Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá không những chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong thuộc phạm vi giải quyết của công ty mà còn phải chịu những nhân tố bên ngoài vượt ra khỏi phạm vi giải quyết của công ty. Có những nhân tố mà chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mới có thể giải quyết được.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá, Công ty có một số kiến nghị với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Hội thẩm định giá như sau:
* Đối với Cục Quản lý giá:
- Xây dựng một kế hoạch tổng thể phát triển ngành thẩm định giá dài hạn, đặt ra các bước đi cụ thể cho lộ trình thực hiện. Hoạch định các chính sách liên quan đến các nội dung xây dựng văn bản pháp quy, phát triển nguồn nhân lực, thị trường thẩm định giá…
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá trong việc thiết lập hệ thống chính sách thẩm định giá, vai trò của doanh nghiệp và cá nhân hành nghề thẩm định giá theo hướng vừa tăng cường vai trò quản lý, giám sát thống nhất của Bộ Tài chính trong lĩnh vực thẩm định giá trị tài sản, vừa tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan trong hành nghề của thẩm định viên.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thẩm định giá tài sản đi đôi với tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đổi mới một cách căn bản mô hình hoạt động của các loại hình kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thẩm định giá tài sản.
Hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp tư vấn thẩm định giá tài sản của Việt Nam có sức cạnh tranh cao, có uy tín trên thị trường trong nước và vươn ra thẩm định giá tài sản trên thị trường ở các nước trong khu vực ASEAN.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn thẩm định giá để các doanh nghiệp có cơ sở áp dụng và thi hành theo đúng quy định. Do ngành thẩm định giá ở nước ta còn tương đối mới mẻ nên việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật còn trong tình trạng vừa làm, vừa nghiên cứu, xây dựng nên chưa được đầy đủ và chặt chẽ. Trước mắt,
74
Cục Quản lý giá cần kết hợp với Hội thẩm định giá và các doanh nghiệp hoàn thiện bộ tiêu chuẩn thẩm định giá và tương lai sẽ xây dựng các chuẩn mực thẩm định giá cho phù hợp với thông lệ Việt Nam và luật pháp quốc tế. Về lâu dài, từng bước chuẩn hóa trình độ thẩm định viên về giá theo hướng: cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Cục quản lý giá cần xây dựng hệ thống các chế tài để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá khi xảy ra những vi phạm một cách chặt chẽ để xử lý các trường hợp như không thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định giá, không tuân thủ các qui định về hành nghề, vi phạm đạo đức nghề nghiệp,…
- Đưa ra khung phí dịch vụ thẩm định, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh về giá bằng cách hạ giá dịch vụ xuống mức quá thấp, hoặc “chạy đua” về thời gian không phù hợp để thu hút khách hàng. Tránh tình trạng thẩm định viên về giá có hành vi thông đồng với khách hàng để xác định giá trị tài sản sai lệch với giá trị thị trường của nó, làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan tham gia thị trường hay “cho thuê thẻ” ở những đơn vị hành nghề thẩm định.
- Tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tạo điều kiện cho công ty có thể liên kết liên doanh với nước ngoài.
- Nghiên cứu, mở rộng đối tượng được phép dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá một cách hợp lý, có tiêu chí rõ ràng, tạo điều kiện cho nghề thẩm định giá phát triển nhiều hơn số lượng thẩm định viên trong những năm tới.
* Đối với Hội Thẩm định giá:
- Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết, tuyên dương giúp doanh nghiệp có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm và gặp mặt giữa các doanh nghiệp để có thể hợp tác hoặc hỗ trợ nhau khi cần thiết.
- Tăng cường vai trò cho Hội thẩm định giá Việt Nam trong việc: cấp phép hành nghề, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp trong ngành. Việc tổ chức thi và cấp thẻ thẩm định viên về giá nên sớm giao cho Hội thẩm định giá Việt Nam là đơn vị duy nhất thực hiện việc này như thông lệ quốc tế, vì đây là hoạt động nghề nghiệp.
75
- Hội Thẩm định giá phối hợp với Cục Quản lý giá xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ cho hoạt động thẩm định giá. Ngân hàng dữ liệu này tổng hợp tất cá các thông tin về giá cả bất động sản ở nhiều tỉnh, thành và hàng hóa chuyên dụng như: trang thiết bị y tế, thiết bị trường học, vật liệu xây dựng… Hoạt động của ngân hàng này theo mô hình tự kinh doanh nhưng trong một số năm đầu rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt tài chính.
76
KẾT LUẬN
Toàn bộ nội dung của đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV” đề cập trong luận văn được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, gắn lý thuyết với thực tiễn, có tham khảo những tài liệu có liên quan. Trên cơ sở những vấn đề đã trình bày trong luận văn tác giả rút ra những kết luận sau:
*Về lý luận: Đề tài khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
*Về thực tiễn:
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy một bức tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thẩm định giá nói riêng.
- Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.
Về tổng quan: Luận văn đã nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh odanh của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV trong thời gian tới, bên cạnh đó là các kiến nghị với Nhà nước về các chính sách đối với doanh nghiệp thẩm định giá hiện đang hoạt động trong nước.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Minh An (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.
2. Nguyễn Tấn Bình (2008), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2014), Quyết định số 623/QĐ-BTC ngày 28/3/2014 Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020”, Hà Nội
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về Đầu tư vốn nhà nước vào Doanh nghiệp và Quản lý Tài chính đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, Hà Nội.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về Đầu tư vốn nhà nước vào Doanh nghiệp và Quản lý Tài chính đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày
6/8/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về Thẩm định giá,
Hà Nội.
7. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá PIV (2011-2013), Báo cáo kết quả kinh doanh.
8. Cục Quản lý Giá (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá, Nhà xuất bản Hà Nội.
9. C. Walsh (2008): Các chỉ số cốt yếu trong quản lý, NXB Tổng hợp TP.HCM. 10. Nguyễn Việt Dũng (2009), Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản của chi nhánh Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
78
11. Đại học Điện lực (2012), Tài liệu ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
12. Đặng Thị Hòa (2006), Giáo trình Kế toán Quản trị, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
13. Higgins (2005), Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội (Nguyễn Tấn Bình biên dịch).
14. NXB Chính trị Quốc gia (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ động của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam,Hà Nội.
15. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11
ngày 29/11/2005.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật giá số 11/2012/QH13, ngày 20/6/2012 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013).
18. Nguyễn Phượng (2014), “Giải pháp nâng cao năng lực ngành thẩm định giá Việt Nam”, Thời báo Tái chính Việt Nam, số 49, tr.3.
19. Vũ Thị Thanh Phương (2008), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
20. Ngọc Quang (2008), Quản lý và điều hành doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội. 21. Lê Vinh Quang (2008), Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ kinh tế ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Xuân Sinh (2005), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tê, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
23. Vũ Phương Thảo (2005), Giáo trình Nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
79
24. Nguyễn Văn Thọ (2009), “Nâng cao năng lực phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam”, Chuyên san thẩm định giá và thị trường 5, Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam .
25. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
26. Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương – Dự án VIE 01/025 (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
27. Trần Thị Thanh Vinh (2007), Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế ngành Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Hồ Tuấn Vũ (2014), Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẩm định giá tại một số quốc gia trong khu vực và bài học cho Việt Nam, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng. 29. R.Kaplan & D. Norton (2010), Thẻ điểm cân bằng- Biến chiến lược thành hành động, NXB Trẻ.
Tiếng Anh
30. Michael E.Porter (1998), Competitive Stragegy, Simon @ Schuster, New York. 31. Philip Kotler (2002), Marketing Management, Prentice Hall, New York.
32. Philip Kotler (2006), Framework for Marketing Management, Prentice Hall, New York. Website: 33. www.datc.com.vn 34. http://dntm.vn/news/ 35. http://www.tapchitaichinh.vn/ 36. http://www.gso.gov.vn/ 37. http://www.mof.gov.vn/ 38. http://www.mpi.gov.vn/ 39. www.sivc.com.vn 40. thamdinhgiasaigon.vn
80
41. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/tien-cua-toi/ong-alan-phan-dau-tu-o-vn- phai-lai-10-15-moi-dang-lam-2959687.html