- Tất cả các thu nhập từ việc bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ là có thực Doanh thu đƣợc ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ.
3. Xác định mức độ trọng yếu
3.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp
3.4.1.Về phía các cơ quan nhà nƣớc và hiệp hội nghề nghiệp
Nhà nƣớc và Hiệp hội nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng sự phát triển, quản lý và xây dựng môi trƣờng hoạt động cạnh tranh công bằng cho các công ty kiểm toán. Hiện nay hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ( VACPA) đã ban hành chƣơng trình Kiểm toán mẫu, đây chính là một thuận lợi giúp cho các công ty Kiểm toán đảm bảo chất lƣợng và giảm thiểu rủi ro Kiểm toán. Luật Kiểm toán độc lập đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011 giúp tạo khuôn pháp lý hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kiểm toán độc lập. Tuy nhiên để giúp hoàn thiện hơn nữa chất lƣợng Kiểm toán nhà nƣớc cần hoàn thiện các văn bản quy định về tổ chức và hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán độc lập. Chất lƣợng kiểm toán đang là vấn đề đƣợc xã hội và khách hàng kiểm toán rất quan tâm vì vậy, kiểm soát chất lƣợng kiểm toán là một hoạt động rất quan trọng và không bỏ qua của mỗi tổ chức, doanh nghiệp kiểm toán, cũng nhƣ đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Để tăng cƣờng và đảm bảo
chất lƣợng hoạt động kiểm toán nói chung và báo cáo kiểm toán nói riêng, một mặt các công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện nghiêm, đúng các quy định, quy trình kiểm soát chất lƣợng kiểm toán và phải đảm bảo rằng các dịch vụ mà họ cung cấp đều có chất lƣợng cao và đƣợc giám sát đầy đủ. Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nƣớc (Bộ Tài chính…), hiệp hội nghề nghiệp (Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) cần tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt đƣợc, thông qua các lớp đào tạo huấn luyện nghiệp vụ kiểm toán cho các thành viên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Bên cạnh đó, Hội cũng phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát chất lƣợng hoạt động kiểm toán của các công ty mà căn cứ thực hiện kiểm soát chất lƣợng kiểm toán chính là các văn bản hƣớng dẫn về hoạt động kiểm soát chất lƣợng kiểm toán. Tiến tới thành lập bộ phận kiểm định chất lƣợng của các công ty Kiểm toán thành viên. Đồng thời ũng có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với Kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, hay có sự thông đồng giữa công ty kiểm toán với khách hàng, giữa công ty đƣợc kiểm toán với bên thứ ba.
Hoàn thiện hơn nữa hệ thống chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán: Hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán đã ban hành cơ bản đầy đủ và phù hợp tuy nhiên do yêu cầu thực tế phát sinh nên cần tiếp tục hoàn thiện để tạo dựng đầy đủ, hoàn chỉnh và phù hợp hơn nội dung các quy định, hƣớng dẫn nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình, thủ tục, phƣơng pháp chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán cũng nhƣ các quy định về đạo đức nghề nghiệp, kiểm soát và quản lý chất lƣợng kiểm toán tốt hơn.
Cần tập trung hơn nữa các nguồn lực nâng cao trình độ của đội ngũ kiểm toán viên, bằng việc xây dựng các chính sách đào tạo và thi tuyển kiểm toán viên chặt chẽ để có đƣợc đội ngũ kiểm toán viên có chất lƣợng cao, tiến đến
kinh tế thế giới. Đồng thời tạo điều kiện có công ty trong nƣớc có khả năng cạnh trạnh với các công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam.
3.4.2 Về phía công ty kiểm toán :
Công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện nghiêm, đúng các quy định, quy trình kiểm soát chất lƣợng kiểm toán và phải đảm bảo rằng các dịch vụ mà mình cung cấp đều có chất lƣợng cao và đƣợc giám sát đầy đủ. tuân thủ các nguyên tắc về tính độc lập, tính chính trực, khách quan, bảo mật, các quy định chung và tƣ cách nghề nghiệp
* Đội ngũ nhân lực: Chất lƣợng nhân lực là một yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lƣợng báo cáo Kiểm toán. Nhân lực Kiểm toán cần phải là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, có kiến thức sâu rộng trong rất nhiều lĩnh vực nhƣ: pháp luật, tài chính, kế toán, tin học... Do đó trong quá trình tuyển dụng, cần tuyển dụng những nhân viên có năng lực và đạo đức tốt. Công ty nên thiết lập bộ phận đào tạo nội bộ, trong đó những Kiểm toán viên lâu năm, có kinh nghiệm có thể đào tạo và truyền đạt cho những ngƣời mới những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết. Những kiến thức cần phải luôn đƣợc cập nhật một cách thƣờng xuyên bằng việc cho nhân viên tiếp xúc liên tục với những luật, thông tƣ, chuẩn mực mới nhất. Công ty cũng nên có những khuyến khích, tài trợ, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia học nâng cao trình độ nghiệp vụ: học cao học, học ACCA...cũng nhƣ học ngoại ngữ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp, ký kết hợp đồng đối với các đối tác nƣớc ngoài nhằm nâng cao hiệu quả công việc cũng nhƣ việc mở rộng thị phần
* Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động Kiểm toán, công ty cần xây dựng, mua sắm đầy đủ kịp thời các trang thiết bị văn phòng, hệ thống thông tin,phƣơng tiện đi lại hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.
3.4.3 Về phía khách hàng
Các đơn vị khách hàng phải nhận thức rõ tầm quan trọng và lợi ích của việc đƣợc Kiểm toán là sau quá trình Kiểm toán sẽ giúp doanh nghiệp biết đƣợc mức độ trung thực hợp lý của thông tin trên Báo cáo tài chính của mình, nhằm có biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh Ngoài ra những kiến nghị quý báu của Kiểm toán viên trong thƣ quản lý sẽ giúp cho khách hàng hoàn thiện hệ thống Kế toán và hệ thống Kiểm soát nội bộ của mình.
Tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình để Kiểm toán viên hoàn thành nhiệm vụ bằng cách cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu mà Kiểm toán viên yêu cầu.
KẾT LUẬN
Kiểm toán Việt Nam đã và đang trên đà phát triển, ngành kiểm toán nƣớc nhà đang ngày một lớn mạnh, nhu cầu Kiểm toán chất lƣợng cao ngày một tăng cao nên việc đòi hỏi quy trình Kiểm toán ngày càng đƣợc hoàn
thiện là một tất yếu. Ngày càng thấy rõ đƣợc tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế thị trƣờng và việc hoàn thiện quy trình Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính là một trong những giải pháp cực kì hữu hiệu giúp tăng chất lƣợng Kiểm toán Báo cáo tài chính. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Asean, em nhận thấy công ty đã xây dựng một quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ khá hoàn thiện bên cạnh một số hạn chế nhỏ. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế quy trình kiểm toán khoản mục này cùng với những cơ sở lý luận đƣợc trang bị trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trƣờng, em đã cố gắng đề ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty Asean. Song do hạn chế về thời gian và năng lực nên những ý kiến em đƣa ra chỉ có tính chất gợi mở và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự thông cảm, sự giúp đỡ và sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa và các anh chị trong Công ty Kiểm toán Asean để giúp luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy giáo Phạm Tiến Hƣng cùng Ban giám đốc và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán Asean đã tận tình hƣớng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Sinh Viên Nguyễn Thị Giang