Đối với doanh nghiệp, thuế là một khoản chi phí đáng kể; đồng thời là một nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện và tuân thủ.
Các loại thuế phổ biến doanh nghiệp phải nộp gồm: thuế giá trị gia tăng (VAT 10%), thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân (trích nộp tại nguồn hoặc theo biểu thuế lũy tiến), thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đất... Ngoài ra còn có các khoản phí, lệ phí (phí môn bài, phí sang tên, chuyển nhượng, lệ phí chứng thực, công chứng…) và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Chỉ tiêu về chi phí tiền lương - bảo hiểm tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc, mà người lao động cống hiến. Nhằm tái sản xuất sức lao động cho sản xuất, tiền lương là khoản thu nhập mà họ được hưởng. Còn đối với doanh nghiệp tiền lương là khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình quản lý thì tiền lương là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả sản xuất từ đó nâng cao năng suất lao động của họ.
21
Để đánh giá tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải hạch toán tiền lương một cách hợp lí, do vậy phải thông qua số lượng chất lượng, thời gian lao động và kết quả lao động thì mới đánh giá đúng khả năng lao động và cũng là căn cứ để trả lương cho họ. Hiện nay ở các doanh nghiệp đa số trả lương theo hai hình thức đó là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian [1,tr32].
Ngoài tiền lương ra cần phải tính đến một khoản chi phí về công tác Bảo hiểm xã hội cho người lao động ở diện trợ cấp. Khoản này được tính theo tiền lương thực tế phát sinh với một tỉ lệ nhất định và cùng với tiền lương được đưa vào chi phí sản xuất hàng tháng để lập quỹ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp. Quỹ này được hình thành từ hai nguồn: Trích vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng của đơn vị bằng 22% tiền lương thực tế phải trả và trừ vào lương người lao động 10.5% (áp dụng từ ngày 1/1/2014).