Thực trạng quá trình xây dựng đội ngũ công chức QLNN cấp tỉnh của

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 51)

của Hà Tĩnh.

2.2.1. Tình hình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức

2.2.1.1. Tình hình quy hoạch đội ngũ CC

Thực hiện NQ TW3 (khoá VIII) về chiến lƣợc CB trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã ban hành NQ số 15“về tăng

45

và Hƣớng dẫn số 06 HD/TC ngày 01/02/2007 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hƣớng dẫn công tác quy hoạch CB trong toàn tỉnh.

Qua tổng hợp nguồn CC quy hoạch, kết quả cho thấy:

Đã tạo đƣợc đội ngũ CC nguồn theo các chức danh cho từng khối, đảm bảo đạt yêu và chất lƣợng đề ra. Đội ngũ CC đƣợc quy hoạch luôn có độ tuổi trung bình thấp hơn so với độ tuổi trung bình của đội ngũ đƣơng nhiệm, có trình độ đại học, cao đẳng cao hơn, số lƣợng nữ cao hơn. Riêng khối QLNN cấp tỉnh có kết quả nhƣ sau:

- Dự nguồn chức danh giám đốc sở và tƣơng đƣơng có 105 ngƣời, trong đó nữ có 7 ngƣời. So với đƣơng nhiệm, tuổi bình quân 46,5 giảm 4,7 tuổi; trình độ chuyên môn đại học trở lên là 100% cao hơn 5%.

- Dự nguồn chức danh phó giám đốc sở và tƣơng đƣơng có 202 ngƣời, trong đó nữ có 23 ngƣời. So với đƣơng nhiệm, tuổi bình quân 42,5 giảm 5,7 tuổi; trình độ chuyên môn đại học trở lên 100% cao hơn 4%; trình độ lý luận chính trị trung cấp cao hơn 11%, cao cấp, cử nhân thấp hơn 27% [42].

Đến cuối năm 2012, tiếp tục thực hiện chủ trƣơng của TW về công tác quy hoạch CB theo tinh thần NQ 42 của Bộ Chính trị; Hƣớng dẫn số 15- HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ƣơng. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh chủ trƣơng rà soát lại quy hoạch CB giai đoạn 2010-2015, triển khai thực hiện quy hoạch CB giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo theo Hƣớng dẫn số 03 HD/BTCTU ngày 03/10/2011 của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ và những điểm mới hƣớng dẫn của Trung ƣơng. Riêng CB diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ quản lý đƣa vào quy hoạch phải căn cứ vào tiêu chuẩn khi bổ nhiệm.

Kết quả tổng hợp nguồn CC quy hoạch khối sở ban, ngành, cấp tỉnh nhƣ sau:

46

- Dự nguồn chức danh giám đốc sở và tƣơng đƣơng có 149 ngƣời, trong đó nữ có 19 ngƣời. So với đợt quy hoạch năm 2007, tuổi bình quân 40,3 giảm 6,2,5 tuổi; trình độ chuyên môn đại học trở lên 87,9% thấp hơn 12,1%.

- Dự nguồn chức danh phó giám đốc sở và tƣơng đƣơng có 278 ngƣời, trong đó nữ có 51 ngƣời. So với đợt quy hoạch năm 2007, tuổi bình quân 37,6 giảm 4,9 tuổi; trình độ chuyên môn đại học trở lên 91% thấp hơn 9%;

- Dự nguồn chức trƣởng phòng và tƣơng đƣơng có 496 ngƣời, trong đó nữ có 72 ngƣời, tuổi bình quân 41,9; trình độ chuyên môn đại học trở lên 97,4%; trình độ lý luận chính trị trung cấp 76,2%, cao cấp, cử nhân 12,9%.

- Dự nguồn chức phó trƣởng phòng và tƣơng đƣơng có 557 ngƣời, trong đó nữ có 126 ngƣời, tuổi bình quân 39,9; trình độ chuyên môn đại học trở lên 95,3%; trình độ lý luận chính trị trung cấp 82,4%, cao cấp, cử nhân 4,7% [43].

Nhƣ vậy, sau 5 năm với 3 đợt quy hoạch CC (năm 2007, năm 2009 và năm 2012), chất lƣợng CC đƣợc quy hoạch đã thay đổi theo chiều hƣớng trẻ hoá đội ngũ, đồng thời có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cao hơn, CC nữ đảm bảo theo tỷ lệ quy định.

Cấp uỷ đảng các cấp nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch CB, nhất là quy hoạch CC lãnh đạo, quản lý, do đó đã triển khai khá tốt việc quán triệt về mục đích, yêu cầu, kế hoạch, nội dung của công tác quy hoạch đội ngũ CC trong các đợt.

Quy trình xây dựng quy hoạch đảm bảo dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc đảng lãnh đạo công tác CB và quản lý đội ngũ CC, quy hoạch đảm bảo “động” và “mở”; mỗi chức danh có thể quy hoạch nhiều ngƣời, mỗi ngƣời có thể dự nguồn quy hoạch nhiều chức danh.

47

Đã tạo đƣợc nguồn CC trẻ hơn, có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị cao hơn so với khoá đƣơng nhiệm; đồng thời có cơ cấu hợp lý hơn giữa các ngành, các lĩnh vực; tỷ lệ CC nữ trong quy hoạch đƣợc chú ý nâng cao hơn, về độ tuổi đảm bảo có cả 3 độ tuổi và sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ CC.

Một số cấp ủy đã chủ động trong việc thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch đội ngũ CC, đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, phân công công tác, luân chuyển CC,… chuẩn bị tốt về nguồn CC cho thời gian tới. Tuy nhiên, một số hạn chế cần đƣợc khắc phục, đó là: Việc triển khai thực hiện và quá trình chuyển biến nhận thức về quy hoạch đội ngũ CC của cấp uỷ đảng các cấp chƣa đồng đều, còn nhiều đơn vị triển khai chậm so với yêu cầu; rà soát, nhận xét, đánh giá CC làm cơ sở cho công tác quy hoạch còn chƣa thật tốt, do đó kết quả công tác quy hoạch ở một số đơn vị còn bị hạn chế, chất lƣợng chƣa cao. Chƣa quan tâm đúng mức đến việc xác định cơ cấu đội ngũ CC cần quy hoạch để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phƣơng. Một số đơn vị vẫn còn tình trạng quy hoạch theo thứ tự, tuần tự và còn khép kín trong từng ngành, từng địa phƣơng; việc phát hiện nguồn từ xa (trong đó có nguồn CC trẻ tuổi, CC nữ) chƣa đƣợc nhiều, nhất là ở cấp cơ sở.

2.2.1.2. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng CC

Đào tạo, bồi dƣỡng CC là công việc thƣờng xuyên, đồng thời là một nội dung quan trọng của công tác CB. Ở Hà Tĩnh, công tác đào tạo, bồi dƣỡng CC luôn đƣợc các cấp uỷ đảng, các cấp, các ngành hết sức quan tâm. Mục tiêu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dƣỡng CC đã đƣợc NQ 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (năm 2003) xác định:

48

Phú và các trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện, thị. Triển khai thành lập cơ sở đại học Hà Tĩnh, chuẩn bị điều kiện cho việc xây dựng trƣờng đại học chính quy. Chấn chỉnh công tác đào tạo, đào tạo lại có mục tiêu; khuyến khích các hình thức tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ. Chú ý đào tạo nguồn CB lãnh đạo, quản lý, chuyên gia đầu ngành, CB quản lý doanh nghiệp, CB khoa học kỹ thuật ở các lĩnh vực còn mỏng. Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, chính sách động viên khuyến khích đối với đội ngũ CB đang cống hiến tại chỗ trên các lĩnh vực...[39].

Theo thống kê về chất lƣợng đội ngũ CC đến năm 2008, về trình độ chuyên môn, cả tỉnh chỉ có 267 ngƣời có trình độ trên đại học (chiếm 5,30%), 3287 ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 65,15%), còn lại có tới 1491 ngƣời có trình độ trung cấp trở xuống (chiếm 29,55%); về trình độ chính trị: Cao cấp, cử nhân chỉ có 656 ngƣời (chiếm 13%), trung cấp có 1530 ngƣời (chiếm 30.33%).

Riêng khối QLNN, về trình độ chuyên môn: Trên đại học có 14 ngƣời (chiếm 2,05% trong khối), đại học, cao đẳng có 532 ngƣời (chiếm 77,78%), còn lại trung cấp trở xuống có 138 (chiếm 20,18%): về trình độ chính trị: Cao cấp, cử nhân chỉ có 85 ngƣời (chiếm 12,43% trong khối), trung cấp có 123 ngƣời (chiếm 17,98%) [26].

Những con số trên đây đã phản ánh khá chính xác thực trạng chất lƣợng khá thấp của đội ngũ CC nói chung và đội ngũ công chức QLNN của Hà Tĩnh trong giai đoạn này.

Nhìn thẳng vào những tồn tại, hạn chế về công tác CB nói chung và công tác đào tạo, bồi dƣỡng nói riêng, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đƣa ra những quyết sách kịp thời nhằm cải thiện tình hình. Về quá trình triển khai, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Trƣờng Chính trị Trần Phú, Trƣờng Đại học Hà Tĩnh cùng các

49

trung tâm bồi bồi dƣỡng chính trị huyện, thành, thị, Trung tâm Thông tin công tác tƣ tƣởng- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các Đảng uỷ trực thuộc đã tích cực tham mƣu chỉ đạo, phối hợp với những cơ quan, đơn vị liên quan mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn cho đội ngũ CB từ tỉnh đến cơ sở.

Thực hiện NQ15, giai đoạn 2008- 2013, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mƣu xét chọn và làm thủ tục cử đi đào tạo (hệ tập trung) cao cấp, cử nhân lý luận chính trị 278 ngƣời; tham mƣu để Tỉnh ủy phối hợp cùng Học viện Chính trị khu vực I- Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh mở 5 lớp cao cấp lý luận chính trị tại chức ở tỉnh với 620 học viên; cử đi học cao học tập trung và không tập trung 184 ngƣời, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho CC các ban đảng, giảng viên lý lý luận chính trị 708 ngƣời; bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng tại Học viện Quốc phòng và Trƣờng Chính trị Quân khu IV 128 CB lãnh đạo, quản lý tỉnh; cho thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp 23 ngƣời, chuyên viên chính 62 ngƣời.

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ phối hợp với Trƣờng Chính trị Trần Phú đã mở 06 lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung 295 học viên là CB cơ sở, các lớp hệ tại chức 1917 ngƣời; 01 lớp trung cấp hành chính- văn phòng 81 ngƣời.

Sở Nội vụ đã phối hợp với Trƣờng Chính trị Trần Phú mở 06 lớp bồi dƣỡng kiến thức QLNN chƣơng trình chuyên viên cho 572 học viên (thời gian học của mỗi lớp là 03 tháng). Tổ chức cử đi đào tạo sau đại học 165 ngƣời, đào tạo nghiệp vụ thanh tra 78 ngƣời, đào tạo tin học văn phòng 805 ngƣời, đào tạo trình độ trung cấp các ngành nghề cho CB cơ sở 543 ngƣời; mở nhiều lớp tập huấn bồi dƣỡng nghiệp vụ cho CC cấp tỉnh 100 ngƣời, cấp cơ sở 2317 ngƣời. [29],[33].

Ngoài những chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng trên, tỉnh còn tổ chức các lớp bồi dƣỡng, quán triệt theo chuyên đề nhƣ học tập và làm theo tấm gƣơng

50

đạo đức Hồ Chí Minh, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, quản lý Nhà nƣớc, công tác vận động quần chúng, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh…Các lớp học này đã đƣợc các đơn vị, cơ quan, ban ngành quan tâm phối hợp thực hiện đảm bảo nội dung- chƣơng trình, đối tƣợng và thời gian quy định.

Nhờ tăng cƣờng công tác quản lý, đổi mới phƣơng pháp, nội dung giảng dạy, cũng nhƣ cách thức kiểm tra, thi cử nên chất lƣợng giảng dạy và học tập từng bƣớc đƣợc nâng lên, nhìn chung các lớp đào tạo bồi dƣỡng đã mở ở các đơn vị đều đƣợc tổ chức quản lý chặt chẽ, dạy và học nghiêm túc, đảm bảo chất lƣợng hơn trƣớc đây. Kết thúc mỗi lớp học đều tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại học viên và cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp cho ngƣời học đúng theo hƣớng dẫn, quy định của TW.

Qua theo dõi, giám sát và kiểm tra của các đoàn công tác do Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức, nhận thấy: Quy trình tuyển sinh, quản lý- đánh giá chất lƣợng học tập và giảng dạy đã có nhiều cải tiến, đa số CC sau khi đƣợc đào tạo đã làm việc, công tác tốt hơn trƣớc; điều kiện học tập và sinh hoạt, đi lại của học viên đƣợc chú ý, quan tâm hơn. Đến năm 2008, tỉnh tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dƣỡng và chính sách về khuyến khích, bồi dƣỡng nhân tài. Theo đó, những học viên đi học tập trung đƣợc hỗ trợ 450.000đ/tháng đối với nam, 550.000đ/tháng đối với nữ, đƣợc thanh toán tiền tàu xe đi về, tiền tài liệu học tập. Học viên học trung học Chính trị tập trung tại tỉnh đƣợc bao cấp về chỗ nghỉ và hỗ trợ thêm 350.000đ/ ngƣời/tháng. Những ngƣời tốt nghiệp và đƣợc cấp bằng Thạc sĩ thì đƣợc hỗ trợ 25.000.000đ, còn đối với Tiến sĩ là 50.000.000đ.

Kết quả đến năm 2013, số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ CC toàn tỉnh đã có sự thay đổi vƣợt bậc so với trƣớc. Về trình độ chuyên môn: số CC có trình

51

độ trên đại học tăng 1,36% so với năm 2008; đại học, cao đẳng tăng 9,09%; từ trung cấp trở xuống giảm 10,45%. Về trình độ chính trị: Cao cấp, cử nhân tăng 4,06%, trung cấp giảm 0,95%. (Xem bảng 2.3).

Đặc biệt, trong nhóm cơ quan QLNN, sự thay đổi này còn thể hiện rõ nét và khác biệt hơn.Về trình độ chuyên môn: số CC có trình độ từ đại học trở lên tăng 14,61%; cao đẳng tăng 1,61%; từ trung cấp trở xuống giảm 16,23%. Về trình độ chính trị: Cao cấp, cử nhân tăng 2,92%, trung cấp trở xuống giảm 2,92%. (Xem bảng 2.4).

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, một số mặt còn tồn tại, đó là: Nội dung chƣơng trình đào tạo chậm đƣợc đổi mới, chƣa theo kịp sự chuyển biến nhanh chóng của sự phát triển chính trị- kinh tế- xã hội, chƣa đáp ứng kịp thời và thoả đáng những vấn đề bức thiết do cuộc sống thực tiễn cũng nhƣ lý luận đặt ra. Chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ còn nặng tính lý thuyết, chƣa thật sự thiết thực. Thời gian, hình thức đào tạo và bồi dƣỡng CC ở một số đối tƣợng, loại hình chƣa thật phù hợp. Chẳng hạn về thời gian đào tạo lớp cao cấp lý luận chính trị tuy ngắn nhƣng các môn học lại nhiều nên thời đoạn nghiên cứu và đi thực tế quá ít. Một bộ phận trong đội ngũ giảng viên chính trị năng lực yếu chƣa thật sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác, đặc biệt là thiếu tính thực tiễn. Hiện tƣợng học tập để hợp lý hoá bằng cấp, chứng chỉ vẫn còn; việc quản lý đánh giá chất lƣợng học tập và kết quả công tác bố trí- sử dụng CC sau đào tạo, bồi dƣỡng chƣa chặt chẽ, đồng bộ và hợp lý. Mối quan hệ giữa nhà trƣờng, cơ quan, đơn vị trực tiếp đào tạo, bồi dƣỡng và các ngành trong công tác nói trên chƣa thực sự gắn bó.

52

2.2.2.Tình hình tuyển dụng, bố trí sử dụng, đề bạt, điều động, luân chuyển công chức.

2.2.2.1. Công tác tuyển dụng

Năm 2003, NQ 15 của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đã đánh giá nhƣ sau: “việc tuyển dụng, tiếp nhận CB, CC chƣa tính toán đầy đủ đến quy hoạch và cơ cấu đội ngũ vừa cho trƣớc mắt, vừa cho lâu dài. Vẫn còn có tình trạng lợi dụng, tuỳ tiện trong tuyển dụng nên một số nơi không tuyển đƣợc CB có đủ tiêu chuẩn và năng lực” [39].

Những hạn chế nêu trên trong công tác tuyển dụng chủ yếu xuất phát từ cơ chế xét tuyển chƣa phù hợp, quy trình thực hiện chƣa thực sự dân chủ, còn thiếu tính khoa học dễ gây lãng phí và tiêu cực. Tuy nhiên, sau khi có NQ15 ra đời, công tác tuyển dụng CC ở Hà Tĩnh bƣớc đầu đã có nhiều tiến bộ, đổi mới. Ban đầu, việc tuyển dụng chủ yếu dựa trên hình thức xét tuyển, sau đó tiến hành tổ chức thi tuyển có quy củ hơn, đã căn cứ vào nhu cầu thực tế của các cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn thi tuyển do Nhà nƣớc quy định. Đến nay đã áp dụng hình thức thi tuyển CC một cách công khai, minh bạch ở cấp tỉnh và cấp huyện; còn hình thức xét tuyển chủ yếu đƣợc tiến hành cho cấp xã và một số đơn vị sự nghiệp áp dụng.

Trong quá trình thực thi, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định về chế độ tuyển dụng cho từng loại đối tƣợng khác nhau, đồng thời hàng năm có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng trong tỉnh. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đầu tiên xây dựng cơ cấu đội ngũ CC cho các đơn vị

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)