Tình hình xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá công chức

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 63)

2.2.3.1. Ban hành tiêu chuẩn:

- Đối với CC thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý:

Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ban hành Quy định số 451- QĐ/TU ngày 28 tháng 4 năm 2003 về tiêu chuẩn chức danh CB thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý, với những nội dung quan trọng sau:

- Về nguyên tắc chung: Khi đánh giá nhận xét, phân loại CC phải căn cứ vào tiêu chuẩn của chức danh CC đang đảm nhiệm. CC đƣơng nhiệm, CC dự nguồn khi đƣa vào quy hoạch phải là ngƣời hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao và có triển vọng đảm nhận chức vụ cao hơn. Xét về độ tuổi: CC dự nguồn đƣa vào quy hoạch đối với cấp trƣởng không quá 50, cấp phó không quá 45. Nói chung CC chủ chốt cấp trên cần đƣợc kinh qua lãnh đạo ở cấp dƣới. CC đứng đầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh khi bổ nhiệm cần qua các chức vụ lãnh đạo quản lý cơ sở, cấp phòng ban, cấp huyện, thị hoặc

57

các doanh nghiệp. Đối với CC đƣơng nhiệm nếu thuộc nguồn lãnh đạo tỉnh ở độ tuổi 50, chƣa qua cơ sở thì cần thực hiện luân chuyển.

Những CC không hoàn thành nhiệm vụ, ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm những điều mà đảng viên, CC không đƣợc làm thì không đƣa vào quy hoạch dự nguồn; CC bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên chƣa quá một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật thì không đƣa vào quy hoạch chức vụ cao hơn [40].

+ Về tiêu chuẩn, chức danh CC: Tỉnh uỷ thống nhất tiêu chuẩn chung đối với CC thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý phải tuân thủ theo NQ Ban Chấp hành TW3 (khoá VIII) và những nguyên tắc nói trên.

+ Ngoài những tiêu chuẩn chung, Quy định số 451- QĐ/TU của Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ còn cụ thể hoá đối với từng chức danh. Riêng chức danh trƣởng, phó sở, ban, ngành cấp tỉnh đƣợc quy định nhƣ sau:

Cán bộ lãnh đạo, quản lý đầu ngành trƣớc hết phải nắm đƣợc đƣờng lối, chủ trƣơng, NQ của Đảng, kế hoạch của nhà nƣớc và hiểu biết chuyên sâu, nghề nghiệp lĩnh vực mình đảm nhiệm, dám chịu trách nhiệm trƣớc công việc mình làm, có ý thức tổ chức kỷ luật, sâu sát cơ sở và thực tiễn. Các chức danh này phải có bằng đại học chuyên môn phù hợp với cƣơng vị đƣợc giao, lý luận chính trị cao cấp trở lên, có một chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và qua lớp QLNN, đã kinh qua thực tiễn cấp phòng, quản lý doanh nghiệp hoặc huyện, thị. Đối với những đơn vị đặc thù có đông đội ngũ tri thức bậc cao hoặc các đơn vị làm công tác khoa học ngƣời đứng đầu có yêu cầu cao hơn về trình độ [40].

- Đối với đối tượng CC nghiệp vụ nói chung:

Thực hiện chủ trƣơng của Tỉnh uỷ, các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ đã có văn bản hƣớng dẫn để các cấp uỷ cơ sở tiến hành lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn CC trong từng đơn vị, cơ quan, công sở. Các hội

58

nghị góp ý kiến xây dựng tiêu chuẩn đƣợc tiến hành công khai, dân chủ nên kết quả đã ban hành đƣợc hệ thống các tiêu chuẩn CC có chất lƣợng, sát đúng, phù hợp với tính chất công việc, với từng ngành, nghề của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh.

Riêng đối với khối các cơ quan QLNN có 100% cơ quan, đơn vị trong khối đã hoàn tất công việc ban hành tiêu chuẩn của mình, đồng thời đƣợc quán triệt đến tận CC và treo bảng công khai tại công sở từng cơ quan, đơn vị để thực hiện.

Từ những kết quả đạt đƣợc cho thấy việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn đối với CC ở tỉnh Hà Tĩnh cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Việc nghiên cứu thực trạng CC trƣớc khi dự thảo tiêu chuẩn khá sâu sát. Quy trình thực hiện lấy ý kiến xây dựng của CC đảm bảo công khai, dân chủ. Nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, sát đúng với tình hình hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, việc ban hành tiêu chuẩn đối với CC vẫn còn những hạn chế, đó là: Một số đơn vị còn xem nhẹ công việc này nên tiến độ thực hiện còn chậm hoặc kết quả chất lƣợng không cao. Một số tiêu chuẩn đƣa ra còn trùng lặp với những tiêu chuẩn chung, chƣa cụ thể hoá để phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực. Tính hiệu quả trong việc áp dụng thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp đã đề ra ở nhiều cơ quan, đơn vị chƣa cao; chƣa gắn tiêu chuẩn với hành động, do đó việc ban hành tiêu chuẩn chƣa thực sự hỗ trợ tốt cho việc đánh giá CC trong thời điểm hiện nay.

Chính vì vậy, năm 2013 Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ban hành Quy định số 668, ngày 12/7/2013 về tiêu chuẩn cán bộ diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý thay thế Quy định 451 để khắc phục những tồn tại, hạn chế; đòi hỏi tiêu chuẩn CC cao hơn, nhất là CC lãnh đạo, quản lý. Đồng thời chỉ đạo các đơn

59

vị xây dựng tiểu chuẩn CC cho từng đơn vị mình, nhằm đẩy mạnh mạnh việc xây dựng đội ngũ CB, CC trong giai đoạn hiện nay.

2.2.4.2. Tổ chức đánh giá

Hàng năm, khi tiến hành nhận xét, đánh giá CC để phục vụ cho công tác CB, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn chức danh CC đã có để từ đó có những điều chỉnh, sửa đổi cũng nhƣ ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch CC cho phù hợp. Cho đến nay các chức danh tiêu chuẩn CC đƣợc ban hành của tỉnh và hệ thống tiêu chuẩn của các sở, ban, ngành đã và đang góp phần quan trọng vào công tác quản lý, sử dụng và đánh giá CC một cách khá hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện, các cơ quan có chức năng tham mƣu nhận xét đánh giá CC theo phân cấp đã bám chắc tiêu chuẩn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, lấy hiệu quả công tác thực tế, độ tín nhiệm của CB, đảng viên, nhân dân để làm thƣớc đo chủ yếu.

Do tuân thủ đầy đủ quy trình, các bƣớc đánh giá theo quy định; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình và vận dụng khá linh hoạt vào việc tổ chức đánh giá, trên cơ sở tập thể thảo luận, quyết định theo đa số, bảo đảm tính khách quan, toàn diện, lịch sử và công khai nên việc đánh giá CC ngày càng sâu sát hơn, hạn chế đƣợc sai sót.

Về phƣơng pháp đánh giá CC, Hà Tĩnh thực hiện theo 2 phƣơng pháp chủ yếu: Bằng cách tính điểm và tự đánh giá của CC, kết hợp thông tin của cơ quan quản lý, tập thể thảo luận và kết luận bằng phiếu kín. Đây là những cách làm không mới, mang màu sắc truyền thống và đảm bảo theo quy định của TW; đặc biệt năm 2009 thực hiện hƣớng dẫn của Ban Tổ chức TW, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã nhận xét, đánh giá bằng văn bản 173/352 CC chủ chốt trong diện Tỉnh uỷ quản lý.

60

Vì đánh giá CC là một công việc khó, phức tạp và mang tính nhạy cảm cao nên cũng nhƣ hầu hết các địa phƣơng khác, Hà Tĩnh khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. NQ15 của Tỉnh uỷ đã chỉ rõ những khiếm khuyết đó nhƣ sau:“nhận xét, đánh giá CB chƣa thành nề nếp thƣờng xuyên; tƣ duy và quy trình trong đánh giá CB chƣa đƣợc đổi mới; một số nơi thiếu sự thống nhất, chƣa có tiêu chí cụ thể, chƣa thật sự dân chủ, công khai”[39].

Những hạn chế nêu trên suy cho cùng, đó là: Đánh giá CC vẫn đang là khâu yếu, chậm đƣợc khắc phục, còn nể nang "dĩ hòa vi quý", thiếu thẳng thắn, chất lƣợng đánh giá CC còn hạn chế. Trong đánh giá CC vẫn còn quan niệm, cách làm hình thức, cảm tính, chung chung, khuôn mẫu giống nhau; một số nơi đánh giá theo một chiều, chủ yếu nêu ƣu điểm, tránh nêu khuyết điểm. Hoặc ngƣợc lại, chỉ nhấn khuyết điểm, không đánh giá đúng ƣu điểm…

Ngoài ra, do việc tổ chức và phƣơng pháp quản lý CC còn mang tính thủ công, sự vụ, hồ sơ lý lịch CC chƣa đƣợc cập nhật, bổ sung kịp thời, việc tìm hiểu CC thiếu hệ thống nên chƣa xây dựng đƣợc quy trình, phƣơng pháp đánh giá CC một cách khoa học.

Công tác đánh giá, nhận xét CC chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và chƣa đi vào nề nếp; có khi không dựa trên cơ sở tiêu chuẩn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của CC để đánh giá một cách sát thực. Từ đó dẫn đến việc bổ nhiệm, tiếp nhận, tuyển dụng CC một số nơi chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, không đảm bảo về cơ cấu độ tuổi, trình độ giữa các ngành, nghề, lĩnh vực, ảnh hƣởng không tốt đến hiệu quả công tác.

Quản lý, đánh giá nhận xét CC là công việc rất quan trọng và không dễ dàng để thực hiện một cách tốt nhất. Là công việc có tính phức tạp và độ nhạy cảm cao, do đó đòi hỏi những ngƣời làm công tác tổ chức và CB phải có phƣơng pháp tốt, thƣờng xuyên sâu sát cơ sở để nắm bắt thông tin kịp thời,

61 đầy đủ và chính xác.

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)