Để tiến hành hoạt động kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác.
Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Tích cực thu hồi công nợ từ khách hàng để nâng cao nguồn vốn nhằm tăng nguồn vốn lưu động cho công ty để nhanh chóng mở rộng tái sản xuất. Nếu công ty thực hiện được biện pháp này thì sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn góp phần nâng
71
cao hiệu quả của công ty. Ngoài sử dụng vốn có hiệu quả công ty cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong chi phí hành chính tập trung vốn có trọng điểm.
3.3.7 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008
Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một tiêu chí khi bàn về doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hình thành và hoạt động, giữa hàng trăm các doanh nghiệp đang hoạt động cùng lĩnh vực với mình, để có thể tạo ra một ấn tượng riêng trong tâm trí khách hàng, để thu hút người tài, tạo ra một tập thể vững mạnh. Bên cạnh tăng cường năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một văn hóa mạnh.
Văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần gắn kết các thành viên trong một tổ chức. Doanh nghiệp là một tổ chức, một cộng đồng xã hội, cùng thống nhất hoạt động vì một mục tiêu chung là lợi nhuận. Để có thể tạo nên sức mạnh cho mình, bên cạnh sức mạnh về vốn, nhân lực, kinh nghiệm… doanh nghiệp cần có một sức mạnh vô hình đó là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo ra bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong đó việc tạo môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, chuyên nghiệp luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, cụ thể:
Xây dựng môi trường làm việc tốt và tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong công ty: Con người là trung tâm của mọi vấn đề, để tạo ra một bầu không khí xã hội trong công ty là điều vô cùng cần thiết, phải tạo ra được sự nhất trí, đồng lòng thúc đẩy công ty phát triển. Muốn vậy, các nhà quản lý của công ty phải là người đi đầu, định hướng xây dựng một nền văn hóa công ty lành mạnh. Tạo môi trường làm việc tốt cho CBNV, khích lệ họ bằng lợi ích kinh tế và tình cảm…
Các nhà quản trị cần áp dụng các biện pháp như nghệ thuật tâm lý trong kinh doanh để có sự ủng hộ nhiệt tình của các nhân viên. Tạo môi trường tâm lý và thân thiện giúp các thành viên trong công ty là một trong những công tác quan trọng nhằm
72
biến nỗ lực chung của mỗi cá nhân thành nỗ lực chung của công ty. Xây dựng tinh thần đoàn kết, hiểu biết, hỗ trợ nhau khi khó khăn, hoạn nạn là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Điều này tạo ra mục tiêu động lực mạnh mẽ của mọi thành viên trong công ty thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Tăng cường liên doanh, liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước:
Để cạnh tranh trên thị trường mang lại hiệu quả ngoài sự cố gắng nỗ lực bên trong của doanh nghiệp cần phải có sự hợp tác hỗ trợ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát huy thế mạnh tổng hợp cạnh tranh trên thương trường thông qua học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của doanh nghiệp bạn thông qua những thất bại nâng cao hiệu quả. Thực tế cho thấy trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp không thể một mình mà phải có sự liên kết với các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty nên tham gia vào các hội thảo, hội nghị chuyên ngành trong, ngoài nước do Cục Quản lý giá, Hội Thẩm định giá Việt Nam tổ chức vì thông qua đây, các doanh nghiệp có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn, đồng thời ký cam kết hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh lành mạnh.
Hiện nay, công ty tiến hành liên kết và hợp tác với Công ty cùng ngành như: Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam (SIVC), Công ty cổ phần Thẩm định giá và Đầu tư VIC, Công ty cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản Bất động sản DATC, trong thời gian tới Công ty nên đẩy mạnh hợp tác với các Công ty, đơn vị kiến trúc, thiết kế, xây dựng… Vì đây là các đơn vị vừa hợp tác về mặt nghiệp vụ, vừa là mối quan hệ đưa hợp đồng về cho Công ty.
- Chuẩn hóa quy trình làm việc: Việc chuẩn hóa các quy trình tài chính, hành chính -nhân sự, đặc biệt là quy trình thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng dịch vụ đáp ứng tối nhất nhu cầu khách hàng và thị trường.
73
3.4 Kiến nghị với cơ quan quản lý
Hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá không những chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong thuộc phạm vi giải quyết của công ty mà còn phải chịu những nhân tố bên ngoài vượt ra khỏi phạm vi giải quyết của công ty. Có những nhân tố mà chỉ có cơ quan quản lý nhà nước mới có thể giải quyết được.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá, Công ty có một số kiến nghị với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Hội thẩm định giá như sau:
* Đối với Cục Quản lý giá:
- Xây dựng một kế hoạch tổng thể phát triển ngành thẩm định giá dài hạn, đặt ra các bước đi cụ thể cho lộ trình thực hiện. Hoạch định các chính sách liên quan đến các nội dung xây dựng văn bản pháp quy, phát triển nguồn nhân lực, thị trường thẩm định giá…
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá trong việc thiết lập hệ thống chính sách thẩm định giá, vai trò của doanh nghiệp và cá nhân hành nghề thẩm định giá theo hướng vừa tăng cường vai trò quản lý, giám sát thống nhất của Bộ Tài chính trong lĩnh vực thẩm định giá trị tài sản, vừa tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan trong hành nghề của thẩm định viên.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thẩm định giá tài sản đi đôi với tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Đổi mới một cách căn bản mô hình hoạt động của các loại hình kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thẩm định giá tài sản.
Hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp tư vấn thẩm định giá tài sản của Việt Nam có sức cạnh tranh cao, có uy tín trên thị trường trong nước và vươn ra thẩm định giá tài sản trên thị trường ở các nước trong khu vực ASEAN.
- Hoàn thiện các tiêu chuẩn thẩm định giá để các doanh nghiệp có cơ sở áp dụng và thi hành theo đúng quy định. Do ngành thẩm định giá ở nước ta còn tương đối mới mẻ nên việc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật còn trong tình trạng vừa làm, vừa nghiên cứu, xây dựng nên chưa được đầy đủ và chặt chẽ. Trước mắt,
74
Cục Quản lý giá cần kết hợp với Hội thẩm định giá và các doanh nghiệp hoàn thiện bộ tiêu chuẩn thẩm định giá và tương lai sẽ xây dựng các chuẩn mực thẩm định giá cho phù hợp với thông lệ Việt Nam và luật pháp quốc tế. Về lâu dài, từng bước chuẩn hóa trình độ thẩm định viên về giá theo hướng: cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Cục quản lý giá cần xây dựng hệ thống các chế tài để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá khi xảy ra những vi phạm một cách chặt chẽ để xử lý các trường hợp như không thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định giá, không tuân thủ các qui định về hành nghề, vi phạm đạo đức nghề nghiệp,…
- Đưa ra khung phí dịch vụ thẩm định, tránh sự cạnh tranh không lành mạnh về giá bằng cách hạ giá dịch vụ xuống mức quá thấp, hoặc “chạy đua” về thời gian không phù hợp để thu hút khách hàng. Tránh tình trạng thẩm định viên về giá có hành vi thông đồng với khách hàng để xác định giá trị tài sản sai lệch với giá trị thị trường của nó, làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan tham gia thị trường hay “cho thuê thẻ” ở những đơn vị hành nghề thẩm định.
- Tạo môi trường pháp lý lành mạnh, tạo điều kiện cho công ty có thể liên kết liên doanh với nước ngoài.
- Nghiên cứu, mở rộng đối tượng được phép dự thi cấp thẻ thẩm định viên về giá một cách hợp lý, có tiêu chí rõ ràng, tạo điều kiện cho nghề thẩm định giá phát triển nhiều hơn số lượng thẩm định viên trong những năm tới.
* Đối với Hội Thẩm định giá:
- Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết, tuyên dương giúp doanh nghiệp có điều kiện học hỏi, rút kinh nghiệm và gặp mặt giữa các doanh nghiệp để có thể hợp tác hoặc hỗ trợ nhau khi cần thiết.
- Tăng cường vai trò cho Hội thẩm định giá Việt Nam trong việc: cấp phép hành nghề, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp trong ngành. Việc tổ chức thi và cấp thẻ thẩm định viên về giá nên sớm giao cho Hội thẩm định giá Việt Nam là đơn vị duy nhất thực hiện việc này như thông lệ quốc tế, vì đây là hoạt động nghề nghiệp.
75
- Hội Thẩm định giá phối hợp với Cục Quản lý giá xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ cho hoạt động thẩm định giá. Ngân hàng dữ liệu này tổng hợp tất cá các thông tin về giá cả bất động sản ở nhiều tỉnh, thành và hàng hóa chuyên dụng như: trang thiết bị y tế, thiết bị trường học, vật liệu xây dựng… Hoạt động của ngân hàng này theo mô hình tự kinh doanh nhưng trong một số năm đầu rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt tài chính.
76
KẾT LUẬN
Toàn bộ nội dung của đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV” đề cập trong luận văn được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, gắn lý thuyết với thực tiễn, có tham khảo những tài liệu có liên quan. Trên cơ sở những vấn đề đã trình bày trong luận văn tác giả rút ra những kết luận sau:
*Về lý luận: Đề tài khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
*Về thực tiễn:
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn cho thấy một bức tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thẩm định giá nói riêng.
- Đề tài đã đề xuất được một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty.
Về tổng quan: Luận văn đã nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này. Từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh odanh của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV trong thời gian tới, bên cạnh đó là các kiến nghị với Nhà nước về các chính sách đối với doanh nghiệp thẩm định giá hiện đang hoạt động trong nước.
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Minh An (2003), Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội.
2. Nguyễn Tấn Bình (2008), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2014), Quyết định số 623/QĐ-BTC ngày 28/3/2014 Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020”, Hà Nội
4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về Đầu tư vốn nhà nước vào Doanh nghiệp và Quản lý Tài chính đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, Hà Nội.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về Đầu tư vốn nhà nước vào Doanh nghiệp và Quản lý Tài chính đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày
6/8/2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về Thẩm định giá,
Hà Nội.
7. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá PIV (2011-2013), Báo cáo kết quả kinh doanh.
8. Cục Quản lý Giá (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá, Nhà xuất bản Hà Nội.
9. C. Walsh (2008): Các chỉ số cốt yếu trong quản lý, NXB Tổng hợp TP.HCM. 10. Nguyễn Việt Dũng (2009), Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản của chi nhánh Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam tại Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
78
11. Đại học Điện lực (2012), Tài liệu ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
12. Đặng Thị Hòa (2006), Giáo trình Kế toán Quản trị, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
13. Higgins (2005), Phân tích quản trị tài chính, NXB Thống kê, Hà Nội (Nguyễn Tấn Bình biên dịch).
14. NXB Chính trị Quốc gia (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ động của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam,Hà Nội.
15. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11
ngày 29/11/2005.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật giá số 11/2012/QH13, ngày 20/6/2012 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013).
18. Nguyễn Phượng (2014), “Giải pháp nâng cao năng lực ngành thẩm định giá Việt Nam”, Thời báo Tái chính Việt Nam, số 49, tr.3.
19. Vũ Thị Thanh Phương (2008), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
20. Ngọc Quang (2008), Quản lý và điều hành doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội. 21. Lê Vinh Quang (2008), Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Hòa Bình, Luận văn Thạc sỹ kinh tế ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế,