

2.8 Thông báo phát hành trái phiếu và công bố thông tin 2.8.1. Thông báo phát hành trái phiếu 2.8.1. Thông báo phát hành trái phiếu

Điều 25, Quyết định số 07/2011/QĐ-NHNN đã quy định cụ thể về việc thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn (trong đó có trái phiếu) của các tổ chức tín. Theo đó, các NHTM thực hiện về việc thông báo phát hành trái phiếu như sau:

(1) NHTM chủ động tổ chức các đợt phát hành trái phiếu trong phạm vi kế hoạch phát hành của năm tài chính đã được xét duyệt. (2) Trường hợp tổ chức tín dụng đã được chấp thuận kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính nhưng không tổ chức phát hành phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). (3) Trước thời điểm phát hành ít nhất ba ngày làm việc, NHTM phải gửi Thông báo phát hành giấy tờ có giá dài hạn của đợt phát hành dự kiến về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).

* Thông báo phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung sau: Tên tổ chức tín dụng phát hành; Loại trái phiếu; Tổng mệnh giá của đợt phát hành; Phương thức phát

46

hành; Hình thức phát hành; Địa điểm phát hành; Thời hạn trái phiếu; Thời hạn phát hành; Lãi suất, Phương thức trả lãi, Thời điểm, địa điểm trả lãi; Địa điểm thanh toán tiền gốc trái phiếu; Các nội dung thông báo khác của NHTM phát hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHTM chỉ được phát hành vượt quá kế hoạch đã được xét duyệt khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Hồ sơ đề nghị xem xét bổ sung kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn của năm tài chính bao gồm: Đơn đề nghị phát hành giấy tờ có giá dài hạn bổ sung, kế hoạch phát hành giấy tờ có giá dài hạn điều chỉnh, kế hoạch kinh doanh của năm tài chính điều chỉnh.

2.8.2. Công bố thông tin phát hành trái phiếu

Có thể nói thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng là thị trường cao cấp, thị trường của thông tin. Với một nhà đầu tư khi tham gia thị trường này, họ phải có thông tin và kỹ năng đầu tư. Thiếu một trong hai, nhà đầu tư sẽ thất bại. Vì vậy, việc minh bạch thông tin của thị trường chứng khoán nói chung và của thị trường trái phiếu nói riêng là điều quan trọng và cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư góp phần làm bình ổn và phát triển thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Pháp luật Việt Nam đã có những khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với việc phát hành trái phiếu như sau:

2.8.2.1. Công bố thông tin đối với chào bán trái phiếu ra công chúng.

Theo quy định tại Điều 102 Luật CK năm 2006, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010 thì việc công bố thông tin của tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng được quy định như sau:

(i) Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật chứng khoán năm 2006. Theo đó, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm

47

toán, tổ chức phát hành phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 của Luật này.

(ii) Tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 và khoản 3 Điều 101 của Luật chứng khoán năm 2006. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế thì các quy định trong Luật CK năm 2006 về công bố thông tin chưa đủ mạnh và chưa có các quy định chi tiết cụ thể về phát hành trái phiếu ra công chúng, mức độ minh bạch thông tin của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng ở Việt Nam hiện rất kém. Việc bảo vệ nhà đầu tư nhỏ từ chính sách thông tin vĩ mô, giao dịch mua bán… không được đảm bảo. Nhà đầu tư không được bảo vệ thì họ sẽ nhanh chóng rút vốn. Nhà đầu tư rút vốn thì thị trường suy giảm, thậm chí khủng hoảng [21]. Để hoàn thiện và khắc phục những nhược điểm về việc công bố thông tin đối với phát hành trái phiếu ra công chúng, ngày 5 tháng 4 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó Tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ về Báo cáo tài chính năm, Báo cáo thường niên theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư; việc công bố thông tin bất thường theo quy định tại điểm

Một phần của tài liệu Pháp luật phát hành trái phiếu của Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 44)