Nguyên nhân chủ quan:
+ Chính sách lãi suất: Lãi suất chưa linh hoạt và đa dạng, lãi suất dài hạn chưa hợp lý do chưa tính đến yếu tố trượt giá trong dài hạn
+ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng:Chính sách khách hàng chưa phù hợp, công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng, tạo uy tín và mở rộng thị phần trên thị trường. Chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên trách về thị hiếu khách hàng. Chưa phát huy thế mạnh trong việc thu hút nguồn tiền kiều hối
+ Uy tín và vị thế của Ngân hàng: Là chi nhánh mới thành lập nên niềm tin và uy tín của ngân hàng với khách hàng còn hạn chế, sự hiểu biết về chi nhánh của khách hàng còn chưa cao. Địa bàn nơi chi nhánh đặt trụ sở tập trung nhiều đầu mối ngân hàng. Hiện tại trên địa bàn Hà Nội có 29 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài; 15 ngân hàng liên doanh, 5 công ty cho thuê tài chính; 11 quỹ tín dụng nhân dân, 02 công ty tài chính, cho nên sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt.
+ Các hình thức huy động vốn và dịch vụ kèm theo:Các công cụ huy động vốn dân cư chưa thực sự đa dạng, nguồn huy động chủ yếu thông qua hình thức nhận tiền gửi, uỷ thác đầu tư và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên phương thức nhận tiền gửi còn đơn giản, nên cơ cấu vốn chưa hợp lý giữa kỳ hạn, loại đồng tiền gửi. Chi nhánh chưa quan tâm tới phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
+ Mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Mạng lưới cơ sở hạ tầng của chi nhánh ít, với 8 phòng giao dịch, cho nên hạn chế rất nhiều cho công tác huy động vốn dân cư và tiếp xúc với khách hàng của chi nhánh.
+ Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ nhân viên: Cán bộ trẻ có trình độ và năng lực nhưng kinh nghiệm còn thiếu, chưa được cọ sát nhiều. Công nghệ ngân hàng mặc dù được ứng dụng đầu tư, chi nhánh đã triển khai lắp và cài đặt các phần mềm phục cụ cho việc thanh toán, chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng, cùng một số phần mềm khác đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như nhận lương qua tài khoản, thanh toán các loại phí, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Nguyên nhân khách quan:
+ Tình hình kinh tế xã hội trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, mức tăng trưởng toàn cầu thấp, thị trường tiền tệ và tài chính quốc tế diễn biến phức tạp, đầu tư nước ngoài có sự giảm sút. Nền kinh tế Việt Nam mặc dù có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, song theo một số nhà phân tích thì tốc độ phát triển như vậy là quá nóng bởi tỷ lệ lạm phát còn ở mức cao, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục tăng và kéo dài, lưu thông hàng hoá bị chững lại, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm (do giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh mẽ). Thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam hoạt động chưa có hiệu quả, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp và chứa đựng nhiều bất ổn. Những nhân tố đó làm giảm đáng kể việc mở rộng thị trường tín dụng, bởi
các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu những dự án có tính khả thi cao. Thị trường tín dụng không mở rộng được sẽ gây ứ đọng vốn và làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách huy động vốn các ngân hàng thương mại trong đó có Vietcombank Thành Công. Hơn nữa tình hình kinh tế như vậy gây tác động không nhỏ tới tâm lý khách hàng, và do đó một là gửi tiền ngắn hạn, hai là tích trữ tiền mặt hoặc ngoại tệ, như vậy làm ảnh huớng tới cơ cấu nguồn tiền gửi.
+ Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó còn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo, nhiều khi không phù hợp với thực tế. Mặt khác hoạt động ngân hàng là hoạt động liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều chế tài luật pháp khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhất là việc thực hiện chính sách huy động vốn.
+ Thị trường tài chính trong nước chưa thực sự phát triển, hiện nay tuy đã có thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường chứng khoán nhưng quy mô và hiệu quả của nó mang lại cho nền kinh tế chưa cao, nhất là thị trường chứng khoán chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế.
+ Với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các NHTM, các tổ chức tín dụng ngày càng quyết liệt, nên phần nào gây khó khăn tới hoạt động của chi nhánh, khi mà tuổi đời của chi nhánh còn non trẻ, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ, công cụ phương thức thanh toán (thanh toán không dùng tiền mặt).
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH CÔNG