Cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty hóa dầu Petrolimex (Trang 29)

5. Phương pháp nghiên cứu nghiên

2.1.3.2Cơ cấu nguồn nhân lực

a, Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Qua bảng dưới ta nhận thấy chất lượng lao động Công ty được nâng cao cả về trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện. Lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học

và trên Đại học luôn chiếm trên 55% trong tổng số lao động toàn Công ty. Đây là lực lượng lao động có vai trò quyết định, điều hành mọi hoạt động SXKD của Công ty bao gồm Ban lãnh đạo, nhân viên cán bộ quản lý, kỹ sư… tập trung chủ yếu tại văn phòng Tổng công ty – trung tâm đầu não của PLC. Từ đó cho thấy ban lãnh đạo công ty rất quan tâm đến chất lượng đội ngũ lao động.

Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2010, 2011, 2012 Năm Trình độ 2010 2011 2012 Tăng (giảm) 2012 so với 2011 Số người % Số người % Số người % Số người % Trên đại học 20 2.01 25 2.99 30 3.63 +5 +0.64 Đại học 260 40.12 272 40.66 275 39.97 +3 -0.69 Cao đẳng, trung cấp 80 10.8 72 10.76 63 10.61 -9 -0.15 Công nhân kt 288 47.07 310 45.59 315 42.79 +5 -2.8 Tổng 648 100 669 100 688 100 +19 -3

(Nguồn: Báo cáo thường niên Phòng Tổ chức hành chính Tổng công ty PLC 2012)

Số lượng lao động có trình độ trên Đại học tăng từ 2,01% năm 2010 lên 3,63% năm 2012 (tăng 1,62%) tương ứng với tăng 12 người. Số lượng lao động có trình độ Đại học năm 2012 tăng 3 người so với năm 2011 nhưng giảm về tỷ trọng trong tổng số lao động toàn Tổng công ty, chỉ còn 39,97%.

Điều này chứng tỏ: PLC có một nguồn nhân lực mạnh với đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên viên, kỹ sư…có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, tích cực trong làm việc và học tập. Bên cạnh đó, Tổng công ty còn có đội ngũ công nhân lành nghề, có tác phong và kỹ năng lao động công nghiệp, phù hợp với công việc đảm nhiệm.

Công tác đào tạo qua các năm đạt hiệu quả, người lao động có trình độ lao động đại học, trên đại học tăng; trình độ trung cấp, cao đẳng giảm.

Công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu lao động theo trình độ. Công tác đào tạo cần chú trọng đến việc đào tạo CNKT nhằm mục tiêu nâng cao tay nghề của CNKT, tăng hiệu quả sản xuất. Cùng với đó là việc tăng số lượng người học, các khóa học, chi phí cho công tác đào tạo CNKT. Công ty cũng cần phải đầu tư cho công tác đanh giá hoạt động đào tạo cho CNKT: thi nâng bậc sau khi kết thúc khóa đào tạo.

b, Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính

Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính năm 2012

Độ tuổi Giới tính Tổng Nam Nữ Số lượng % <= 30 272 41 313 45.49 31 – 40 105 77 182 26.45 41 – 50 64 59 153 22.23 > 50 31 9 40 5.83 Tổng Số lượng 472 186 688 100 % 68.6 31.4

(Nguồn: Báo cáo thường niên Phòng Tổ chức hành chính Tổng công ty PLC 2012)

Lao động trong công ty chủ yếu từ 30 đến 40 tuổi. Ở độ tuổi này người lao động có nhu cầu được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc lớn. Đây cũng là lực lượng lao động lòng cốt kế cận trong tương lai vì vậy công tác đào tạo cho độ tuổi này rất quan trọng. Công ty cần tạo điều kiện tốt nhất tạo điều kiện cho họ tham gia hoạt động đào tạo. Ngoài ra các chương trình đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tin học, ngoại ngữ rất cần thiết cho người lao động trong độ tuổi này. Đây là độ tuổi được đánh giá có khả năng học tập cao, nhạy bén hơn lưa tuổi già.

Qua bảng trên ta thấy số lao động nam chiếm 68.6%, nữ chiếm 31.4% tổng số lao động. Số lao động nam nhiều hơn số lao động nữ là 286 người, tương ứng với 37,4%.

Số lao động nam chiếm đa số trong tổng công ty. Sở dĩ lao động nam chiếm tỷ lệ lớn là do đặc điểm hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty là chủ yếu làm việc với hóa chất, sản xuất các sản phẩm hóa dầu, kinh doanh xăng dầu. Vì vậy lao động nữa chiếm ít hơn và chủ yếu là lao động quản lý. Lao động nữ trong công ty chủ yếu là làm các công việc hành chính, quản lý và họ thường có nhu cầu đào tạo ở độ tuổi dưới 40, đây cũng là độ tuổi trong giai đoạn sinh đẻ, lo toan gia đình vì vậy công tác đào tạo cho CB-NLĐ nữ cần chú ý tới việc đảm bảo giờ giấc, hình thức đào tạo, thời gian và cơ sở đào tạo thuận lợi để khuyến khích họ tham gia công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng.

Mặt khác lao động nam có khung thời gian thoải mái hơn , sức khỏe tốt hơn lao động nữ vì vậy có thể tham gia các chương trình đào tạo trong thời gian dài hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty hóa dầu Petrolimex (Trang 29)