Vai trò của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ 29

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)

Một hệ thống các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ vận hành có hiệu quả sẽ góp phần giúp thị trường mua bán nợ phát triển, khuyến khích các chủ thể trong xã hội tham gia vào thị trường mua bán nợ, qua đó giúp giải quyết được các vấn đề nợ xấu của nền kinh tế, đặc biệt là nợ xấu của ngành ngân hàng cũng như của doanh nghiệp. Theo đó, vai trò của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ được thể hiện một số điểm nổi bật như sau:

i) Tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong hợp đồng mua bán nợ:

Một vai trò quan trọng của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ là giúp đảm bảo quyền và lợi ích của bên mua nợ và bên nợ khi tham gia vào giao dịch mua bán nợ. Hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tạo cơ sở pháp lý để giải quyết thoả đáng quyền lợi giữa các bên trong giao dịch mua bán nợ. Một hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán nợ hiệu quả sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp nảy sinh, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ của các bên khi tham gia vào giao dịch mua bán nợ.

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi thị trường mua bán nợ phát triển, hợp đồng mua bán nợ được coi là hình thức pháp lý chủ yếu giúp lưu thông, mua bán quyền đòi nợ với tính chất là một tài sản được quy định tại BLDS. Pháp luật về hợp đồng mua bán nợ giúp xác định trách nhiệm của các bên trong vấn đề công khai, minh bạch thông tin khi thực hiện giao dịch mua bán nợ. Trên thực tế, trong

giao dịch mua bán nợ, bên mua nợ luôn tiềm ẩn rủi ro liên quan đến vấn đề thông tin bất cân xứng. Bởi bên mua nợ không trực tiếp làm việc, trao đổi, thỏa thuận với bên nợ về việc xác lập các giao dịch phát sinh nợ, nên bên mua nợ không có các thông tin thực tế về khả năng trả nợ của bên nợ. Để giảm thiểu rủi ro, bên mua nợ thường yêu cầu bên bán nợ cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin, tài liệu về bên nợ và các bên thực hiện biện pháp bảo đảm cho khoản nợ.

ii) Tạo ra tiền đề pháp lý vững chắc để ổn định quan hệ kinh tế:

Pháp luật về hợp đồng mua bán nợ không chỉ có tác dụng bảo vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia vào giao dịch mua bán nợ mà còn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Theo đó, nhờ sự đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch mua bán nợ, ngân hàng sẽ yên tâm cấp vốn cho nền kinh tế, giảm chi phí cấp tín dụng, qua đó khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ chế pháp lý bảo đảm giao dịch mua bán nợ minh bạch và tin cậy cũng góp phần giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, điều này sẽ khích thích làn sóng đầu tư trong và ngoài nước vào thị trường mua, bán nợ. Nếu hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán nợ hữu hiệu sẽ giúp luân chuyển nhanh nguồn vốn cho vay, cũng như giải phóng nguồn vốn vay ra khỏi khu vực yếu kém và tái phân bổ đến các khu vực sử dụng có hiệu quả hơn. Đồng thời việc xử lý các khoản nợ giúp tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế trước những cú sốc kinh tế vĩ mô do trào lưu toàn cầu hoá và tự do hoá tài chính mang lại; và giúp cho các TCTD và doanh nghiệp lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình qua đó giúp nền kinh tế quốc dân nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Tiểu kết chương 1

Bản chất pháp lý của khoản nợ là một nghĩa vụ của một bên đối với bên khác và hai chủ thể này luôn trái ngược nhau về mặt lợi ích: (i) Một bên có quyền đòi nợ; và (ii) một bên nợ phải trả tài sản cho bên kia. Với các đặc trưng pháp lý của mình, nợ mang đến cho chủ sở hữu khoản nợ một quyền đòi nợ - một dạng quyền tài sản được quy định tại Điều 322 và Điều 449 BLDS, có thể trị giá được bằng tiền và được lưu thông, mua bán, trao đổi trong các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại.

Dưới góc độ pháp lý, việc mua bán nợ mang một số đặc trưng cơ bản như: i) Mua bán nợ được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán nợ; ii) Đối tượng của hoạt động mua bán nợ là quyền đòi nợ (quyền tài sản) với tính chất là một tài sản được lưu thông, trao đổi theo quy định tại BLDS; iii) Bản chất pháp lý của hoạt động mua bán nợ là chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ (tài sản) từ bên bán nợ sang bên mua nợ theo nguyên tắc có đền bù; iv) Bên mua nợ là phải thanh toán tiền cho bên bán nợ.

Hợp đồng mua bán nợ phải làm rõ được mục đích, bản chất pháp lý là chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ (tài sản) trên cơ sở trao đổi giá trị bằng tiền. Hợp đồng mua bán nợ có một đặc điểm cần lưu ý là được thực hiện trên cơ sở một giao dịch làm phát sinh nợ, tạo ra quyền đòi nợ của bán nợ. Trong hợp đồng mua bán nợ, nghĩa vụ quan trọng nhất của bên bán nợ là phải chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ (quyền yêu cầu bên nợ thực hiện trả nợ gốc, nợ lãi...) và quyền phát sinh từ quyền đòi nợ. Nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua nợ trong hợp đồng mua bán nợ là phải trả tiền cho bên bán nợ.

Một hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nợ vận hành có hiệu quả sẽ góp phần giúp thị trường mua bán nợ phát triển, qua đó giúp giải quyết được các vấn đề nợ xấu của nền kinh tế, đặc biệt là nợ xấu của ngành ngân hàng cũng như của doanh nghiệp. Theo đó, vai trò của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ được thể hiện như sau: i) Tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong hợp đồng mua bán nợ; ii) Tạo ra tiền đề pháp lý vững chắc để ổn định quan hệ kinh tế.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)