hoạt động của đơn vị để cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị, giúp Tổng Giám đốc Công ty điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính đạt kết quả tốt.
+ Tổ chức phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính của Doanh nghiệp, giúp Tổng Giám đốc Công ty trong việc tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản của Doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh
2.1.4 Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty và quy trình thực hiện nghiệp vụ nghiệp vụ
- Thẩm định giá tài sản: Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của Công ty. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ xác định giá trị tài sản gồm: Giá trị bất động sản, giá trị máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, xác định giá trị doanh nghiệp… phục vụ cho các mục đích sau: Làm cơ sở mua sắm tài sản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước; Lập dự toán, duyệt dự toán các dự án, công trình; Thanh quyết toán; Thế chấp vay vốn ngân hàng; Mua, bán xử lý nợ, xử lý tài sản thế chấp, tài sản tồn đọng, thanh lý; Bán đấu giá Tài sản; Xét thầu các dự án; Góp vốn, liên doanh, giải thể, sáp nhập, chia tách, mua bán doanh nghiệp; Giải quyết, xử lý tài sản tranh chấp trong các vụ án; Hạch toán Kế toán tính thuế; Xác định giá trị được Bảo hiểm; Mua, bán, thuê và cho thuê tài sản các loại thuộc mọi thành phần kinh tế; Làm cơ sở tính tiền sử dụng đất nộp ngân sách Nhà nước khi giao đất.
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Soát xét hoạt động và soát xét tài chính; Tư vấn chia tách, mua bán, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp; Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp.
35
Quy trình thẩm định giá là một quá trình được thực hiện có kế hoạch và tổ chức được sắp xếp theo trật tự rõ ràng nhằm mục đích giúp thẩm định viên có thể đưa ra kết quả giá trị tài sản có cơ sở và khoa học, quá trình thẩm định giá gồm 5 bước: Các bước tiến hành thẩm định giá:
Bƣớc 1 Bƣ ớc 2 Bƣớc 3 Bƣớc 4 Bƣớc 5
Trong quá trình tiến hành thẩm định giá, cán bộ thực hiện thẩm định giá giá phải dựa trên những thông tin thu thập từ các nguồn: khảo sát thực địa; những giao dịch mua bán tài sản (giá chào, giá trả, giá thực mua bán, điều kiện mua bán, khối lượng giao dịch…) thông qua phỏng vấn các công ty kinh doanh tài sản, công ty xây dựng, nhà thầu, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng; thông tin trên báo chí về thị trường tài sản; thông tin trên các văn bản thể hiện tính pháp lý về quyền năng của chủ tài sản, về các đặc tính kinh tế, kỹ thuật của tài sản, về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng có liên quan đến tài sản. Cán bộ thực hiện thẩm định giá giá phải nêu rõ nguồn thông tin trong báo cáo thẩm định giá và phải được kiểm chứng để bảo đảm độ chính xác của thông tin.
Để có thể hoàn thành báo cáo thẩm định giá một cách kịp thời, đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của khách hàng, cần phải xây dựng một quá trình thẩm định giá với trình tự các bước tiến hành thực sự khoa học và chặt chẽ.
36
Sơ đồ 2.2. Quy trình thẩm định giá.
Trách nhiệm Tiến trình Tài liệu/BM
- Bộ phận HC Tiếp nhận công văn, tài liệu - Bộ phận HC Chuyển TGĐ phê duyệt
- TGĐ Chuyển GĐTĐ phụ trách
- GĐTD Xem xét và chuyển PNV
- PNV
- Khảo sát, thu thập, phân tích thông tin - Lập BC, chứng thư
- GĐTD, TĐV Duyệt BC, chứng thư lần 1
- TGĐ Duyệt BC, chứng thư lần 2
- PNV
Phát hành chứng thư, BC lưu trữ hồ sơ HS
- Bộ phận HC - Thanh lý hợp đồng - Trình lãnh đạo ký - PKT
Viết hóa đơn, thu tiền khách hàng
2.1.5 Đặc điểm về lao động
Lao động đều có trình độ Trung cấp, Cao đẳng trở nên, tốt nghiệp hệ chính quy được đào tạo đúng vơi chuyên ngành và trình độ chuyên môn. Đội ngũ lao động trẻ,
37
nhiệt huyết, ham học hỏi cùng các chuyên gia và thẩm định viên về giá giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động Công ty từ 2011 - 2013
(ĐVT: người) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh TĐPT BQ (%) 2012/2011 2013/2012 SL % SL % SL % ±∆ θLH ±∆ θLH 1.Phân theo trình độ 24 100 27 100 32 100 3 13 5 19 16 -Trên Đại học 2 8.3 3 11.1 4 12.5 1 50 1 33.3 41.65 -Đại học 16 66.7 19 70.4 24 75 3 18.75 5 26.3 22.53 -Cao đẳng, trung cấp 6 25 5 18.5 4 12.5 (1) (1) - - -
2. Phân theo chức năng 24 100 27 100 32 100 3 13 5 19 16
-LĐ trực tiếp 16 66.7 17 63 22 68.75 1 6.25 5 29.4 17.83
-LĐ gián tiếp 8 33.3 10 37 10 31.25 2 25 0 0 0
3. Phân theo giới tính 24 100 27 100 32 100 3 13 5 19 16
-Nữ 10 41.7 13 48.2 15 46.9 3 - 2 - -
-Nam 14 58.3 14 51.8 17 53.1 0 0 3 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Phòng Hành chính - Nhân sự của Công ty)
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế hàng năm của công ty, trong những năm từ 2011-2013 lao động của Công ty có những biến động:
Nếu phân theo trình độ, ta thấy 3/4 số lao động tại Công ty có trình độ Đại học trở lên và tăng đều qua các năm, nếu năm 2011 là 75% thì năm 2012 là 81.5% và năm 2013 là 87.5%. Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, xu hướng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt nên đòi hỏi việc tuyển dụng và nâng cao trình độ cho CBCNV, đáp ứng trước những yêu cầu và thử thách mới, tốc độ phát triển bình quân ở số lao động này rất cao, đạt 32.1%.
Lực lượng lao động cao đẳng, trung cấp chỉ chiếm 1/4 số lao động của công ty, chủ yếu vào các vị trí gián tiếp và nghiệp vụ chuyên môn không đòi hỏi trình độ cao như nhân viên thủ quỹ, hành chính - văn phòng. Số lượng lao động này giảm dần đều qua các năm, đến năm 2013 thì nó chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng 12% do việc tuyển dụng ngày càng đòi hỏi trình độ cao hơn.
38
Lao động phân theo giới tinh của công ty cũng khá ổn định thường duy trì trên 51% là lao động nam giới vì nam giới thường là đối tượng lao động có sức khỏe tốt, chịu áp lực công việc cao, có thể làm những công việc thường xuyên xa nhà… nên dễ sắp xếp việc hơn so với nữ giới.
2.1.6 Đặc điểm về thị trƣờng cạnh tranh
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá PIV là công ty tư vấn chuyên về dịch vụ thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp, thị trường công ty hoạt động chủ yếu là miền Bắc và đang mở rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam. Sản phẩm là các hợp đồng, báo cáo, chứng thư thẩm định giá, biên bản xác định giá trị doanh nghiệp… nhóm khác hàng chủ yếu của công ty là các Sở, ban ngành, các Tổng công ty, công ty, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước, các cá nhân có nhu cầu…
Đối thủ cạnh tranh của công ty là các đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, các trung tâm thẩm định tài sản thuộc Sở Tài chính của các địa phương. Đối với các trung tâm thuộc Sở hiện nay có khoảng hơn 30 trung tâm đang hoạt động ở các địa phương và các doanh nghiệp thẩm định giá hoạt động theo nhiều loại hình khác nhau, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các công ty kiểm toán (có chức năng thẩm định giá) và các công ty chứng khoán (bộ phận tư vấn định giá và xác định giá trị doanh nghiệp), thậm chí ở một số ngân hàng cũng thành lập phòng (bộ phận) thẩm định giá phục vụ cho các mục đích: thế chấp, vay vốn ngân hàng…
Các đối thủ nhỏ mới gia nhập ngành thẩm định giá thường cạnh tranh thông qua giảm phí định giá, đi kèm với các chính sách hoa hồng cao để lôi kéo khách hàng. Các công ty lớn trong ngành thường theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa bằng chất lượng dịch vụ, sự phục vụ chuyên nghiệp và uy tín cao.
Hiện nay, xét về quy mô thẩm định viên, CTCP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam đang là công ty dẫn đầu trong ngành với 38 thẩm định viên, trong khi các công ty thẩm định giá khác thường chỉ có từ 3 - 10 thẩm định viên.
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thẩm định giá PIV
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn. Trong bối cảnh hiện nay công ty đang phải chịu áp lực cạnh tranh cao từ các
39
công ty khác đóng trên địa bàn cùng kinh doanh loại hình dịch vụ giống nhau. Mặc dù vậy nhưng nhờ tạo dựng được uy tín và không ngừng cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ nên đến nay công ty vẫn giành được những thành quả kinh doanh, lợi nhuận đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24%.
2.2.1 Tổng Doanh thu
Bảng 2.2: Tình hình tổng Doanh thu của công ty từ 2011 - 2013
(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 ∆ % ∆ % SL Hợp đồng 750 825 917 75 10 92 11 DT thuần 4.331 5.221 6.717 890 20.6 1.496 28.7 DT tài chính 142 104 144 (38) - 40 38.5 Thu nhập khác - - - - Tổng DT 4.473 5.325 6.861 852 19 1.536 29
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Tài chính của Công ty)
Qua bảng này ta thấy doanh thu của công ty tăng mạnh qua từng năm và hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tích cực. Năm 2011 công ty mới thành lập nhưng vẫn đạt doanh thu thuần là 4.331 triệu đồng, đây là cố gắng và nỗ lực rất lớn của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty. Doanh thu của công ty năm 2011 là 4.331 triệu đồng, năm 2012 là 5.221, tăng 890 triệu đồng, tương đương với 20,6%. Nếu năm 2012 doanh thu của đông ty là 5.221 triệu đồng, thì năm 2013 doanh thu công ty đã đạt 6.717 triệu đồng, tương đương tăng 28,7%. Đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2013 cũng là năm tổng doanh thu của công ty đạt mức cao nhất trong 3 năm 2011- 2013. Sau 3 năm hoạt động doanh thu công ty đã tăng khá cao, đạt mức 2.386 triệu đồng, tương đương với 55,1%.
Tổng doanh thu của công ty được hình thành từ 3 nguồn doanh thu chính là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu tài chính và một số nguồn thu nhập khác (cho thuê tài sản). Trong 3 năm qua, công ty không ngừng duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ của cả 3 nguồn doanh thu này, góp phần đưa tổng doanh thu không ngừng tăng cao.
40
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng doanh thu, chiếm bình quân trên 95% trong 3 năm 2011, 2012, 2013. Như vậy, phần lớn tổng doanh thu của công ty là từ bán hàng và cung cấp dịch vụ (thẩm định giá là chủ yểu, xác định giá trị doanh nghiệp và các lĩnh vực khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ), tăng trưởng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tác động rất lớn đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu. Trong 3 năm, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn ở 2 con số, cụ thể năm 2012/2011 tăng 20,6%, năm 2013/2012 tăng 28,7%, tính trung bình 3 năm tăng bình quân xấp xỉ 25%. Sự tăng trưởng này do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Bộ máy tổ chức của công ty dần đi vào hoạt động ổn định, số lượng hợp đồng và khách hàng tăng, hoạt động marketing, quảng bá công ty được đẩy mạnh, mở rộng văn phòng đại diện ở các tỉnh thành. Bên cạnh đó, các khoản giảm trừ doanh thu của công ty khá nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của doanh thu thuần. Chính những nguyên nhân trên đã giúp cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng trưởng rất cao hàng năm, làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng cao. Để nhận thấy rõ hơn vị trí của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá PIV với các Công ty lớn trong ngành, ta có bảng so sánh như sau:
Bảng 2.3: Doanh thu thuần của một số công ty trong ngành từ 2011 -2013
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT Tên Công ty Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 CTCP Đầu tư và Thẩm định giá PIV 4.331 5.221 6.717 2 CTCP Thẩm định giá và Dịch vụ Tài chính
Sài Gòn 8.062 5.858 7.901
3 CTCP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt
Nam 37.680 31.116 36.603
4 CTCP Tư vấn Dịch vụ về Tài sản - Bất
động sản DATC 25.964 20.140 24.771 5 CTCP Thông tin và Thẩm định giá Miền
Nam - 51.583 -
41
Trong cơ cấu doanh thu của các công ty trong ngành thì bộ phận thẩm định giá bất động sản hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất, do đó nếu thị trường này hoạt động sôi nổi sẽ làm tăng doanh thu của nhiều công ty và ngược lại sẽ khiến doanh thu sụt giảm mạnh. Trong giai đoạn 2011 - 2012 thị trường bất động sản suy giảm mạnh nên tình hình doanh thu của các công ty trong ngành cũng suy giảm đáng kể. Bên cạnh đó, việc có nhiều công ty mới gia nhập ngành trong giai đoạn này cũng khiến cho cạnh tranh gay gắt hơn và làm suy giảm doanh thu của các công ty hiện hữu. Đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Thẩm định giá PIV, Ban điều hành Công ty chủ trương khai thác tối đa phân khúc thị trường nhỏ bằng các hợp đồng thẩm định giá tài sản do vậy doanh thu của Công ty vẫn tăng trưởng đều qua các năm.
2.2.2 Tổng chi phí
Phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, ta không chỉ đơn thuần dựa vào chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng sản lượng vì đôi khi tổng doanh thu và tổng sản lượng đạt được rất cao và vượt quá kế hoạch đề ra nhưng công ty vẫn làm ăn thua lỗ và phá sản vì tổng chi phí vượt quá tổng doanh thu.
Bảng 2.4: Tình hình tổng chi phí của công ty từ 2011 - 2013
(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 ∆ % ∆ % CP tài chính 154.1 0 0 - - - -
-Trong đó CP lãi vay 44.36 0 0 - - - -
CP bán hàng 0 0 0 - - - -
CP Quản lý DN 1.836 2.362 2.943 526 28,6 581 24,6 GVHB 2.137 2.414 3.109 277 12,96 695 28,79 Tổng CP 4.127,1 4.776 6.052 648,9 15,7 1.276 26,7
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Tài chính của Công ty)
Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí cũng có chiều hướng tăng dần theo các năm. Tổng chi phí của công ty năm 2012/2011 tăng 648,9 triệu đồng,
42
tương ứng với 15,7%, năm 2013/2012 tăng 1.276 triệu đồng, tương ứng với 26,7%. Chi phí tăng chủ yếu do các nguyên nhân sau:
+ Gía vốn hàng bán: GVHB chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm công ty chiếm khoảng trên 50% trong tổng chi phí. GVHB luôn tăng đều qua các năm: Năm 2012/2011 GVHB tăng 277 triệu đồng, tương ứng với 12,96%, năm 2013/2012 tăng 695 triệu đồng, tương ứng 28.79%. Do việc cạnh tranh trong ngành ngành càng khốc liệt, công ty đã phải tăng chi phí cộng tác viên, khai thác hợp đồng nhằm giữ mối khách hàng cũ đồng thời tăng cường nhiều chính sách thu hút khách hàng mới. GVHB cũng là nhân tố công ty khó chủ động vì phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng và quy mô các dự án khác nhau. Do đó, công ty cần phải tính toán thật kỹ và hợp lý hóa chi phí để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.