Sau khi thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, trái phiếu của chủ thể phát hành sẽ được sở hữu rộng rãi bởi các nhà đầu tư. Sự thành bại của chủ thể phát hành trong quá trình kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi của các nhà đầu tư có được từ lãi trái phiếu. Để bảo vệ lợi ích thỏa đáng của các nhà đầu tư và cũng để củng cố lòng tin của họ vào thị trường chứng khoán, pháp luật mà cụ thể là Luật Chứng khoán đã đề ra các điều kiện mà tổ chức phát hành phải thỏa mãn để được chào bán trái phiếu ra công chúng như sau:
Theo Điều 12 của Luật chứng khoán, điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
35
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
Hiện nay, theo Luật Chứng khoán năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010, các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng cũng được các nhà làm luật thiết kế có phân biệt giữa chào bán cổ phiếu, chào bán trái phiếu và chào chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng. Những quy định của Luật Chứng khoán về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng còn lưu ý đến địa vị pháp lý của chủ thể phát hành cũng như địa vị pháp lý của nơi chào bán trái phiếu, vì vậy điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng có sự phân biệt giữa công ty cổ phần, công ty TNHH và quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần và doanh nghiệp thành lập mới; giữa chào bán trái phiếu trong nước với chào bán trái phiếu quốc tế.
Ngoài ra theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, thì tổ chức phát hành phải mở một tài khoản riêng tại NHTM để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trường hợp tổ chức phát hành là NHTM thì phải lựa chọn một NHTM khác để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước về kết quả chào
36
bán kèm theo xác nhận của NHTM nơi mở tài tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.