Nội dung của hợp đồng mua bán nợ 45

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)

Nội dung của hợp đồng mua bán nợ là tổng hợp những điều khoản ghi nhận sự thỏa thuận của bên mua nợ và bên bán nợ. Các nội dung trong hợp đồng mua bán nợ xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN [42] và khoản 1 Điều 20 Thông tư 19/2013/TT-NHNN [46] thì hợp đồng mua bán nợ về cơ bản có các nội dung sau: i) Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng mua, bán nợ; ii) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan tới khoản nợ được mua, bán; iii) Giá trị khoản nợ được mua, bán tại thời điểm giao dịch; iv) Giá mua, bán nợ và phương thức thanh toán; v) Các hình thức bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán; vi) Thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ; vii) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ; viii) Phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ khoản nợ được mua, bán. Các quy định này thể hiện tính cứng nhắc, chưa thật sự mềm dẻo, linh hoạt thể hiện sự tôn trọng quyền tự do hợp đồng của các bên khi tham gia hợp đồng mua bán nợ. Để bảo đảm vừa có tính định hướng, tôn trọng tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nợ, quy định về nội dung của hợp đồng mua bán nợ chỉ nên có tính gợi ý cho các bên lựa chọn thỏa thuận phù hợp với thực tiễn đa dạng trong quá trình ký hợp đồng mua bán nợ, chứ không phải là nội dung bắt buộc. Dưới đây là một số nội dung của hợp đồng mua bán nợ.

2.2.2.1. Đối tượng của hợp đồng mua bán nợ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng của hợp đồng mua bán nợ là các khoản nợ, nhưng khi xem xét bản chất pháp lý và vụ án liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán nợ xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh có thể thấy thực chất đối tượng của hợp đồng mua bán nợ là quyền đòi nợ - một dạng quyền tài sản theo quy định tại Điều 322 và Điều 449 BLDS. Bản án phúc thẩm số 55/2010/DSPT ngày 15/1/2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Xem phụ lục số 02), đã tuyên: “Buộc bà Ngoan phải có trách nhiệm trả cho Công ty P. 1.069.647.600đ (Một tỷ không trăm sáu mươi chín triệu sáu trăm bốn mười bảy nghìn sáu trăm đồng). Trong đó, tiền vốn gốc là 900.000.000đ (Chín trăm triệu đồng); lãi trong hạn lần 10.576.8000đ (Mười triệu năm trăm bảy mươi sáu nghìn tám trăm đồng) và lãi chậm thanh toán là 159.070.800đ (Một trăm năm chín triệu không trăm bảy mươi nghìn tám trăm đồng). Đây là số tiền bà Ngoan nợ Ngân hàng Phương Nam và ngân hàng đã chuyển giao quyền yêu cầu cho Công ty P. theo hợp đồng mua bán nợ ngày 24/1/2007” [24]. Trong vụ án này, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã cho bà Ngoan vay tiền, nên bà Ngoan có một nghĩa vụ dân sự (hoàn trả tiền vay và lãi suất) cho Ngân hàng TMCP Phương Nam. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý khoản nợ của bà Ngoan, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã ký hợp đồng mua bán nợ với Công ty P., theo đó các bên đã thỏa thuận Công ty P. thế quyền của Ngân hàng TMCP Phương Nam. Ở đây, Bản án phúc thẩm số 55/2010/DSPT ngày 15/1/2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng Điều 309 BLDS để cho rằng Ngân hàng TMCP Phương Nam đã chuyển quyền yêu cầu, cụ thể là chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ của mình sang cho Công ty P., nên bà Ngoan phải có nghĩa vụ trả nợ cho Công ty P. (bên mua nợ của Ngân hàng TMCP Phương Nam). Như vậy, khi Ngân hàng TMCP Phương Nam và Công ty P. ký hợp đồng mua bán nợ, đối tượng mà các bên hướng tới là quyền đòi nợ từ Ngân hàng TMCP Phương Nam sang cho Công ty P..

Tuy nhiên, hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền đòi nợ. Trước đây, Thông tư số 04/2007/TT-BTP [3] có

định nghĩa mang tính liệt kê danh sách các giao dịch làm phát sinh quyền đòi nợ. Song, quy định này đã bị hủy bỏ bởi Thông tư số 05/2011/TT-BTP [4]. Xét về bản thân thuật ngữ “quyền đòi nợ” tự nó đã thể hiện những đặc điểm riêng biệt để nhận biết. Trước tiên nó là một quyền và quyền này là quyền được yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ tài sản đối với mình. Ngoài ra, “quyền đòi nợ” còn có ý nghĩa rộng hơn khi phản ánh một loạt các quyền phát sinh trong trường hợp bên nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ như: được quyền yêu cầu thanh toán tiền lãi, quyền khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm (trong hoạt động tín dụng).

Khi tham gia vào hợp đồng mua bán nợ, bên bán nợ phải đảm bảo các khoản nợ của mình là hợp pháp. Bên bán nợ phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh bên bán nợ có quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ [61, Điều 429]. Việc này nhằm đảm bảo rằng, việc chuyển nhượng các khoản nợ là có căn cứ pháp luật, hạn chế rủi ro liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng mua bán nợ. Các khoản nợ đã có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua bán thì bên bán nợ không thể mang bán những khoản nợ này cho bên mua nợ [42, Điều 4, Khoản 3]. Riêng đối với trường hợp bán nợ cho VAMC, khoản nợ phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 8 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP [10] và Điều 16 Thông tư 19/2013/TT- NHNN [46]. Theo đó, điều kiện đối với các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng trái phiếu đặc biệt bao gồm: i) Khoản nợ xấu phù hợp với quy định của NHNN; ii) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; iii) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; iv) Bên nợ còn tồn tại; v) Giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một bên nợ vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm bên nợ vay vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm bên nợ vay và bên nợ vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với bên nợ vay là cá nhân. Còn đối với các khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị trường phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN [46]. Theo đó, ngoài việc khoản nợ phải đáp ứng các điều kiện tương tự như trường hợp VAMC mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, khoản nợ được mua theo giá thị trường còn phải đáp ứng các điều kiện: i) Được VAMC đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số

tiền mua nợ; ii) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại; iii) Bên nợ vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc có phương án trả nợ khả thi. Trong trường hợp này, khi mua nợ xấu theo giá trị thị trường, VAMC phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu.

Về lý thuyết, bên bán nợ với tư cách là chủ sở hữu của khoản nợ có thể bán bất kỳ khoản nợ nào tùy theo mục đích muốn bán. Trên thực tế, bên bán nợ thường không bán những khoản nợ đang được xếp loại nhóm nợ tốt, có quan hệ tín dụng lâu dài và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Riêng đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng, việc tìm kiếm các bên nợ tốt để cho vay trên thị trường vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng đối thủ, vì vậy, đối tượng bán nợ của các ngân hàng chủ yếu là các khoản nợ xấu, khó có khả năng cấp thêm vốn để khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh [73].

Hình 2.3: Nợ xấu ngân hàng (tỷ đồng)

Nguồn: NHNN

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD đến cuối tháng cuối tháng 9/2013 là 4,62%, giảm nhẹ so với mức 4,64% tính đến cuối tháng 8/2013 (tương đương 152.655 tỷ đồng nợ xấu). Trong khi đó, số liệu đến 30/9/2013 của 14 ngân hàng trên (chiếm hơn 51% tổng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng) chỉ có 49.526 tỷ đồng nợ

xấu. So với nợ xấu tại thời điểm 31/12/2012 của 14 ngân hàng mới chỉ 38.739 tỷ đồng, thì nợ xấu của họ 9 tháng đầu năm đã tăng thêm 10.787 tỷ đồng, tương đương 27,8% – một con số đáng báo động. Dù có chênh lệch về số liệu công bố nhưng có thể nhận thấy nợ xấu hiện đang là cục máu đông của nền kinh tế và xử lý sớm cục máu đông này là việc cấp bách để tái cơ cấu nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại. Theo số liệu của NHNN vừa công bố, tính đến cuối tháng 7-2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162.200 tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ. Có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu những tháng đầu năm 2014 tăng so với cuối năm 2013 (3,61%), và nguyên nhân chính do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, các TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu [49].

2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN [42] thì Bên mua nợ có các quyền: i) Kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ đã mua, quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia bảo đảm cho khoản nợ; ii) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao toàn bộ hồ sơ và hoàn tất các thủ tục chuyển giao quyền chủ nợ đối với bên nợ, các bên bảo đảm cho khoản nợ theo hồ sơ mua, bán nợ và các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ; iii) Truy đòi thanh toán đối với bên bán nợ khi bên mua nợ không thu hồi được khoản nợ đã mua theo thỏa thuận; iv) Khởi kiện bên bán nợ, bên nợ và các bên có liên quan vi phạm các cam kết. Bên cạnh đó, bên mua nợ có nghĩa vụ: i) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền theo giá mua, bán nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ; ii) Thanh toán các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.

Đối với trường hợp VAMC là bên mua nợ, tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 19/2013/TT-NHNN [46] quy định VAMC có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua bán nợ của VAMC. Theo đó, VAMC có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua, bán nợ trong các trường hợp: Có bằng chứng về

việc khoản nợ xấu đã mua không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định của pháp luật. Ngoài ra, tại mẫu hợp đồng mua bán nợ do VAMC ban hành [14] và yêu cầu các TCTD thực hiện [15] có quy định rõ hơn một số quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ như: i) Yêu cầu TCTD thông báo cho Bên nợ và các bên liên quan của các khoản nợ bằng văn bản về việc mua, bán nợ này; ii) Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm theo quy định của pháp luật; ii) Được ủy quyền cho TCTD thực hiện xử lý nợ sau khi đã mua nợ của TCTD.

2.2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ

Bên bán nợ có các quyền theo quy định tại Điều 14 Quyết định 59/2006/QĐ- NHNN [42], theo đó, bên bán nợ có quyền nhận tiền thanh toán khoản nợ của bên nợ theo giá bán nợ đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ. Bên cạnh đó, TCTD có quyền khởi kiện các bên có liên quan vi phạm các cam kết. Bên bán có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ và đúng hạn hồ sơ khoản nợ và quyền đối với các bảo đảm cho khoản nợ được mua, bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ; chuyển giao tài sản bảo đảm cho khoản nợ (nếu có) và hoàn tất thủ tục pháp lý để chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ, nghĩa vụ này nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên mua nợ. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên bán đều có liên quan và nhằm mục đích hoàn thành việc chuyển giao khoản nợ cho bên mua. Bên bán phải bảo đảm tính hợp pháp về quyền sở hữu của bên mua đối với khoản nợ và bảo đảm không bị tranh chấp bởi bên thứ ba.

Theo quy định pháp luật hiện hành, TCTD phải thông báo bằng văn bản cho bên nợ và các bên liên quan khác (bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh, bên thứ ba bảo đảm bằng tài sản) về việc mua, bán đối với khoản nợ. Đối với trường hợp bên bán nợ có truy đòi thì bên bán nợ phải thanh toán cho bên mua nợ trong trường hợp bên mua nợ không thu hồi được khoản nợ đã mua theo thỏa thuận trong trường hợp bán nợ có truy đòi. Bên bán nợ phải thanh toán cho bên mua nợ các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp

đồng mua, bán nợ trong trường hợp bán nợ có truy đòi..

Đối với trường hợp mua bán nợ của VAMC, tại mẫu hợp đồng mua bán nợ do VAMC ban hành [14] và yêu cầu các TCTD thực hiện [15] có quy định, bên mua nợ có một số quyền và nghĩa vụ sau: i) Nhận trái phiếu đặc biệt từ VAMC theo giá mua, bán nợ đã được thỏa thuận trong hợp đồng này và được sử dụng trái phiếu đặc biệt để vay tái cấp vốn của NHNN theo quy định của NHNN; ii) Chuyển giao đầy đủ toàn bộ hồ sơ của các khoản nợ và tài sản bảo đảm của các khoản nợ được mua, bán theo hợp đồng này cho VAMC; iii) Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng này, phải thông báo bằng văn bản cho Bên nợ vay, Bên có nghĩa vụ trả nợ, Bên bảo đảm và các bên liên quan khác về việc mua, bán đối với các khoản nợ; iv) Được đề nghị mua lại khoản nợ đã bán cho VAMC theo nguyên tắc thỏa thuận về điều kiện và giá mua, bán nợ trong trường hợp trái phiếu đặc biệt chưa đến hạn thanh toán; v) Nhận uỷ quyền và thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung uỷ quyền của VAMC.

2.2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của bên nợ và các bên bảo đảm cho khoản nợ

Điều 16 Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN [42] quy địnhbên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ có quyền khiếu nại, khởi kiện bên bán nợ nếu hợp đồng mua, bán nợ vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đối với khoản nợ được bán và làm phương hại đến lợi ích của bên nợ và các bên liên quan (nếu có). Đây là một quyền năng pháp định, với mục tiêu nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ trước những hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng của TCTD. Với qui định này, TCTD không được phép mang những khoản nợ đã có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán ra bán cho đối tác.

Trách nhiệm của bên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ là chấp thuận vô điều kiện việc chuyển quyền chủ nợsở hữu đối với quyền đòi nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ trong trường hợp giao dịch mua, bán nợ phù hợp với hợp đồng tín dụng đã ký kết với bên bán nợ. Việc chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ chủ nợ không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 53)