Hoàn thiện phải gắn với việc phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 83)

3.1. Những định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp

đồng mua bán nợ

3.1.1. Hoàn thiện phải gắn với việc phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam Việt Nam

Trên thực tế, pháp luật về hợp đồng mua bán nợ chưa thực sự trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để giúp giải quyết vấn đề nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, nợ xấu đang là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, hạn chế quá trình giảm lãi suất và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Xử lý nợ xấu đã thực sự trở thành vấn đề cấp bách, lâu dài và không chỉ của riêng ngành Ngân hàng mà là vấn đề kinh tế vĩ mô phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian đủ dài, nguồn tài chính cần thiết, giải pháp tổng thể, căn cơ và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của hệ thống chính trị, sự tham gia của các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân có liên quan [44, tr.2]. Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và bền vững, bên cạnh việc triển khai quyết liệt các giải pháp của bản thân hệ thống ngân hàng trong phạm vi cho phép, Chính phủ đưa ra giải pháp là phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ [74, tr.13].

Các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ được sửa đổi, bổ sung phải đáp ứng nhu cầu thực tại của nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trường mua bán nợ. Sự thay đổi liên tục của nền kinh tế cùng với sự phát triển đa dạng của thị trường mua bán nợ đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ. Những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ phải đảm bảo sự cân bằng giữa việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam, việc phát triển kinh tế với việc đảm bảo các các lợi ích khác trong xã hội. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ cũng phải đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế,

xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bởi “Một hệ thống pháp luật không phù hợp với trình độ phát triển của xã hội là một hệ thống ảo. Đó có thể là một hệ thống pháp luật duy ý chí hay một hệ thống pháp luật vay mượn, sao chép” [79]. Mặt khác, pháp luật về hợp đồng mua bán nợ cũng phải có những quy định để hài hòa lợi ích giữa bên bán nợ, bên mua nợ và các chủ thể khác có liên quan đến giao dịch mua bán nợ như: bên bảo đảm, bên môi giới, những người đang chiếm giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ tham gia vào hợp đồng mua bán.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)