0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN-CHI NHÁNH THÀNH CÔNG (Trang 85 -85 )

Chúng ta biết rằng trong nền kinh tế, chỉ có một lượng tiết kiệm rất nhỏ trong nước được sử dụng cho đầu tư trực tiếp, còn lại phần lớn nằm dưới dạng nhàn rỗi. Muốn khai thác tối đa tiềm năng này, đồng thời nâng cao sức mạnh canh tranh, để từ đó thu hút được nguồn vốn trong và ngoài nước. Chính phủ cần phải thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao niềm tin trong dân chúng và các nhà đầu tư nước ngoài, các chính sách đó là: Bình ổn môi trường kinh

tế vĩ mô, tái cơ cấu lại hệ thống NHTM, đồng thời có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ và điều hành các hoạt động của NHTM ở mức cần thiết.

- Ổn định môi trường vĩ mô: Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất góp phần thực hiện thành công chính sách huy động vốn của NHTM, Tổ chức tín dụng. Ở Việt Nam hiện nay, để thực hiện tốt điều này, Chính phủ cần phải thực hiện một loạt các yếu tố liên quan như duy trì và bình ổn môi trường chính trị, tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư (trong và ngoài nước) và các tầng lớp dân cư. Từ đó tạo tiền đề cho việc bình ổn thị trường tài chính tiền tệ. Giá trị đồng tiền có ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức vừa phải hay không chịu ảnh hướng rất lớn của yếu tố chính trị. Và như vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên tới lượt nó, chính sách tiền tệ quốc gia cũng có những tác động rất lớn tới tình hình chính trị, sự ổn định hay những biến động của đồng tiền sẽ có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường chính trị. Ngoài hai nhân tố trên thì Chính phủ cũng cần phải xây dựng chính sách phát triển kinh tế đúng đắn hợp lý, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Đặc biệt là chiến lược triển kinh tế lâu dài, trong đó cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá đầu tư cho các hạng mục có trọng điểm tránh dàn trải, gây lãng phí, tham ô, lãi giả lỗ thật, làm giảm lòng tin trong dân chúng. Điều này giúp NHTM xây dựng được chiến lược hoạt động lâu dài, nhất là việc xây dựng cơ cấu vốn và các nguồn hình thành hợp lý và sự đầu tư có trọng điểm.

- Tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại: Đây là điều rất quan trọng, bởi trong tương lai khi mà xu thế toàn cầu hoá được thực hiện, việc tái cơ cấu lại hệ thống NHTM một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động. Khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam và quan trọng hơn là đáp ứng được yêu cầu của WorldBank, trong đó:

+ Với Ngân hàng thương mại quốc doanh, cần có chiến lược tái cơ cấu lại cho phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động.Chính phủ cần tiến hành cấp vốn một cách đầy đủ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trong tương lai. Căn cứ vào thực trạng hoạt động mà có sự định hướng đúng đắn phù hợp với yêu cầu của quốc tế. Trong một số trường hợp cần thiết có thể cổ phần hoá (Nhà nước nắm phần kiểm soát) để tăng sức mạnh cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại.

+ Với Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh từ đó làm giảm rủi ro.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư đang là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại trong nước nhằm tạo lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO.

Thông qua luận văn thạc sĩ “Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP ngoại thương VN - Chi nhánh Thành Công”, tôi hy vọng góp tiếng nói nhỏ bé đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng (đặc biệt là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công) về vấn đề “hoạt động huy động vốn dân cư ” bằng việc phân tích các vấn đề lý thuyết của việc nâng cao hoạt động huy động vốn dân cư . Trên cơ sở lý thuyết, kết hợp với việc xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn dân cư của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công, trong luận văn thạc sĩ này đã chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế của quá trình này dưới giác độ các nghiệp vụ huy động vốn dân cư. Từ đó, tôi đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính –Ngân hàng –Đại học quốc gia Hà Nội và T.S Đinh Thị Thanh Vân vì sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bài giảng của các thầy cô khoa Tài chính –Ngân hàng.

2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công năm 2011, 2012, 2013.

3. David Cox, Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

4. Edward W. Reed và Edward K. Gill, Ngân hàng thương mại.

5. Frederic S. Miskin, Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính . 6. Luật số 46/2010/QH12(năm 2010), Luật Ngân hàng Nhà nước 7. Luật số 47/2010/QH12, Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

8. Nguyễn Thanh Mai (2009), Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn trong dân cư ở Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

9. Đặng Công Ngọc (2010), Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch 3, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

10. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại.

11. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2011, 2012, 2013.

Website:

12. www.vietcombank.com.vn

13. www.vneconomy.com.vn

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN-CHI NHÁNH THÀNH CÔNG (Trang 85 -85 )

×