Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV (Trang 58)

* Nguyên nhân khách quan:

- Tình hình kinh tế những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, suy thoái kinh tế đã dẫn đến những hệ lụy như: Nhà nước cắt giảm hàng nghìn tỷ đồng kinh phí mua sắm tài sản công để hạn chế chi tiêu ngân sách làm giảm một số lượng đáng kể các hợp đồng thẩm định tài sản mua sắm mới từ nguồn ngân sách, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty mà tác động đến hầu hết các công ty trong ngành. Đối với bộ phận thẩm định bất động sản, thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty, tuy nhiên hiện nay thị trường bất động sản 2011- 2013 suy giảm mạnh đã dẫn đến doanh thu trong thẩm định các dự án, khu đô thị lớn giảm đáng kể.

- Cạnh tranh khốc liệt từ phía các doanh nghiệp cùng ngành thẩm định giá.Với sự ra nhập ngành của một loạt các công ty mới thành lập trong giai đoạn này đã khiến việc cạnh tranh trong ngành gay gắt hơn và làm giảm doanh thu của các công ty hiện hữu.

Điều này bắt nguồn từ hành lang pháp lý của việc gia nhập ngành thấp. Việc gia nhập ngành tương đối dễ dàng do đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, quy định của Nhà nước đòi hỏi khi thành lập chỉ cần có từ 3 thẩm định viên trở lên. Chính vì vậy số lượng các doanh nghiệp, chi nhánh thẩm định giá ngày càng tăng mạnh. Nếu như năm 2011 danh sách doanh nghiệp thẩm định giá chỉ ở con số 52 đơn vị với 234 thẩm định viên được cấp phép hành nghề thì đến năm 2013 danh sách này đã lên tới 83 đơn vị và 431 thẩm định viên và hiện nay con số này tương ứng ở mức 137 và 637. Có thể thấy số lượng đơn vị và thẩm định viên tăng đều qua từng năm với tốc độ khá cao.

52

- HĐQT và Ban điều hành công ty chưa xây dựng và đề ra chiến lược kinh doanh tổng thể và dài hạn vì vậy chưa có lộ trình cụ thể cho từng bước đi. Việc hoạch định kế hoạch phát triển kinh doanh chủ yếu vừa làm, vừa nghiên cứu, xây dựng; Phát triển nguồn nhân lực và thị trường thẩm định giá còn ở mức sơ khai, ngắn hạn.

- Trình độ CBCNV chưa đáp ứng trước đòi hỏi của tình hình mới cũng như đạt tiêu chuẩn quốc tế: Đội ngũ thẩm định viên còn mỏng, chưa có kinh nghiệm chuyên sâu về công tác thẩm định giá. Cán bộ công nhân viên tham gia bồi dưỡng dự thi cấp thẻ gồm nhiều trình độ khác nhau, có người chưa qua đào tạo chuyên ngành thẩm định giá nên nhận thức về chuyên môn giữa CBCNV có sự chênh lệch lớn, trong khi nội dung bồi dưỡng lại thực hiện trong thời gian ngắn (2 tuần) dẫn đến trình độ nghiệp vụ của CBCNV có sự chênh lệch, không đồng đều. Bên cạnh đó, một số cán bộ có thâm niên và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn nhưng không đủ điều kiện tham gia thi cấp thẻ (không tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế như yêu cầu mà thuộc các nhóm ngành khác như: kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp, xây dựng…), điều đó cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý và năng suất công việc của người lao động. Thông tin về giá cả, cung cầu, thị trường tài sản sử dụng trong hoạt động thẩm định giá còn hạn chế về nguồn thông tin, độ tin cậy, ảnh hưởng nhất định đến tài sản cần thẩm định.

- Chưa xây dựng một chiến lược marketing với các bước đi cụ thể, nhân sự marketing còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản. Việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Công ty hiện đang dừng lại ở một số địa bàn quen thuộc với các khách hàng thường xuyên, chính vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Cho nên vấn đề cần thiết trước mắt cũng như lâu dài đối với Công ty là phải đẩy mạnh quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đây chính là nhiệm vụ của phòng Marketing, cũng như Ban lãnh đạo Công ty.

53

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ PIV

3.1 Mục tiêu, phƣơng hƣớng và quan điểm phát triển kinh doanh của Công ty CP Đầu tƣ và Thẩm định giá PIV

3.1.1 Bối cảnh mới và dự báo nhu cầu thẩm định giá

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển chung thời đại ngày nay. Đây là nhân tố quan trọng thúc đấy kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, việc thực hiện các cam kết quốc tế đòi hỏi nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt. Đây chính là những khó khăn lớn cho doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam trong thời gian tới. Rõ nét nhất là nhu cầu thẩm định giá ngày càng cao, mang tính xuyên quốc gia trong việc yêu cầu các tổ chức thẩm định giá phải xác định đúng giá trị tài sản theo nguyên tắc thị trường để phục vụ các mục đích ngày càng đa dạng là mua, bán tài sản, tính thuế, đầu tư, thuê mướn, thế chấp, bảo lãnh… Từ đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung cần phải nghiên cứu để có những tương đồng về chuẩn mực pháp lý, về phương pháp, tiêu chuẩn thẩm định giá, về cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ thẩm định giá và năng lực đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp.

Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Do tính chất đặc biệt của dịch vụ thẩm định giá là một loại hình dịch vụ tư vấn, đòi hỏi cao về yếu tố con người, đó là năng lực và phẩm chất đối với thẩm định viên, là yêu cầu cao về chữ tín trong kinh doanh sẽ quyết định vai trò của việc cung ứng nguồn nhân lực mới này trong nền kinh tế nước ta.

Với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và với xu thế hội nhập, chắc chắn rằng trong những năm tới hoạt động thẩm định giá sẽ phát triển mạnh và trở thành một ngành dịch vụ tài chính quan trọng vì:

- Ở Việt Nam tình hình chính trị ổn định. - Thu hút đầu tư nước ngoài luôn tăng cao.

- Tăng trưởng hàng năm cũng luôn tăng ở mức cao.

54

- Liên doanh, liên kết để phát triển kinh tế với nước ngoài ngày càng tăng. - Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, xã hội sẽ ngày càng phát triển. Từ đó thị trường bất động sản ngày càng phát triển mạnh và hoạt động thẩm định giá để xác định mức giá bất động sản và tư vấn đầu tư kinh doanh bất động sản sẽ tăng mạnh.

Với xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường như hiện nay, hoạt động thẩm định giá sẽ ngày càng được chú trọng và tăng cao, điều đó một mặt tạo ra cơ hội mặt khác cũng gây không ít khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp, thích ứng với hoàn cảnh mới.

3.1.2 Mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh doanh của công ty * Mục tiêu

- Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động: Đây vừa là mục tiêu kinh tế, vừa là mục tiêu xã hội của Công ty. Để đạt được mục tiêu này, Ban quản trị cần phải duy trì bộ máy làm việc hiệu quả với chiến lược kinh doanh cụ thể, đem lại doanh thu và việc làm thường xuyên cho người lao động. Dự kiến năm 2015 công ty sẽ có khoảng trên 40 lao động bao gồm văn phòng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

- Cố gắng nâng mức thu nhập của CBCNV: Ban lãnh đạo cũng cần Thường xuyên quan tâm đến đời sống người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, khuyến khích người lao động cống hiến hết mình cho công việc và gắn bó lâu dài với công ty, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của Công ty. Trong những năm tới, mục tiêu của Ban lãnh đạo tăng 10-15% lương cơ bản cho CBCNV.

- Tăng doanh thu và lợi nhuận so với năm 2013: Doanh thu và lợi nhuận công ty hiện đang tăng trưởng đều qua từng năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp so với các công ty cùng ngành do đó Ban quản trị công ty cần xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn nhằm tăng chất lượng dịch vụ và doanh thu dịch vụ, bán hàng. Phấn đấu năm 2014 mức doanh thu sẽ đạt khoảng 7-8 tỷ đồng, thị trường miền Bắc chiếm khoảng 70-80% tổng doanh thu của công ty.

- Mở rộng thị trường của Công ty: Thị trường và doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, thị trường tạo nên môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp, vì

55

vậy việc nghiên cứu thị trường có ảnh hưởng rất quan trọng tới Doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng cao với sự đa dạng và động thái của thị trường thì Doanh nghiệp đó mới có điều kiện tồn tại và phát triển. Hiện tại, thị trường của công ty chủ yếu tập trung tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Bắc Giang, chính vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần mở rộng địa bàn và thị trường tại một số tỉnh tại Bắc Bộ và tiếp theo là các tỉnh Miền Trung, Miền Nam như: Bắc Giang, Hưng Yên, Tuyên Quang, Ninh Bình, Đà Nẵng, Lâm Đồng…

* Định hƣớng phát triển

- Định hướng phát triển thị trường cung cấp dịch vụ: Tập trung chỉ đạo và đào tạo cho công tác thị trường tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là khu vực có lượng khách hàng lớn, có khả năng phát triển trước mắt và lâu dài. Mục tiêu trong những năm tới thị trường miền Nam và miền Trung chiếm khoảng 20% doanh thu Công ty do đó Ban điều hành Công ty lên kế hoạch khai thác thị trường tại miền Trung bao gồm các thành phố lớn như Nha Trang, Đà Nằng, Lâm Đồng, miền Nam có TP Hồ Chí Minh là chủ yếu. Cung cấp dịch vụ thẩm định giá không chỉ dừng lại ở đối tượng là những đơn vị, tổ chức trong nước mà còn khai thác ở những doanh nghiệp nước ngoài và có vốn góp nước ngoài. Thực tế cho thấy, trên 80% tổng giá trị tài sản thẩm định giá từ nguồn vốn ngoài ngân sách và con số này ở nguồn vốn từ ngân sách chỉ chiếm chưa đầy 20%. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển thị trường ngoài nhà nước là rất lớn và Công ty cần có chính sách hợp lý tích cực khai thác và thu hút mọi đối tượng khách hàng của thị trường này.

- Định hướng phát triển dịch vụ: Chất lượng dịch vụ chính là giá trị cốt lõi hiệu quả hoạt động của Công ty. Công ty cần phải xây dựng quy trình và thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá theo quy định tại hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ chính, công ty nên mở rộng một số ngành nghề kinh doanh hỗ trợ cho dịch vụ thẩm định giá và tương lai sẽ tham gia việc xác định giá trị doanh nghiệp nhằm mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định hướng phát triển nguồn nhân lực: Để thực hiện được yêu cầu của nghề thẩm định giá, những người làm công tác thẩm định giá phải là những người được đào

56

tạo một cách cơ bản và có hệ thống về trình độ chuyên môn, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế và đủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Cần phải có đội ngũ “máy cái” trong công tác thẩm định, đồng thời luôn khuyến khích đội ngũ chuyên viên trẻ thi cấp thẻ thẩm định giá để có đội ngũ kế cận trong tương lai. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên viên và thẩm định viên về giá của Công ty cần thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành.

3.1.3 Quan điểm phát triển kinh doanh * Đối nội * Đối nội

- Xây dựng môi trường làm việc tốt, có một cơ cấu quản lý hợp lý, chiến lược về con người phù hợp: Để xây dựng môi trường làm việc năng động, hiệu quả cần phải có sự kết hợp từ hai phía là người lao động và người sử dụng lao động, tức là Ban lãnh đạo cần chủ động tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp bằng những bộ quy chuẩn và giám sát việc thực hiện bộ quy chuẩn đó. Với một môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ dễ dàng thấy được tính chuyên nghiệp trong ý thức của nhân viên và trong hiệu quả công việc, đây là điều hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

- Hoàn thiện về dịch vụ: Trong những năm qua Công ty không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu tối đa các lỗi trong thực hiện hợp đồng và chứng thư thẩm định giá. Bên cạnh phong cách làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ thẩm định viên, chuyên gia về giá nhằm nỗ lực đem lại dịch vụ, sản phẩm chất lượng nhất, công ty còn chú trọng vào thái độ phục vụ và chính sách sau cung cấp dịch vụ nhằm tạo sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng.

- Tập trung vào những ngành kinh doanh chính: Cung cấp dịch vụ tư vấn thẩm định giá, đây là ngành nghề kinh doanh mũi nhọn, truyền thống đưa lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty. Trước mắt, để tăng doanh thu dịch vụ này, công ty cần phải giữ và duy trì lượng khách hàng cũ, đồng thời khai thác khách hàng tiềm năng qua các kênh như nhà cung cấp sản phẩm, chủ đầu tư, dự án… Công ty phấn đấu là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá hàng đầu cho các Bộ, Ban, ngành, sở, các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, mang đến cho khách hàng sự tin tưởng tuyệt đối. Trong vòng 5 năm tới, công ty sẽ bổ sung một số ngành nghề kinh doanh khác

57

như: xác định giá trị doanh nghiệp nhằm mục đích cổ phần hóa, tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu giá và tham gia vào nhiều loại hình dịch vụ khác có liên quan.

* Đối ngoại

- Tiến hành hợp tác với các đối tác: Hợp tác trong lĩnh vực thẩm định giá thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các công ty, đơn vị thẩm định giá trong và ngoài nước. Tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác sẵn có và mang tính truyền thống, cụ thể: Hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Thẩm định giá Miền Nam (SIVC), Công ty CP Thẩm định giá và Đầu tư VIC (VIC), các ngân hàng Vietcombank, Agribank, Techcombank, Oceanbank… về thẩm định giá các tài sản thế chấp, vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, tích cực tham gia các hội thảo trong nước và khu vực về thẩm định giá, hợp tác với các chuyên gia nước ngoài về chuyên ngành thẩm định giá.

- Kinh doanh dựa trên cơ sở pháp luật và lợi ích của đất nước: Mỗi công ty hoạt động kinh doanh đều nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở thực hiện đúng quy định pháp luật và các mục tiêu phát triển kinh tế khác của đất nước như đóng góp các khoản thu vào ngân sách nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng và nguồn lực tại chỗ cũng như góp phần tham gia các hoạt động xã hội khác.

Trong những năm hoạt động vừa qua, công ty luôn đảm bảo hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, tích cực đóng góp vào sự nghiệp phát triển ngành thẩm định giá, tối ưu hóa nguồn lực và không ngừng nâng cao đời sống cho CBCNV công ty. Đó là sự cố gắng không ngừng của Ban lãnh đạo cũng như

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá PIV (Trang 58)