Theo điều 8 nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của thủ tướng chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã quy định nôi dung dự toán công trình như sau:
- Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đây gọi là định mức tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó.
Chi phí NVL thực tế là những chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện các bộ phận kết cấu công trình, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể công trình xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: sắt thép, xi măng, gạch, gỗ, đá, sỏi, tấm xi măng đúc sẵn, kèo sắt, cốp pha, đà giáo…
Chi phí NVL theo dự toán là chi phí NVL mà được lập dựa trên khối lượng công việc trên bản vẽ thi công và định mức nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện khối lượng công việc đó.
Trong xây lắp thường thì chi phí thực tế khác với dự toán. Nguyên nhân là do giá cả thị trường biến động, do điều kiện tự nhiên mà phải thay đổi hoặc bổ sung thêm các vật liệu thiết bị…Vậy khi có sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá dự toán thì được điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây và được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây ( Điều 22 nghị định số 99/2007/NĐ-CP).
- Khi ký hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính đối với những công việc hoặc khối lượng công việc mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện.
- Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó.
- Các đơn giá mà chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng và được ghi rõ trong hợp đồng.
- Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong trường hợp giá NVL có biến động lớn so với hợp đồng thì xử lý như sau: Theo thông tư số 05/2008/TT-BXD quy định
Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án. Phần chi phí bổ sung do điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định bằng dự toán chi phí xây dựng bổ sung và là căn cứ để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu, điều chỉnh dự toán công trình và điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Căn cứ vào nội dung của từng hợp đồng cụ thể, dự toán chi phí xây dựng bổ sung có thể xác định bằng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu hoặc bằng cách tính bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp. Dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định như phụ lục kèm theo Thông tư này như sau:
1. Điều chỉnh giá vật liệu tính theo bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp.
VL = i n i ix C L Q ∑ =1 Trong đó: Q
i là khối lượng của loại vật liệu thứ i trong khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng giá.
CL
i là chênh lệch giá của loại vật liệu thứ i tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng hoặc trong dự toán gói thầu.
Giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh được xác định theo giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo.
Trường hợp giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo ở cùng thời điểm tương ứng thì CL
i là chênh lệch giá của giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo tại thời điểm điều chỉnh và giá vật liệu xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo ở cùng thời điểm tương ứng.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo giá vật liệu xây dựng không kịp thời hoặc không phù hợp với thực tế hoặc giá vật liệu xây dựng không có trong thông báo thì chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ chứng từ, hóa đơn hợp lệ để xác định giá vật liệu xây dựng và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác.
2. Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng theo hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu. VL = G
VL x P x K Trong đó:
G VL
là chi phí vật liệu trực tiếp trong hợp đồng.
P là tỷ trọng chi phí vật liệu bị tăng giá trong hợp đồng.
K là hệ số tăng giá vật liệu xây dựng tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu trong hợp đồng của vật liệu xây dựng bị tăng giá.