Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty hóa dầu Petrolimex (Trang 47)

5. Phương pháp nghiên cứu nghiên

2.2.4.2Kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo

Bảng 2.4: Thống kê thực tế công tác đào tạo nguồn nhân lực PLC giai đoạn 2010 - 2012

Chi tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012

Lao động được đào tạo Người 433 518 533

SL khóa đào tạo được thực hiện Khóa 22 12 19

SL khóa đào tạo theo kế hoạch Khóa 25 13 20

Mức chi phí đào tạo bình quân/ lao động được đào tạo

Triệu đồng/

người 1.810.582 2.413.169 2.277.673

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động đào tạo năm 2010, 2011, 2012 phòng TCHC)

Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy:

Mức chênh lệch giữa số lượng khóa đào tạo đã thực hiện so kế hoạch giảm, công tác đào tạo của công ty được hiệu quả..Cụ thể qua các năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 3 khóa, 1 khóa. Mức chênh lệch này ngày càng thấp cho thấy hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo ngày càng cao.

Chi phí đào tạo qua các năm: Chi phí đào tạo tăng quá các năm tăng tuy nhiên năm 2012 giảm một chút so với năm 2011 điều này chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực của công ty ngày càng được cải tiến, giảm thiểu được chi phí đào tạo.Tuy nhiên mức chi phí đào tạo bình quân trên một lao động tăng qua các năm cho thấy chất lượng cho công tác đào tạo ngày càng được cải thiện.

Cùng với đó theo khảo sát thì mức độ hài lòng của người lao động về thời gian và nội dung thông báo khóa đào tạo cho CB-NLĐ có 62% người lao động hài lòng với khâu thông báo, sắp xếp chương trình đào tạo, 15% rất hài lòng, 23% CB-NLĐ không hài lòng. Vì vậy cần cải thiện khâu sắp xếp để người lao động có thể nắm bắt được thông tin, thời gian đào tạo kịp thời và yên tâm tham gia đào tạo. Như vậy người lao động có thể thoải mái tham gia hoạt động đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực, kiến thức cho bản thân cũng như góp phần tăng năng suất lao động của công ty.

2.2.5 Đánh giá hiệu quả đào tạo

Tổng công ty hóa dầu Petrolimex đã và đang thực hiện việc đánh giá chương trình đào tạo theo những nội dung sau:

Mục tiêu đào tạo có đạt được hay không? Những điểm yếu, điểm mạnh của của chương trình đào tạo? Đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.

Kết quả của chương trình đào tạo nguồn nhân lực gồm các cấp độ:

Kết quả học tập: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo.

Áp dụng vào công việc: khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo

Sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực: đóng góp vào kết quả của tổ chức như năng suất và hiệu suất thực hiện công việc, giảm tỷ lệ phàn nàn của khách hàng về các dịch vụ cung cấp…

Hiệu quả đầu tư: chi phí bình quân cho một người tham gia đào tạo; thời gian thu hồi chi phí đầu tư..

Để đo lường các kết quả trên, có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.

• Đánh giá hiệu quả đào tạo

Để đánh giá hiệu quả đào tạo công ty tiến hành đánh giá dựa trên tiêu chí: - Dựa trên các chứng chỉ, bằng cấp của các nhân viên sau khi học đã tham gia khóa học đào tạo được cấp tại các cơ sở: Loại bằng Giỏi, Khá, Trung bình cũng phần nào thể hiện kết quả của CB-CLĐ được đào tạo.

Công ty đánh giá nhân viên thông qua các bản câu hỏi đánh giá, thảo luận nhóm trực tiếp với nhân viên đi học ngay sau khóa đào tạo để thấy được thái độ của người học và giảng viên đã tiến hành đào tạo những nội dung, kiến thức và kỹ năng gì?

- Hàng năm, công ty đều tổ chức thi nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên. Sau khi có kết quả thi nâng bậc, cán bộ công nhân viên có thể nhận được một trong số các quyết định sau:

Người lao động được nâng bậc. Người lao động được giữ nguyên bậc.

Người lao động bị hạ bậc.

Bảng 2.5: Kết quả thi nâng bậc lương giai đoạn 2010- 20112

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số lao động dự thi nâng bậc (người) 22 25 28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lao động được nâng bậc (người) 19 23 27

Số lao động giữ nguyên bậc 3 2 1

Số lao động bị hạ bậc (người) 0 0 0

Tỷ lệ % được lên bậc (%) 86,36 92 96,43

(Nguồn: Báo cáo thường niên Phòng Tổ chức hành chính Tổng công ty PLC 2012)

Thống kê qua 3 năm 2010, 2011, 2012 cho thấy, số lao động dự thi nâng bậc lương có xu hướng tăng, số lao động dự thi nâng bậc năm 2010 là 22 người thì đến năm 2012 là 28 người (tăng 5 người). Số lao động được nâng bậc ngày càng tăng: năm 2010 có 19 người đến năm 2012 tăng lên thành 27 người. Điều này chứng tỏ chất lượng lao động ngày càng cao, người lao động chú trọng hơn đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mình. Tuy nhiên số người tham gia dự thi nâng bậc ở PLC vẫn còn hạn chế so với số lượng người lao động được tham gia đào tạo.

So sánh giữa Bảng 2.4 Thống kê thực tế công tác đào tạo tại Tổng công ty hóa dầu Petrolimex giai đoạn 2010-2012 ta thấy chi phí đào tạo càng tăng thì số lượng lao động thi nâng bậc cũng tăng qua các năm. Dấu hiệu này cho thấy hiệu quả đào tạo của Tổng công ty khi mà đầu tư chi phí lớn hơn thì kết quả mang lại cũng cao hơn.

Đánh giá của bản thân người lao động về mức độ hiệu quả của khóa đào tạo : Dựa vào phiếu khảo sát ta thấy 66,7 % các đối tượng được đào tạo cho rằng lượng kiến thức họ thu nhận được so với mong muốn ban đầu là khoảng 80- 90%. Điều này cho thấy chất lượng của các chương trình học là khá cao. Mục tiêu của người lao động và doanh nghiệp đều đạt được tuy nhiên hiệu chưa phải là cao nhất có thể

phải xem xét, đánh giá lại các quy trình của công tác đào tạo đã hợp lý hay chưa, chỗ nào được và chưa được để xử lý, thay đổi.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty hóa dầu Petrolimex (Trang 47)