Chuyển giao quyền yêu cầu 26

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 34)

Chuyển giao quyền là việc một người “người chuyển giao quyền” chuyển giao theo thoả thuận cho một người khác “người thế quyền”, quyền của mình đối với người thứ ba “người có nghĩa vụ”, liên quan đến việc thanh toán một khoản tiền hoặc thực hiện một công việc khác [76, tr.412]. Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thoả thuận giữa người có quyền (quyền tài sản) với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu (quyền tài sản) cho người đó.Người thứ ba gọi là người thế quyền trở thành người có quyền mới có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cho mình [31, tr.54]. Trên thực tế, người có quyền có thể chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán một khoản tiền (quyền đòi nợ) hoặc thực hiện một công việc khác. Ngoài ra, tất cả các quyền được thanh toán hoặc được thực hiện một công việc khác của người chuyển giao quyền như quy định trong hợp đồng, liên quan đến quyền được chuyển giao và tất cả các quyền bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu được chuyển giao [76, tr.414].

Về nguyên tắc, việc chuyển giao chỉ cần có thoả thuận giữa người chuyển giao quyền và người thế quyền. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, vì trong các trường hợp người có nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng nội dung công việc đã được xác định. Tuy nhiên, người chuyển quyền phải báo cho người có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Pháp luật quy đinh việc thông báo này phải được thực hiện bằng văn bản [61, Điều 310], vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh người có nghĩa vụ đã thực hiện đúng nghĩa vụ. Khi chưa được người chuyển giao quyền hoặc người thế quyền thông báo về việc chuyển giao thì người có nghĩa vụ được giải phóng nghĩa vụ khi thanh toán cho người chuyển giao quyền [76, tr.414].

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 34)