Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Tĩnh có liên

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 39)

quan đến quá trình phát triển đội ngũ công chức quản lý Nhà nước

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Diện tích đất tự nhiên 6055,74 km2, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên của cả nƣớc, có 127 km đƣờng Quốc lộ 1A, 87 km đƣờng Hồ Chí Minh và 70km đƣờng sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hƣớng Bắc Nam, có đƣờng Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đƣờng giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lƣu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.

Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trƣờng Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Địa hình đa dạng này đã tạo cho Hà Tĩnh nhiều cảnh quan du lịch có giá trị.

33

2.1.1.2. Đặc điểm xã hội

- Dân số trên 1,3 triệu ngƣời, gần bằng 1,7% dân số cả nƣớc. Trong đó, ở khu vực thành thị là 142.487 ngƣời; ở khu vực nông thôn là 1.146.571 ngƣời.

- Nguồn nhân lực: Số ngƣời trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2013 là 758.040, số ngƣời trong độ tuổi lao động thuộc các ngành nghề kinh tế là 639.691. Lao động bình quân trong khu vực nhà nƣớc theo các ngành, nghề kinh tế 51.148 ngƣời, trong đó có 7085 ngƣời do Trung ƣơng quản lý và 44063 ngƣời thuộc địa phƣơng quản lý [56].

- Điều kiện sống của nhân dân: Hàng năm, do ảnh hƣởng của thiên tai khắc nghiệt nhƣ bão, lũ quét, hạn hán; tác động của các dịch bệnh ở gia cầm, vật nuôi... đã gây nhiều thiệt hại về ngƣời và tài sản, tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân… Tuy nhiên, với sự quan tâm của TW Đảng, sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành TW, dƣới sự chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp cùng với sự nỗ lực của CB và nhân dân, tình hình kinh tế, xã hội tỉnh nhà luôn đạt đƣợc mức tăng trƣởng khá, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 24 triệu đồng/năm; quốc phòng- an ninh đƣợc giữ vững, chính trị ổn định; đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện.

2.1.1.3. Đặc điểm về phát triển kinh tế của Hà Tĩnh có liên quan đến đội ngũ công chức QLNN

Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã hoàn thành vƣợt mức nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà các kỳ Đại hội đảng đã đề ra, tình hình kinh tế, xã hội tỉnh nhà giai đoạn 2011-2013 tăng trƣởng nhanh, theo hƣớng bền vững, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 14,8%.

- Về quy mô và tăng trưởng kinh tế: So với năm 2005: GDP đạt 1.505

tỷ VNĐ; tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân: 8%/năm; GDP/ngƣời: 4.579.000 VND. Đến năm 2013, GDP theo giá trị thực tế đạt khoảng 5.500

34

tỷ VNĐ; tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình 19,2%. GDP/ngƣời: 24.000.000 VND/năm [56].

Nhƣ vậy, kinh tế Hà Tĩnh đã đạt đƣợc kết quả khả quan cả về quy mô và mức tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng tăng rõ rệt, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trƣớc. Tốc độ tăng GDP khá cao, quốc phòng- an ninh đƣợc giữ vững, chính trị ổn định; đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện; nông nghiệp phát triển vững chắc; Văn hóa xã hội phát triển nhanh, an ninh trật tự đƣợc giữ vững.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu GDP năm 2005 nhƣ sau: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm

42,5%; Công nghiệp, xây dựng 21,5%; Dịch vụ 36%.

Cơ cấu GDP 2013: Công nghiệp - xây dựng 36,7%; Nông, lâm, ngƣ nghiệp 32,2%, Thƣơng mại - dịch vụ 31,1% (kế hoạch: Công nghiệp - xây dựng

34,66%; Nông, lâm, ngư nghiệp 33,74%, Thương mại - dịch vụ 31,6%). [56]

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp nhƣng mức độ chuyển dịch khá nhanh (nhất là về công nghiệp - xây dựng) vƣợt kế hoạch đề ra.

- Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm: Công tác xóa đói giảm nghèo đạt đƣợc thành tựu đáng kể, nhiều biện pháp xóa đói giảm nghèo đã đƣợc triển khai và đạt kết quả tốt. Đời sống của ngƣời nghèo đã đƣợc nâng lên một bƣớc.

Tuy vậy, theo chuẩn nghèo mới đƣợc ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, thì tỷ lệ hộ đói nghèo của Hà Tĩnh còn cao: 38,61% (bình quân toàn vùng Bắc Trung bộ năm 2004 là 29,4%). Vì vậy, vấn đề xóa đói giảm

35

nghèo cần đƣợc đặc biệt quan tâm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Về tiềm năng phát triển kinh tế:

+ Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km với nhiều cửa sông lớn, là những ngƣ trƣờng lớn để khai thác hải sản. Tiềm năng hải sản ở Hà Tĩnh rất lớn, trữ lƣợng cá ƣớc tính 86.000 tấn, khả năng cho phép đánh bắt 54.000 tấn/năm. Trữ lƣợng tôm vùng lộng khoảng 500- 600 tấn, trữ lƣợng mực vùng lộng 3.000- 3.500 tấn. Phƣơng tiện khai thác hải sản chủ yếu, toàn tỉnh có 2270 tàu thuyền các loại.

Hải cảng: Chính phủ Việt Nam đã có quy hoạch định hƣớng xây dựng cụm cảng Vũng Áng với các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, phục vụ công nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu và đặc biệt là để giúp nƣớc bạn Lào xuất, nhập khẩu hàng hoá, mở rộng buôn bán với các nƣớc.

Cầu cảng số I thuộc Cảng Vũng Áng có công suất thiết kết lƣợng hàng thông qua 460.000 tấn/năm, hiện đã tiếp nhận tàu hàng rời 30.000 tấn và tàu chuyên dùng 45.000 tấn. Dự án đầu tƣ giai đoạn II của Cảng đang đƣợc triển khai, sẽ tăng công suất và đảm bảo điều kiện đồng bộ cho Cảng tiếp nhận đƣợc tàu 50.000 tấn.

Ở huyện Nghi Xuân phía Bắc Hà Tĩnh có cảng Xuân Hải, đủ điều kiện tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

+ Khoáng sản: Nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi. Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản nhƣ: Mỏ sắt Thạch Khê - Thạch Hà có trữ lƣợng ƣớc tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tƣ khai thác; mỏ Titan phân bố dọc bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lƣợng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lƣợng của cả nƣớc).

36

Đây là các loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, có thị trƣờng tiêu thụ, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng; mỏ Vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Kỳ Anh; mỏ nƣớc khoáng ở Sơn Kim - Hƣơng Sơn; mỏ thiếc ở Hƣơng Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân; nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh có trữ lƣợng khá lớn nằm rải rác ở các huyện Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn, Can Lộc, Đức Thọ; than nâu, than đá ở Hƣơng Khê, than bùn ở Đức Thọ có chất lƣợng cao nhƣng trữ lƣợng hạn chế; nguyên liệu chịu lửa, gồm có quaczit ở Nghi Xuân, Can Lộc; dolomit ở Hƣơng Khê; pyrit ở Kỳ Anh; nguyên liệu làm phân bón có photphorit ở Hƣơng Khê, chất lƣợng tốt, hiện đang đƣợc khai thác; nguyên vật liệu xây dựng: các loại đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh.

+ Thuỷ điện, tƣới tiêu: Hà Tĩnh có nguồn nƣớc phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc. Với 266 hồ chứa có tổng dung tích trữ trên 600 triệu m3, với trữ lƣợng này hiện tại Hà Tĩnh đã tiến hành xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhƣ Ngàn Trƣơi- Cẩm Trang và phục vụ tƣới đƣợc 47.737 ha/vụ. Tuy lƣợng nƣớc sông khá lớn nhƣng việc sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt còn bị hạn chế do bị khô cạn vùng thƣợng và nhiễm mặn ở hạ lƣu.

Đặc biệt, Hà Tĩnh có mỏ nƣớc khoáng ở Sơn Kim huyện Hƣơng Sơn có chất lƣợng tốt, vị trí thuận lợi cạnh đƣờng Quốc lộ 8 và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành một khu du lịch dƣỡng bệnh.

+ Du lịch tự nhiên và nhân văn: Hà Tĩnh thuộc vùng du lịch Bắc bộ, tiểu vùng du lịch Nam Bắc bộ gồm Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong chiến lƣợc phát triển chung của cả nƣớc, du lịch Hà Tĩnh đƣợc xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển.

37

thái, lịch sử văn hoá của Hà Tĩnh nhƣ Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, các di tích gắn với cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du, những di tích gắn với chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc nhƣ Ngã ba Đồng Lộc; du khách có thể nghỉ ngơi tại bãi biển Xuân Thành, Thiên Cầm, Thạch Hải, Đèo Con, khu dƣỡng bệnh suối nƣớc nóng Sơn Kim hay từ Hà Tĩnh du khách có thể đi thăm di tích quê hƣơng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thắng cảnh đẹp của Nghệ An, theo đƣờng biển đi Đồ Sơn, Hạ Long hoặc xuôi vào Phong Nha- Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An và xa hơn nữa - du khách cũng có thể theo quốc lộ 8 qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tham quan Lào và các nƣớc khác trong khu vực ASEAN...

Với những đặc điểm nêu trên, Hà Tĩnh đang đứng trƣớc những cơ hội, thách thức rất lớn để đƣa tỉnh nhà phát triển giàu mạnh; có điều kiện thuận lợi để hình thành khu kinh tế mở có sức hấp dẫn mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi cả nƣớc mà còn cả tầm khu vực và quốc tế. Vấn đề quan trọng đối với Hà Tĩnh là phải có đƣợc một đội ngũ CC hùng hậu, giỏi giang để chèo lái con thuyền kinh tế của mình vƣợt lên mọi thử thách trong thời gian tới [56].

2.1.2. Tình hình đội ngũ công chức quản lý Nhà nước ở Hà Tĩnh giai đoạn 2008- 2013

2.1.2.1. Tình hình về số lượng

Tổng số CC của tỉnh đến cuối năm 2013 có 6.602 ngƣời, trong đó khối cơ quan QLNN là 2.322 ngƣời chiếm 35,17%, So với năm 2008, tổng số CC là 5.045 ngƣời, khối cơ quan QLNN là 1968 ngƣời, chiếm 39%; Số lƣợng CC của tỉnh và của khối QLNN tăng lên theo từng năm cả về số lƣợng và tỷ lệ trong cơ cấu đội ngũ, nguyên nhân trƣớc hết do tỉnh bổ sung thêm biên chế hàng năm trong khung biên chế của TW giao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Diễn biến số lƣợng trong các khối qua từng năm nhƣ sau:

38

Bảng 2.1: Số lượng CC các khối giai đoạn 2008- 2013

Khối/Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Cả tỉnh 5.045 5.191 6.083 6.250 6.518 6.602 Cấp xã 2.096 2.135 3.002 3.013 3.130 3.144 Đảng, đoàn thể 981 1.003 1.015 1.109 1.112 1.136 QLNN cấp tỉnh, cấp huyện 1.968 2.053 2.066 2.128 2.276 2.322 Nhóm CC QLNN cấp tỉnh đƣợc khảo sát 684 789 912 1.055 1.172 1.316 Tỷ lệ % so với tổng số 13.55 15.19 14.99 16.88 17.98 19.93 Tỷ lệ % so với khối QLNN 34.76 38.43 44.14 49.57 51.49 56.67 Nguồn tổng hợp từ: [26], [27], [28], [30], [31],[32].

Theo số liệu trên cho thấy, đội ngũ CC thuộc nhóm cơ quan QLNN cấp tỉnh đƣợc tổng hợp chiếm tỷ lệ khá nhỏ (từ 13,55% năm 2008 và 19,93% năm 2013). Tuy nhiên, nếu xét riêng trong khối QLNN, đội ngũ này lại chiếm số lƣợng khá lớn và tăng dần theo từng năm (tăng từ 34,76% năm 2008 đến 56,67% năm 2013). Đặc biệt, trong mấy năm gần đây (từ 2011 đến nay) sự thay đổi về mặt số lƣợng diễn ra nhanh hơn với số lƣợng lớn hơn do những thay đổi trong tổ chức bộ máy.

Đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh có 22 sở, ban, ngành có chức năng QLNN, với biên chế 1.316 CC (tổng biên chế đƣợc giao 1.565 CC), gồm có: Sở Nội vụ, Ban Quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu treo, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Thông tin và truyền thông, Chi cục Quản lý thị trƣờng, Sở Kế hoạch- Đầu tƣ, Sở Tài chính, Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh, Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh, Sở Tƣ pháp, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao đông- Thƣơng binh và Xã hội, Sở Xây dựng,

39

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thƣơng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên- Môi trƣờng và Thanh tra tỉnh.

2.1.2.2. Về cơ cấu đội ngũ công chức

- Cơ cấu độ tuổi giai đoạn 2008- 2013:

Qua khảo sát cho thấy: Nhóm công chức QLNN cấp tỉnh độ tuổi từ 30 đến 50 có số lƣợng đông nhất; số lƣợng CC thuộc khối các cơ quan nhà nƣớc ở độ tuổi này thƣờng xấp xỉ 50% và có xu hƣớng giảm nhẹ qua từng năm. Ngƣợc lại, ở độ tuổi dƣới 30 có xu hƣớng tăng nhẹ do xu thế trẻ hoá đội ngũ CB, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2011, 2012 do đƣợc bổ sung một số lƣợng lớn CC trẻ qua kỳ thi tuyển năm 2010, và thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao năm 2011 (tuyển thẳng không qua thi sinh viên tốt nghiệp loại giỏi). Tuy nhiên những sự thay đổi này đều không đáng kể, một thực tế khác cho thấy trong giai đoạn này số lƣợng CC trong độ tuổi dƣới 30 luôn lớn hơn khoảng hai lần số lƣợng CC ở độ tuổi trên 50 đến 60. Đặc điểm này thể hiện một cơ cấu về độ tuổi khá hợp lý, đảm bảo đƣợc tính kế thừa một cách an toàn giữa độ tuổi trẻ hơn và độ tuổi già, (xem bảng 2.2).

- Cơ cấu giới tính:

Trong đội ngũ CC của toàn tỉnh, nữ luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn (năm 2008 tỷ lệ này là 66,30%), nhất là trong các ngành y tế và giáo dục. Tuy nhiên xét riêng trong lĩnh vực QLNN, qua khảo sát ở khối QLNN cấp tỉnh thì tỷ lệ nữ giới hàng năm lại thấp hơn nhiều so với nam giới: Năm 2008 (19,01%), 2009 (23,95%), 2010 (27,85%), 2011 (30,14%), 2012(32,50%), 2013 (33,58%). Đặc biệt, số lƣợng nữ giới làm quản lý, lãnh đạo trong khối lại càng thấp. Thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ về số lƣợng nữ giữ các chức vụ giám đốc, phó giám đốc sở, ngành qua các năm: Năm 2008 (3/84 chiếm 3,57%), Năm 2013 (6/135 chiếm 4,44%).

Tuy nhiên theo số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ này dù thấp nhƣng đang có xu hƣớng tăng dần. Đây là xu hƣớng tốt, tiến tới tạo lập sự cân bằng cơ cấu

40

giới tính trong lĩnh vực này, (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Độ tuổi, tỷ lệ nữ CC nhóm cơ quan QLNN cấp tỉnh giai đoạn 2008 - 2013 Năm Tổng số Nữ (%) Dƣới 30 (%) Từ 30 đến 50 (%) Trên 50 đến 60 Tổng số (%) nghỉ hƣu Đến tuổi 2008 684 130 (19,01) 116 (16,96) 403 (58,92) 165 (24,12) 28 2009 789 189 (23,95) 101 (12,80) 515 (65,27) 173 (21,93) 43 2010 912 254 (27,85) 216 (23,68) 581 (63,71) 115 (12,61) 23 2011 1055 318 (30,14) 341 (38,74) 569 (46,43) 145 (14,93) 42 2012 1172 381 (32,50) 454 (14,88) 543 (61,02) 175 (24,10) 35 2013 1316 442 (33,58) 551 (41,87) 627 (47,64) 138 (10,49) 32 Nguồn tổng hợp từ: [26], [27], [28], [30], [31],[32]. 2.1.2.3. Về chất lượng đội ngũ CC

Chất lƣợng của đội ngũ CC Hà Tĩnh đến thời điểm hiện nay thể hiện trên các mặt:

Về trình độ chuyên môn: Tỷ lệ ngƣời có trình độ trên đại học chiếm 7,88%; đại học, cao đẳng chiếm 75,30%; từ trung cấp trở xuống chiếm

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)