Hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập,

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 84)

hạn chế

Một trong những mục tiêu quan trọng của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ là đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao dịch mua bán nợ, trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo quyền của bên mua nợ (bên bỏ khoản tiền ra để nhận quyền đòi nợ). Trên thực tế, các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nợ bước đầu đã có những chuyển biến giúp hoạt động mua bán nợ được thực hiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động mua bán nợ và sự phát triển của thị trường mua bán nợ. Do đó, một trong nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện là phải hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán nợ để khắc phục được những bất cập, hạn chế của pháp luật so với những yêu cầu của thực tiễn.

3.1.3. Hoàn thiện phải đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện quy định liên quan trong Bộ luật Dân sự

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, quan hệ hợp đồng mua bán nợ được điều chỉnh bởi các quy định của luật chung và luật chuyên ngành. Cụ thể, các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ với tư cách là luật chuyên ngành phải xuất phát và phù hợp với các quy định về hợp đồng, quy định về mua bán quyền tài sản (quyền đòi nợ), quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ tại BLDS. Việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ phải đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện các quy định trong BLDS để khẳng định BLDS trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được hình thành theo nguyên tắc tự do, tự nguyện,

bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia [5, tr.64]. BLDS phải được coi là văn bản chưa đựng các quy định gốc về hợp đồng, còn văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh riêng về hợp đồng mua bán nợ (nếu có) phải đảm bảo nguyên tắc không được trái với các quy định tại BLDS. Theo đó, các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ không cần nhắc lại những quy định chung về hợp đồng tại BLDS mà cần có điều khoản dẫn chiếu đến các quy định của BLDS hoặc trên cơ sở các quy định chung tại BLDS quy định cụ thể hoá, chi tiết hoá việc ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán nợ nếu xét thấy cần thiết. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ cũng phải phù hợp, có tính thống nhất với quy định khác có liên quan đến hoạt động mua bán nợ như quy định của pháp luật về hoạt động của VAMC, quy định của pháp luật về hoạt động của DATC, AMC...

3.1.4. Hoàn thiện để tương thích với pháp luật của các nước trong điều kiện hội nhập quốc tế

Để đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế quốc tế, tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần đẩy mạnh quốc tế hóa pháp luật, trong đó báo gồm cả các quy định về hợp đồng mua bán nợ. Trên thực tế, tại Việt Nam quan điểm về mua bán nợ, quyền đòi nợ, các phương thức mua bán nợ, việc phân loại hợp đồng mua bán nợ.... chưa được quy định, giải thích cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu, cách áp dụng không tương thích với quy định trong các văn bản pháp luật của các nước. Do vậy, việc sửa đổi các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu tham khảo quy định của pháp luật về hoạt động mua bán nợ tại các nước để tạo nên sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước. Việc tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài về hợp đồng mua bán nợ trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn của Việt Nam là hết sức cần thiết. Yêu cầu này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách căn bản, có hệ thống kinh nghiệm lập pháp của các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới cũng như khu vực, để chuyển hóa và tiếp thu có chọn lọc những quy định, tập quán quốc tế cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam [59, tr.170].

3.2. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ

3.2.1. Các kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tại BLDS

3.2.1.1. Về khái niệm hợp đồng và khái niệm hợp đồng mua bán tài sản i) Về khái niệm hợp đồng:

Khái niệm hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó phản ánh bản chất và đặc điểm pháp lý của hợp đồng, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Tại Điều 388 BLDS quy định: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Quy định này chưa thật sự hợp lý vì trong thực tiễn hợp đồng có tên theo mục đích của hợp đồng [5, tr.48] và thuật ngữ “hợp đồng” có thể được kết hợp với các thuật ngữ có tính “chức năng” và “công cụ” [37 tr.40] như thuật ngữ “mua bán” để tồn tại dưới dạng “hợp đồng mua bán”. Trong quá trình tham gia giao dịch, tương ứng với từng đối tượng cụ thể như “hàng hóa” lại xuất hiện các cụm từ “hợp đồng mua bán hàng hóa” [62, Điều 24]. Mặt khác, với tư cách là luật chuyên ngành, pháp luật về hợp đồng mua bán nợ cũng có những quy định về hợp đồng nhưng không quy định chi tiết, cụ thể về việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng và vấn đề hợp đồng vô hiệu, vì thế, những vấn để này phải được hiểu, thực hiện theo quy định của BLDS. Việc xuất hiện từ “dân sự” trong khái niệm hợp đồng tại BLDS không giúp khẳng định vai trò của các quy định về hợp đồng trong BLDS là quy định chung trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả hoạt động mua bán nợ. Thậm chí, khi BLDS sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dân sự” còn dẫn đến một số cách hiểu khác nhau và cho rằng các quy định về hợp đồng tại BLDS chỉ áp dụng đối với hợp đồng dân sự mà không áp dụng đối với hợp đồng mua bán nợ…[11, tr.48]. Ngoài ra, theo thông lệ quốc tế chung, không có quốc gia nào có tên gọi “hợp đồng dân sự” trong BLDS [5, tr.48].

Do vậy, cần kịp thời sửa đổi, bổ sung khái niệm hợp đồng trong BLDS theo hướng: loại bỏ từ “dân sự” sau từ hợp đồng và định nghĩa: hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự [12, tr.120]. Ngoài ra, theo tinh thần chung về đảm bảo vai trò của BLDS là luật

chung của hệ thống luật tư, các quy định chung về hợp đồng trong BLDS phải là luật chung của các luật khác khi quy định về hợp đồng, nên phải sửa đổi, bổ sung để quy định rõ: Hợp đồng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành phải tuân theo những quy định chung về hợp đồng quy định tại Bộ luật dân sự [12, tr.120].

ii) Về khái niệm hợp đồng mua bán tài sản

Hiện nay tại Điều 428 BLDS quy định hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. QVới quy định này

không hề đề cập tới nghĩa vụ của người bán chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người mua mà chỉ đề cập tới nghĩa vụ của người bán “giao tài sản” cho người mua [20]. Trong khi đó đặc trưng quan trọng nhất của hợp đồng mua bán là việc bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mua, còn bên mua phải trả giá cho việc nhận được quyền sở hữu tài sản đó. Bản thân BLDS 2005, ngay sau định nghĩa hợp đồng mua bán, có quy định: nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ, còn nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của người bán [61, (Điều 429]) và thời điểm chuyển giao quyền sở hữu tài sản mua bán là thời điểm giao tài sản. Điều đó có nghĩa là, nhà làm luật đã biết là cần phải chuyển quyền sở hữu tài sản trong mua bán và phân biệt với giao tài sản. Thế nhưng trong khi định nghĩa hợp đồng mua bán tài sản thì nhà làm luật lại quên mất vấn đề này hay nhà làm luật thể hiện quan niệm về quyền sở hữu được nêu trong Điều 164 BLDS?[20]. Hơn nữa, tại Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm mua bán hàng hóa cũng đã đề cập tới nghĩa vụ của người bán giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua khi khẳng định: Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận [62, Điều 3, Khoản 8]. Do đó, khái niệm hợp đồng mua bán tài sản tại BLDS đã không làm rõ bản chất pháp lý

của hợp đồng mua bán là chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bán sang bên mua theo nguyên tắc có đền bù, đồng thời khái niệm này còn mâu thuẫn với quy định tại pháp luật chuyên ngành.

Chính vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 428 BLDS theo hướng làm rõ hơn mục đích, bản chất của hợp đồng mua bán là chuyển giao quyền sở hữu tài sản trên cơ sở trao đôi đổi giá trị bằng tiền. Theo đó, quy định: hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán [12, tr.131].

3.2.1.2. Về giao kết và hủy bỏ hợp đồng i) Về giao kết hợp đồng

Thứ nhất: Việc im lặng trong giao kết hợp đồng: Về nguyên tắc, sự chấp nhận giao kết hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, nhưng trong trường hợp các bên đã thỏa thuận nếu bên được đề nghị im lặng thì được coi là đồng ý giao kết hợp đồng hoặc theo thói quen mà các bên đã coi sự im lặng là đồng ý thì cần thừa nhận hình thức chấp nhận giao kết này [11, tr.49]. Vấn đề im lặng có là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được nghiên cứu nhiều và thường xuyên gặp phải trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Bản thân sự im lặng không cho phép khẳng định là chấp nhận nhưng cũng có hoàn cảnh cho phép hiểu rằng im lặng là chấp nhận nên nguyên tắc vừa nếu có ngoại lệ. Tuy nhiên, hiện nay khoản 2 Điều 404 BLDS công nhận im lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng khi thỏa mãn hai điều kiện là các bên có thỏa thuận trước và các bên có xác định thời hạn trả lời nhưng hết thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng. Bởi vậy, BLDS cần sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định: Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa họ [12, tr.122].

Thứ hai: Về thời điểm giao kết hợp đồng: Thực tế, có trường hợp bên nhận được đề nghị im lặng nhưng sự im lặng đó không do ý chí của họ mà do một nguyên nhân khách quan, ví dụ do các trường hợp bất khả kháng mà họ không thể trả lời cho bên kia được: sự im lặng này không có nghĩa là họ đã đồng ý giao kết.

Mặt khác, thực tế rất ít khi các bên thoả thuận về việc im lặng là đồng ý. Như vậy, nguyên tắc chính (im lặng không phải là đồng ý) cần phải được ưu tiên và quy định trước rồi sau đó mới quy định các trường hợp loại trừ khác (các bên có thoả thuận im lặng là đồng ý) [11, tr.49]. Vì thế cần sửa đổi quy định hiện hành tại BLDS về thời điểm giao kết hợp đồng trong trường hợp có sự im lặng theo hướng: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng được tính từ thời điểm cuối cùng của thời hạn trả lời giao kết [12, tr.122].

ii) Về hủy bỏ hợp đồng

Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều hợp đồng dễ dàng bị một trong các bên tuyên bố huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt chỉ vì bên kia vi phạm một điều khoản nào đó của hợp đồng. Điều này gây nên sự bất ổn định cho các giao dịch và tốn kém khi mà một bên có thể sử dụng sự vi phạm không đáng kể của phía bên kia để chấm dứt hợp đồng. BLDS cần phải quy định rõ chỉ khi có những vi phạm nghiêm trọng, làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng không đạt được thì hợp đồng mới bị chấm dứt [5, tr.48]. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì chỉ khi nào một bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng hợp đồng thì bên kia mới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ hợp đồng. Do vậy, cần sửa đổi quy định về hủy bỏ hợp đồng theo hướng bảo đảm công bằng hơn, tránh lạm dụng việc hủy bỏ hợp đồng gây bất lợi cho bên thiện chí, đồng thời bảo đảm sự ổn định của các giao dịch theo hướng:

- Quy định một bên chỉ có thể hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm nghiêm trọng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Vi phạm nghiêm trọng là việc một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến bên kia không đạt được mục đích của mình [12, tr.129].

- Bổ sung các quy định về hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp cụ thể cho phù hợp với thực tiễn thực hiện hợp đồng, như, hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện hợp đồng, do chậm thực hiện hợp đồng có thời hạn, do không có khả năng thực hiện, do tài sản bị mất [12, tr.129-130].

- Bổ sung quy định về hậu quả của hủy hợp đồng theo hướng quy định cụ thể để đủ cơ sở giải quyết trong thực tế [12, tr.130].

- Bỏ Điều 426 BLDS về đơn phương chấm dứt hợp đồng vì thực chất đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng.

Bổ sung các nội dung nêu trên để phù hợp thực tiễn thực hiện hợp đồng, đảm bảo công bằng, hợp lý với các bên, tránh việc lạm dụng hủy bỏ hợp đồng để bên không thiện chí trục lợi, thống nhất trong áp dụng pháp luật, đồng bộ với pháp luật có liên quan, phù hợp với thông lệ quốc tế [11, tr.50].

3.2.1.3. Về hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng vô hiệu i) Về hiệu lực của hợp đồng

Quy định về hiệu lực của hợp đồng tại Điều 405 BLDS đã tỏ ra không phản ánh đúng bản chất của vấn đề hiệu lực của hợp đồng, đó là hiệu lực ràng buộc của hợp đồng và hiệu lực ngăn cấm việc đơn phương chấm dứt hợp đồng [34, tr.89]. Nội dung thực tế của quy định hiện hành tại BLDS chỉ thuần túy đề cập đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác [61, Điều 405]. Quy định này không hề đề cập đến nguyên tắc cơ bản của hiệu lực ràng buộc hợp đồng là hợp đồng được giao kết hợp pháp thì có hiệu lực làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên và được pháp luật bảo vệ. Do vậy, để cụ thể hóa nguyên tắc trách nhiệm của các bên trong thực hiện cam kết, thỏa thuận, cần bổ sung quy định về hiệu lực của hợp đồng với nội dung: Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam (Trang 84)