Phƣơng hƣớng xây dựng đội ngũ công chức quản lý Nhà nƣớc cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 76)

3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng đội ngũ công chức quản lý Nhà nƣớc cấp tỉnh của Hà Tĩnh tỉnh của Hà Tĩnh

3.1.1. Phải xuất phát từ yêu cầu của đội ngũ QLNN theo định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Yêu cầu cơ chế thị trƣờng và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là những căn cứ khách quan để xây dựng đội ngũ công chức QLNN cấp tỉnh. Thực chất đây là sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể trong quá trình quản lý.

Mục tiêu chung cho giai đoạn 2011 - 2020 là xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bƣớc hiện đại; bảo vệ môi trƣờng và thích ứng với biến đổi khí hậu; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu ngƣời nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nƣớc; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu Kinh tế: Đạt tăng trƣởng GDP ở mức 15,8% một năm trong giai đoạn 2010 - 2015 và 21,1% trong giai đoạn 2015 - 2020, tăng trƣởng GDP trung bình trong suốt giai đoạn 2010 - 2020 là 18,4%; Tiếp tục đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách tăng cƣờng tập trung vào công nghiệp, đặc biệt là khai khoáng, sản xuất kim loại và chế biến kim loại tạo giá trị gia tăng. Đồng thời, tập trung vào nâng cao năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu GDP của nền kinh tế sẽ đạt: nông nghiệp 23,9%, công nghiệp 45,8% và dịch vụ 30,3% tính đến năm 2015;và nông nghiệp 13,1%, công nghiệp 54,7%, dịch vụ 32,2% tính đến năm 2020; GDP bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 35 triệu đồng năm 2015 và 97,7 triệu đồng năm 2020 [56].

70

Mục tiêu xã hội: Chuyển dịch lao động từ các khu vực năng suất thấp nhƣ nông nghiệp sang các khu vực có năng suất cao hơn nhƣ công nghiệp. Cơ cấu việc làm đến năm 2015: nông nghiệp 49,6%, công nghiệp 25,3% và dịch vụ 25,1% ; cơ cấu tƣơng ứng các ngành đến năm 2020 là:3,2%, công nghiệp 37,2%, dịch vụ 29,3%; mỗi năm có 4.800 lao động chuyển từ nông nghiệp sang các ngành khác; Đảm bảo đến năm 2015 có ít nhất 50% lao động đƣợc qua đào tạo nghề và tỷ lệ này năm 2020 là 70%; Nâng cao năng suất lao động ở mức 9,2% một năm trong nông nghiệp, từ 14 triệu đồng năm 2009 lên 29 triệu đồng năm 2015 và 61 triệu đồng năm 2020 thông qua những nỗ lực không ngừng về đào tạo nông dân, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cƣờng sự tham gia của khu vực tƣ nhân

Tính đến năm 2015, tất cả các hộ gia đình thành thị và 95% hộ gia đình nông thôn đều có nguồn nƣớc sạch để sử dụng, trong đó 60% đạt tiêu chuẩn quốc gia là 60l/ngày; và tính đến năm 2020, 100% các hộ gia đình nông thôn có nƣớc sạch để sinh hoạt (năm 2010 là 70%) [56].

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, đội ngũ công chức QLNN là lực lƣợng đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng, chỉ đạo, triển khai các kế hoạch đã đề ra. Do, đó, việc hoàn thành tốt các mục tiêu trên cũng chính là tiêu chuẩn, thƣớc đo, là công việc của đội ngũ công chức QLNN cấp tỉnh. Ngoài ra, trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, đội ngũ này cần phải có những năng lực và kiến thức nhất định. Bởi vậy, công tác CB đòi hỏi phải bám sát định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh, căn cứ vào những yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trƣờng để xây dựng đội ngũ CC cho phù hợp và có hiệu quả.

3.1.2. Việc xây dựng đội ngũ công chức QLNN cấp tỉnh phải có tính hệ thống

Để tạo dựng đƣợc một đội ngũ CC nói chung và đội ngũ công chức QLNN cấp tỉnh nói riêng đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới thì

71

việc cải cách phải đƣợc thực hiện một cách bài bản vừa thúc đẩy sự phát triển của các yếu tố bên trong (quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, tổ chức bộ máy, khen thƣởng, kỷ luật CC,…) đồng thời phải phù hợp với sự vận động phức tạp, đa chiều của các yếu tố bên ngoài (môi trƣờng công tác, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,…). Đối với Hà Tĩnh, một tỉnh còn có nhiều khó khăn về kinh tế, đời sống của nhân dân còn thấp, nhƣng cơ hội để phát triển thành một tỉnh giàu mạnh là rất lớn. Xuất phát từ những khó khăn và thời cơ đang đặt ra trƣớc mắt, công tác CB của tỉnh đòi hỏi phải có những đổi mới, phải có sự đột phá mạnh mẽ và những việc làm quyết liệt và hiệu quả hơn nữa.

Tuy nhiên, để xây dựng đƣợc một đội ngũ CC nhất là CC trong lĩnh vực QLNN có chất lƣợng, cần thiết phải nghiên cứu một cách kỹ lƣỡng và đầy đủ những yếu tố đang tác động tới đội ngũ CC hiện nay, cơ chế tác động ra sao?…Đồng thời, quá trình thực hiện, cách làm cần có bƣớc đi, lộ trình từng bƣớc, không nôn nóng, chủ quan, biết căn cứ vào sự phát triển của đội ngũ CC trong từng giai đoạn để có những giải pháp đúng và phù hợp.

3.1.3. Xây dựng đội ngũ công chức QLNN cấp tỉnh phải bảo đảm có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội quả về mặt kinh tế, xã hội

Hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội là tiêu chuẩn, thƣớc đo quan trọng để xây dựng đội ngũ CC trong từng thời kỳ. Nói cách khác, mục đích của việc xây dựng đội ngũ công chức QLNN thực chất và cuối chính là tạo ra sự no ấm, hạnh phúc cho nhân dân, góp phần ổn định chính trị, làm cho công việc sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết tốt công ăn việc làm cho ngƣời lao động…

Quan điểm này vừa là mục đích cần đạt đƣợc vừa là căn cứ để thực hiện các nội dung của công tác CB. Một trong những nội dung thể hiện rõ nhất và gắn chặt chẽ với quan điểm này chính là công tác đánh giá CC. Việc

72

đánh giá CC chủ yếu và nhất thiết phải lấy hiệu quả công việc, hiệu quả kinh tế xã hội làm thƣớc đo chính. Đánh giá CC nếu chƣa dựa trên thƣớc đo này thì coi nhƣ chƣa đạt đƣợc yêu cầu, dẫn đến đánh giá CC không thực chất, từ đó bố trí CC sai và không thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

3.1.4. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các cấp, các đạo công tác cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước

Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng. Không chỉ riêng ở lĩnh vực xây dựng đội ngũ CC, nguyên tắc tập trung, dân chủ còn đòi hỏi đƣợc thực hiện ở tất cả các lĩnh vực quản lý. Công tác CB là vấn đề hệ trọng quyết định trực tiếp đến vận mệnh của từng quốc gia, từng địa phƣơng, từng cấp, ngành, do đó hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, nguyên tắc tập trung, dân chủ trong công tác này phải thực hiện một cách nghiêm túc.

Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ trong công tác CB là đòi hỏi những chủ trƣơng, chính sách, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng, khen thƣởng, kỷ luật CC nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định theo đa số. Các cơ quan chức năng và cá nhân có liên quan phải chuẩn bị phƣơng án để tập thể thảo luận và quyết định. Trong công tác CB phải có quy chế thực hiện thống nhất, rõ ràng và chặt chẽ. Phải gắn trách nhiệm của ngƣời ra quyết định với ngƣời triển khai thực hiện quyết định, càng dân chủ, càng phải tập trung.

Nghiêm túc chấp hành các NQ của cấp uỷ về công tác CB, cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức đảng cấp dƣới phải chấp hành quyết định của tổ chức đảng cấp trên đảm bảo dân chủ, công khai trong công tác CB.

Đây là một nguyên tắc bất di, bất dịch trong toàn bộ tiến trình cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc ta. Chất lƣợng đội ngũ CC không chỉ là sản

73

phẩm, là ƣớc muốn chủ quan của Đảng, Nhà nƣớc mà còn chịu sự chi phối toàn diện của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo… của đất nƣớc. Đảng trực tiếp lãnh đạo và quyết định các vấn đề về công tác CC, bao gồm từ việc định đƣờng lối, chính sách CC đến việc bố trí CC lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc và các đoàn thể nhân dân. Đảng thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nƣớc và đoàn thể nhân dân, đồng thời phát huy trách nhiệm, thực hiện đúng quy trình, thủ tục, luật pháp của nhà nƣớc và điều lệ của các đoàn thể nhân dân để thực hiện đƣờng lối, chính sách đối với CC. Các hoạt động này của Đảng đƣợc thực hiện từ TW đến cơ sở theo sự phân công, phân cấp quản lý CC cho các cấp uỷ và các tổ chức đảng. Các cấp uỷ tập trung quản lý tốt số CC giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, chăm lo xây dựng và thực hiện chiến lƣợc CB của cấp, ngành, địa phƣơng mình.

Nguyên tắc trên đồng thời cũng là quan điểm chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng đội ngũ CC nói chung và việc xây dựng đội ngũ công chức QLNN cấp tỉnh của Hà Tĩnh nói riêng.

3.2. Giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ công chức quản lý Nhà nƣớc cấp tỉnh của Hà Tĩnh cấp tỉnh của Hà Tĩnh

3.2.1. Nhóm giải pháp về môi trường hoạt động, cơ chế chính sách đối với công chức QLNN

3.2.1.1. Tạo môi trường hoạt động công tác có hiệu quả

Trong điều kiện kinh tế của tỉnh đang có những thay đổi tích cực, nhiều công trình lớn, dự án trọng điểm của quốc gia trên địa bàn tỉnh đang có cơ sở để trở thành hiện thực và phát huy hiệu quả trong khai thác và sử dụng. Một trong những giải pháp lớn đó là tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, môi trƣờng làm việc, môi trƣờng đầu tƣ có hiệu quả nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà và phát huy

74

tính năng động trong QLNN. Trong giải pháp lớn này, giải pháp cải thiện môi trƣờng lao động đã đƣợc quan tâm thực hiện, song cần cụ thể hơn và phù hợp với điều kiện hiện nay. Thời gian sắp tới, xin kiến nghị một số giải pháp cụ thể sau:

+ Quán triệt về nhận thức và tƣ tƣởng cho CC đặc biệt là đội ngũ công chức QLNN để họ thấy rõ đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của những dự án lớn, chƣơng trình kinh tế trọng điểm của tỉnh là rất lớn, từ đó phát huy ý thức trách nhiệm cho CC trong việc điều hành, tham mƣu, triển khai tốt các kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng;

+ Chú trọng, quan tâm đến điều kiện làm việc, chế độ tiền lƣơng, cải thiện mức sống tốt nhất có thể cho CC để họ yên tâm tƣ tƣởng, tập trung làm tốt nhiệm vụ tham mƣu của mình. Một số khác cần tạo cơ hội thăng tiến, sự đối đãi xứng đáng mới là điều quan trọng với họ.

+ Thực hiện bố trí sử dụng và đề bạt CC đảm bảo dân chủ, khách quan, chính xác tạo lòng tin cho CC, tránh xảy ra tiêu cực, CC đƣợc tôn trọng và bố trí công việc phù hợp với khả năng của họ.

3.2.1.2. Chế độ, chính sách đối với CC phải đảm bảo thu hút và giữ chân người tài

Cải tiến hệ thống văn bản, chính sách CB phải đƣợc tiến hành toàn diện vì mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế tri thức, trong đó trọng tâm là phải giải quyết tốt chính sách tiền lƣơng và chính sách đào tạo, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, phát triển tài năng. Để CC thực sự chuyên tâm vào công việc, có điều kiện phát triển thì tiền lƣơng phải là nguồn thu nhập chính, chủ yếu, đảm bảo cuộc sống cho họ và đủ tái sản xuất sức lao động.

Đổi mới chính sách tiền lƣơng phải gắn liền với chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng. Muốn thu hút nhân tài và khuyến khích tài

75

năng phải biết quan tâm đến lợi ích chính đáng của CC. Do vậy, cần có chế độ đãi ngộ, khen thƣởng thoả đáng đối với các hoạt động sáng tạo tuỳ theo các công trình và giá trị thực tế để thu hút, khuyến khích nhân tài, cần thực hiện chế độ trả lƣơng cao cho các chuyên gia và ƣu tiên tối đa về điều kiện làm việc cho họ. Cùng với việc trả lƣơng đúng, cần có những cơ chế mới về trọng dụng nhân tài và đƣợc cụ thể hóa ở các cấp, các ngành từ TW đến cơ sở, nếu không thì tình trạng “chảy máu chất xám”, “bạc chất xám” ngày càng tăng. Trong chính sách sử dụng nhân tài cần xét theo giá trị xã hội của mỗi ngƣời, bất kể ai có tài thì đƣợc trọng dụng chứ không đƣợc ƣu tiên theo chức vụ, thứ bậc, tuổi tác…

Hà Tĩnh đã có một số chính sách về thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao song hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao do còn nhiều bất cập. Hơn nữa, chính sách còn thiếu những biện pháp hữu hiệu để giữ chân và khuyến khích CC giỏi. Trình trạng CC giỏi rời bỏ nhiệm sở để sang lĩnh vực tƣ hoặc liên doanh nƣớc ngoài vẫn còn. Do đó, để có xây dựng đƣợc đội ngũ CC có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của công cuộc đổi mới, có bản lĩnh, tâm huyết phục vụ hết mình cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc khối các cơ quan Nhà nƣớc, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, giải quyết đồng bộ một số giải pháp sau:

+ Thực hiện tốt giải pháp định hƣớng mà Đại hội X của Đảng đã đề ra: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lƣợng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Có cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng ngƣời có đức, có tài”.

+ Thực hiện cải cách tiền lƣơng trên cơ sở điều kiện kinh tế cho phép vừa đảm bảo tính bền vững và nâng cao dần mức sống cho CC. Cải cách phải

76

theo lộ trình từng bƣớc đồng thời kiềm chế đƣợc lạm phát, có nhƣ vậy việc cải cách mới phát huy tác dụng. Việc nâng lƣơng, phụ cấp cho công chức QLNN qua từng năm cần theo một tỷ lệ nhất định để nâng dần lên đến mức khuyến khích cho CB làm việc trong khu vực này. Kiến nghị với Nhà nƣớc nên bỏ chế độ thang bậc lƣơng nhƣ hiện nay mà thực hiện khoán quỹ lƣơng hoặc nâng lƣơng trên cơ sở hiệu quả công việc của CC thông qua việc nâng dần mức phụ cấp trách nhiệm.

3.2.2. Nhóm giải pháp quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

3.2.2.1. Đổi mới và hoàn thiện quy hoạch

- Xây dựng và thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá CC trước quy hoạch, đưa việc đánh giá CC thành nội dung bắt buộc trước khi tiến hành quy hoạch.

Tiêu chuẩn đánh giá trƣớc quy hoạch cũng giống nhƣ tiêu chuẩn để tiến hành đề bạt, bố trí, sử dụng CC nhƣng chú ý hơn về mặt độ tuổi và tiêu chuẩn đó phải đƣợc quán triệt thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh. Đối với công chức QLNN, việc đánh giá để đƣa vào quy hoạch cần dựa trên các tiêu chuẩn sau:

+ Chủ động sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, am hiểu sâu lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm, có năng lực điều hành và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)