Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ công chức quản lý Nhà nƣớc từ các

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 31)

các địa phƣơng khác

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hoá

Nhận thức đúng về vai trò, vị trí của công tác tổ chức và CB, nhiều năm qua tỉnh ủy Thanh Hóa đã có những chủ trƣơng đúng đắn, kịp thời để lãnh đạo, chỉ đạo, hƣớng dẫn cấp ủy các cấp thực hiện tốt các nội dung nhằm xây dựng một đội ngũ CC của tỉnh vững mạnh, có chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH trong tình hình mới.

Về công tác quy hoạch CB: Xuất phát từ thực tiễn địa phƣơng và yêu

cầu mới, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hoá đã nghiên cứu đề tài khoa học về “Cơ cấu, tiêu chuẩn CB chủ chốt các cấp tỉnh Thanh Hóa trong sự nghiệp đổi mới đến năm 2010” (Đề tài khoa học KX05-11). Đây là căn cứ khoa học để xây dựng tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh CB lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị. Do quan tâm làm tốt công tác quy hoạch nên những năm gần đây các cấp, các ngành đã chủ động hơn trong việc bố trí sử dụng CB, giảm bớt tình trạng hẫng hụt khi thay thế điều động, luân chuyển CB. Nhiều huyện và sở, ngành còn xây dựng đƣợc tiêu chuẩn chức danh cao hơn mặt bằng chung. Nhìn chung công tác quy hoạch đƣợc thực hiện nghiêm túc, đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành. Số lƣợng nguồn quy hoạch ở các cấp bảo đảm quy

25

định, tỷ lệ nguồn cấp ủy đạt từ 1,5 đến 1,8 lần đƣơng nhiệm; nguồn ban thƣờng vụ đạt bình quân 2 lần; nguồn CB chủ chốt đạt từ 2 đến 3 nguồn trên một chức danh; một ngƣời dự nguồn từ 2 đến 3 chức danh. Chất lƣợng nguồn đƣợc nâng lên, nguồn quy hoạch ban thƣờng vụ cấp huyện và khối ngành cấp tỉnh đều có trình độ chuyên môn đại học trở lên; về trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp đạt từ 78 đến 93%. Cơ cấu CB nữ, CB trẻ đƣợc quan tâm, tỷ lệ CB nữ trong nguồn ban chấp hành, ban thƣờng vụ đều đạt trên 15%, các huyện, xã miền núi có tỷ lệ CB ngƣời dân tộc thiểu số cơ bản tƣơng ứng dân số, có một số huyện đạt từ 70 đến 90%.

Riêng đối với khối các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc tỉnh, việc quy hoạch đƣợc xây dựng cả hai giai đoạn 2010- 2015 và 2015- 2020. Giai đoạn 2010- 2015: Quy hoạch cấp trƣởng có 157 nguồn, bình quân đạt 2,96 nguồn/một chức danh; nguồn nữ đạt 10,19%; nguồn trẻ (dƣới 35 tuổi) đạt 4,46%; nguồn CB ngƣời dân tộc thiểu số đạt 7%. Quy hoạch cấp phó có 400 nguồn, bình quân đạt 2,89 nguồn/một chức danh; nguồn nữ đạt 17%; nguồn trẻ (dƣới 35 tuổi) đạt 9%; nguồn CB ngƣời dân tộc thiểu số đạt 7,25% [38].

Tuy nhiên, công tác quy hoạch ở Thanh Hoá vẫn còn những hạn chế: Đó là một số đơn vị còn làm hình thức, tính khả thi thấp, vì vậy ở những đơn vị đó chất lƣợng, cơ cấu đội ngũ CB không cân đối, thiếu CB nữ, CB trẻ, tỷ lệ CB ngƣời dân tộc thiểu số không tƣơng ứng với số dân,v.v... Những năm trƣớc, quy hoạch mới chỉ dừng ở việc xác định nguồn của mỗi cấp, mỗi ngành, chƣa đƣợc cấp trên có thẩm quyền phê duyệt, bởi vậy tính pháp lý chƣa cao, nên có biểu hiện tùy tiện trong thực hiện quy hoạch.

Một số cấp ủy, lãnh đạo chƣa bám sát nghị quyết và các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên nên lúng túng, chƣa xuất phát từ tiêu chuẩn và yêu cầu của

26

nhiệm vụ; còn tình trạng khép kín trong nội bộ ngành, địa phƣơng, còn biểu hiện nể nang, cá nhân, thiếu dân chủ trong quy hoạch.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB: Trong 5 năm (2005 -2010), toàn

tỉnh đã có 996/1.007 chỉ tiêu CC hành chính đƣợc đào tạo ngạch chuyên viên chính và chuyên viên, đạt 96,6%, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch về kiến thức quản lý Nhà nƣớc. Đào tạo trình độ đại học cho 255/309 CC hành chính ngạch chuyên viên chƣa đạt chuẩn, đạt 82,52% theo yêu cầu tiêu chuẩn ngạch. CB chủ chốt cấp huyện, lãnh đạo cấp sở, ban, ngành trở lên có 285/291 ngƣời có trình độ đại học về chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị, đạt 97,93% yêu cầu [23] [57].

1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai đã có những đổi mới trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, tuyển dụng, luân chuyển CC ở nhiều sở, ngành và địa phƣơng, do đó, trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả rất khả quan, giúp cho quá trình cải cách thủ tục hành chính của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong công tác quy hoạch CB, Tỉnh uỷ Đồng Nai đã chuẩn bị rất kỹ

các nội dung theo quy định, đảm bảo đúng quy trình, chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu hợp lý. Kết quả, đối với cấp tỉnh, đã quy hoạch đƣợc nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 2 nhiệm kỳ 2010- 2015- 2020, với hệ số quy hoạch 2,19 lần; nguồn Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ, hệ số quy hoạch 2,76 lần; nguồn chức danh chủ tịch HĐND tỉnh với hệ số quy hoạch đạt 5 lần, chức danh phó chủ tịch HĐND tỉnh đạt 3 lần; chức danh chủ tịch UBND tỉnh với hệ số quy hoạch đạt 8 lần, chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh đạt 2,7 lần. Riêng quy hoạch chức danh cấp trƣởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh đạt 2,16 lần. Trong đó nữ đạt 16,52%; CB đƣợc quy hoạch có trình độ từ đại học trở lên đạt 88,77%; có trình độ chính trị cử nhân và cao cấp đạt 79%. Quy hoạch chức

27

danh cấp phó các sở, ban, ngành cấp tỉnh đạt 4,16 lần. Trong đó, nữ đạt 18,55%; CB đƣợc quy hoạch có trình độ từ đại học trở lên đạt 89,18%; có trình độ chính trị cử nhân và cao cấp đạt 53%.

Kết quả trên cho thấy, trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền đã chú trọng công tác quy hoạch CB; chủ động xây dựng quy hoạch CB cấp mình quản lý, đồng thời chỉ đạo cấp dƣới tiến hành quy hoạch CB đối với các chức danh đã phân cấp. Công tác quy hoạch CB từng bƣớc đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai theo đúng quy trình, rà soát đƣa ra khỏi quy hoạch những đối tƣợng không đáp ứng tiêu chuẩn và bổ sung những nhân tố mới.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch CB ở một số nơi chƣa đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, thiếu chủ động xây dựng quy hoạch CB, chuẩn bị ngƣời thay thế, dẫn đến tình trạng hụt hẫng. Một số nơi làm chƣa chặt chẽ, chƣa thật sự khách quan, dân chủ, công khai, còn bộc lộ sự nể nang. Đội ngũ CB đƣợc quy hoạch còn yếu về trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học, quản lý nhà nƣớc, cần phải hoàn thiện để có khả năng đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới của Đảng bộ trên các lĩnh vực.

Trong công tác tuyển dụng CC, tỉnh Đồng Nai áp dụng thể thức thi

tuyển theo đúng quy định của Bộ nội vụ và Chính phủ. Đồng thời tỉnh đã xây dựng đƣợc nội dung tuyển dụng phù hợp với từng loại CC, ngoài các môn kiến thức chung thì mỗi chuyên ngành có môn thi riêng. Đặc biệt Tỉnh Đồng Nai còn xây dựng điều kiện dự tuyển đối với các vị trí yêu cầu có kinh nghiệm để đáp ứng ngay nhiệm vụ công tác (vị trí này kể cả những ngƣời đã là CC cũng phải qua thi tuyển). Hàng năm tổ chức thi tuyển với nhiều hình thức khác nhau, chất lƣợng tuyển chọn đƣợc nâng cao hơn. Thực tế, những năm qua cho thấy, các CC đƣợc tuyển chọn là ngƣời có trình độ, năng lực

28

thực sự, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. Vì thế, không ít thí sinh tự do lại đƣợc tuyển chọn, còn CB đã công tác nhiều năm trong các cơ quan chức năng mà kết quả không đạt. Số ngƣời có trình độ, năng lực đƣợc tuyển chọn vào làm việc tại các cơ quan nhà nƣớc ngày càng đông, có cả số dự phòng, đã góp phần nâng cao chất lƣợng công tác của đội ngũ CC. Điều thuận lợi nữa là nhiều sinh viên trẻ mới tốt nghiệp đại học cũng có nguyện vọng vào làm việc tại các cơ quan nhà nƣớc và sẵn sàng nhận công tác vùng sâu, vùng xa. Song song với việc tuyển dụng, tỉnh Đồng Nai đã xác định để có đƣợc đội ngũ CC vừa có trình độ cao, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới, trƣớc hết công tác đào tạo, bồi dƣỡng phải gắn chặt với quy hoạch, sử dụng CC. Bên cạnh đó, để CC phát huy tốt khả năng của mình, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cần cân nhắc bố trí công tác cho phù hợp; phải chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp của CC. Đồng thời, cần chú ý đến trách nhiệm ngƣời đứng đầu, trách nhiệm liên đới của từng thành viên trong bộ máy trong thực thi nhiệm vụ. Chủ trƣơng của tỉnh là muốn có đội ngũ CC ngang tầm, thì khâu quy hoạch, luân chuyển không những phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, mà còn phải tạo ra môi trƣờng bình đẳng, trong sạch trong CC, đảng viên, kể cả quần chúng để họ có cơ hội phấn đấu vào vị trí lãnh đạo, quản lý phù hợp với năng lực, phẩm chất và sở trƣờng của mình. Muốn vậy, nguồn CC phải rộng rãi để lựa chọn quy hoạch, không bó hẹp trong đội ngũ CC hiện có. Việc quy hoạch phải làm dài hạn, có tầm nhìn xa, trong đó thi tuyển CC là một cách làm khoa học và thuyết phục.

Trong công tác luân chuyển, bố trí lại CC: Nhiều đơn vị, sở, ban, ngành đã tích cực luân chuyển CC từ các phòng ban trực thuộc sở về nhận nhiệm vụ cấp phòng ở huyện hoặc tƣơng đƣơng đều cho thấy: Việc luân chuyển CC nhƣ vậy vừa làm khởi sắc công tác quản lý, vừa thúc đẩy chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ. Bởi vì, những CC có năng lực về tổ chức quản

29

lý sẽ đƣa về quản lý hành chính, tham mƣu cho ban giám đốc; những CC có chuyên môn giỏi thì về lãnh đạo các cơ sở để phát huy tay nghề. Việc đƣa CC từ các sở, ban, ngành về cơ sở và ngƣợc lại cũng là cách thử thách, rèn luyện trƣớc khi quyết định chọn lựa họ vào những vị trí quan trọng hơn.

Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, luân chuyển là việc làm mang tính đột phá vào tƣ duy cũ về xây dựng đội ngũ CC. Thực tế đã chứng minh, chỉ có làm tốt công tác luân chuyển CC, mới tạo ra đƣợc nguồn CC dồi dào, vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, đƣợc rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo ngay ở cơ sở. Vì vậy, khi xem xét quy hoạch, bố trí CC đƣợc luân chuyển vào vị trí, trọng trách cao hơn là rất thuận lợi và chất lƣợng công tác của CC sau luân chuyển cũng đƣợc nâng lên rõ rệt.

Khắc phục những mặt hạn chế trong công tác CB, việc thi tuyển CC, quy hoạch, bố trí, sử dụng, luân chuyển CC mà Đồng Nai làm đƣợc trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao chất lƣợng phục vụ nhân dân trên địa bàn. Đây đƣợc coi là tiền đề quan trọng góp phần đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Đồng Nai [16] [19] [35] [55].

1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở tỉnh Hà Tĩnh

Tham khảo kinh nghiệm từ các địa phƣơng khác, có thể rút ra một số bài học sau:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ CC thời kỳ CNH, HĐH phải gắn với việc

xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, nâng cao dân sinh, dân trí và dân chủ, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội.

Thứ hai, công tác xây dựng đội ngũ CC phải gắn với việc chăm lo xây

30

lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng vào cuộc sống; là nơi kiểm tra, đánh giá sàng lọc đảng viên và CC.

Thứ ba, chăm lo xây dựng đội ngũ CC, trƣớc hết là đội ngũ CC chủ

chốt ngang tầm nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn và đánh giá đúng CC là khâu quan trọng

của việc xây dựng đội ngũ này.

Thứ năm, làm tốt công tác quy hoạch là cơ sở quan trọng cho việc xây

dựng đội ngũ CC có chất lƣợng. Quy hoạch phải trên cơ sở quán triệt đầy đủ và sâu sắc các quan điểm của Đảng, đồng thời phù hợp với những điều kiện thực tiễn của địa phƣơng. Trong công tác này, vai trò của ngƣời đứng đầu rất quan trọng. Đồng chí bí thƣ cấp uỷ và tập thể cấp uỷ cần chỉ đạo thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, quy trình quy hoạch. Dân chủ hoá trong công tác quy hoạch CB.

Thứ sáu, trong việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đề bạt, thuyên chuyển

CC cần bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ. Đây là nguyên tắc cơ bản đảm bảo tính chặt chẽ, an toàn và hiệu quả trong công tác tổ chức.

Trong công tác tuyển dụng CC thông qua thi tuyển cần phải công khai, nghiêm túc, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có cơ hội cạnh tranh nhƣ nhau, từ đó mới tuyển dụng đƣợc ngƣời có năng lực vào làm việc. Làm đƣợc điều này, việc thi tuyển không những sẽ kích thích mọi ngƣời không ngừng học tập vƣơn lên làm tăng chất lƣợng đào tạo sau tuyển dụng mà còn tìm đƣợc nhiều CC đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

Trong công tác luân chuyển cần xác định rõ tiêu chuẩn CC đƣợc luân chuyển; đồng thời phải căn cứ vào năng lực, sở trƣờng của từng ngƣời và đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ của địa phƣơng, đơn vị để phát huy đƣợc mặt mạnh của CC.

31

Thứ bảy, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CC càng phù hợp, thoả

đáng bao nhiêu càng động viên, khích lệ và thu hút đƣợc nhiều CC giỏi cho địa phƣơng bấy nhiêu. Do đó, cần nghiên cứu để có chính sách đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ CC, trên cơ sở cân đối những điều kiện kinh tế của tỉnh với việc đảm bảo quyền lợi, cuộc sống của CC.

32

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH Ở HÀ TĨNH

2.1. Thực trạng đội ngũ công chức quản lý Nhà nƣớc cấp tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Hà Tĩnh có liên quan đến quá trình phát triển đội ngũ công chức quản lý Nhà nước quan đến quá trình phát triển đội ngũ công chức quản lý Nhà nước

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Diện tích đất tự nhiên 6055,74 km2, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên của cả nƣớc, có 127 km đƣờng Quốc lộ 1A, 87 km đƣờng Hồ Chí Minh và 70km đƣờng sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hƣớng Bắc Nam, có đƣờng Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng với hệ thống đƣờng giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lƣu văn hoá phát triển kinh tế xã hội.

Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trƣờng Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Địa

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước cấp tỉnh ở Hà Tĩnh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)