2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, Vietcombank Thành Công đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, tích cực khai thác, tiếp cận thu hút nguồn vốn, bám sát thị trường và thực hiện các chính sách huy động vốn linh hoạt. Trước những biến động của thị trường tiền tệ, thương hiệu Vietcombank đã thực sự phát huy thế mạnh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn, đặc biệt là từ khách hành cá nhân. Mặc dù sự cạnh tranh về trần lãi suất
giữa các ngân hàng thương mại, song nguồn vốn huy động tại Chi nhánh vẫn tăng đều đặn, kết quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh thể hiện qua biểu đồ sau: . 5.738 7.410 8.572 0 2000 4000 6000 8000 10000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng vốn huy động
Hình 2.1: Kết quả huy động vốn giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Thành công)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng của vốn huy động năm 2012 là 29%, năm 2013 là 15,6%. Tính đến 31/12/2013, tổng huy động vốn của Chi nhánh đạt 8.572 tỷ đồng, vượt 9,6% kế hoạch được giao.Trong đó:
Phân theo đối tượng:
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế đạt 2.785 tỷ đồng, tăng 123 tỷ đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, phần tăng chủ yếu xuất phát từ một khách hàng lớn. Nguồn vốn huy động từ cá nhân đạt 5.787 tỷ đồng, tăng 21.9% so với năm 2012, tuy nhiên tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng huy động vốn.
Phân theo loại tiền:
Nguồn vốn Việt Nam đồng tăng mạnh, tăng 1.725 tỷ so với cuối năm 2012, chiếm 80% tổng huy động vốn. Trong khi đó, huy động ngoại tệ tiếp tục khó khăn, nguồn vốn ngoại tệ không tăng mà còn giảm 2,4%, chỉ chiếm 20% tổng huy động vốn.
Phân theo kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 1.533 tỷ đồng, chiếm 17% tổng huy động tại thời điểm 31/12/2013, tăng 289 tỷ so với nguồn vốn không kỳ hạn tại thời điểm cuối năm 2012 (cá nhân không kỳ hạn tăng 169 tỷ, tổ chức không kỳ hạn tăng 121 tỷ). Để tăng trưởng nguồn vốn giá rẻ này, chi nhánh sẽ tiếp tục tập trung phát triển thêm nhiều khách hàng cá nhân CIF mới, tiếp cận và mở tài khoản cho nhiều khách hàng tổ chức có nguồn vốn thương mại nhàn rỗi, thường xuyên về tiền trên tài khoản không kỳ hạn.
Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh tiếp tục được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.
Tổng mức sử dụng vốn sinh lời chiếm 98,7% tổng nguồn vốn. Trong đó, đầu tư tín dụng chiếm 33%, phần còn lại thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn lưu động.
Nhìn chung, tính đến hết năm 2013, công tác huy động vốn tại chi nhánh đạt mức tăng trưởng tốt, mang lại nguồn vốn ổn định đảm bảo tính thanh khoản, đồng thời khẳng định niềm tin của xã hội đối với chi nhánh trước những biến động phức tạp của thị trường trong thời gian qua.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng luôn phát triển theo đúng chủ trương, đường lối của Ban lãnh đạo Vietcombank là “An toàn, hiệu quả và bền vững”, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 20%/năm trong giai đoạn từ 2001-2006 và đạt 15%/năm trong giai đoạn từ 2011-2013.
2.235 2.515 3.072 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dư nợ tín dụng
Hình 2.2: Kết quả dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Thành công)
Những khó khăn của nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước kéo dài đã tác động rất lớn đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, mặc dù rất khó khăn nhưng chi nhánh luôn cố gắng đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng. Cùng với các biện pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, sự hỗ trợ của VCB trong việc đưa ra các gói sản phẩm lãi suất ưu đãi đều rất hiệu quả, hỗ trợ Chi nhánh tăng trưởng tín dụng và phát triển khách hàng mới
Chất lượng tín dụng và nợ xấu hiện nay là vấn đề mà toàn bộ hệ thống ngân hàng phải đối mặt. Bên cạnh việc phát triển khách hàng một cách thận trọng, chi nhánh đã dành nhiều nhân lực và thời gian để quan tâm, giải quyết những khoản nợ xấu, tính đến hết 31/12/2013, số dư nợ xấu là 42 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 13.7%.
Đối với các khách hàng cá nhân, do tình hình khó khăn chung khiến cho nhiều khách hàng bị suy giảm thu nhập, hoạt động kinh doanh không thuận lợi nên nguồn trả nợ bị thiếu hụt. Mặc dù các khách hàng vay cá nhân đều có sự bảo đảm bằng tài sản thế chấp nhưng việc xử lý tài sản thế chấp trong điều kiện hiện nay không gặp thuận lợi do giá bán bất động sản giảm mạnh, việc tìm khách hàng mua cũng không dễ dàng. Qua biểu đồ sau ta có thể thấy được thị phần tín dụng cá nhân của chi nhánh so với các chi nhánh khác trên địa bàn Hà Nội
Thành Công 11% Sở giao dịch Thăng Long Hoàn Kiếm Hà Nội Hà Tây Thành Công Ba ĐÌnh Thanh Xuân Chương Dương Hình 2.3: Thị phần tín dụng cá nhân tháng 12/2013
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Thành công)
Dư nợ tín dụng cá nhân tới tháng 12/2013 là 385 tỷ đồng , chiếm 11% thị phần khu vực Hà Nội, chi nhánh Thành Công đứng thứ ba trên địa bàn sau Sở giao dịch và chi nhánh Hà Nội. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công đã chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thành Công luôn quan tâm duy trì và củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với các khách hàng, tạo điều kiện cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả.
2.1.2.3. Các mặt hoạt động khác.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc, với chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và từng bước đưa các sản phẩm ngân hàng hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tạo điều kiện cho công tác khuyếch trương các tiện ích dịch vụ ngân
khách hàng thủ đô và các tỉnh lân cận đến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngoại thương. Công tác dịch vụ ngân hàng năm 2013 phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát hành và thanh toán các loại thẻ, hiện nay ngân hàng ngoại thương đang phát hành và chấp nhận thanh toán các loại thẻ nội địa và quốc tế như Visa, Mastercard, Diner Club, Amex, JCB, VCB Connect 24… Ngân hàng ngoại thương đã liên minh với các ngân hàng cổ phần để phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp với các chương trình hợp tác như thanh toán tiền điện, nước, cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm…
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động bán lẻ giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thẻ tín dụng 1.772 1.824 1.988 Thẻ GN Nội địa 17.911 18.398 21.826 Thẻ GN Quốc tế 2.416 1.995 3.475 ĐV chấp nhận thẻ 115 98 141 Kiều hối (nghìn USD) 43.572 40.231 42.967 Internet Banking 10.025 11.764 15.365 SMS Banking 13.856 15.416 20.982 TK cá nhân 17.548 18.784 21.415
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Vietcombank Thành công)
Nhờ nền tảng công nghệ hiện đại, cùng với định hướng bán chéo sản phẩm tốt, năm 2013, Chi nhánh đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Công tác kế toán
Công tác kế toán tài chính đã phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời kết quả kinh doanh của Chi nhánh theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông lệ quốc tế nhưng không trái với pháp luật Việt Nam.
Công tác lập báo cáo, cân đối tháng /quý/năm đã được thực hiện tốt theo yêu cầu của hệ thống. Thường xuyên cập nhật những thay đổi của pháp luật và của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam về chế độ kế toán tài chính, thuế để triển khai phù hợp với hoạt động tại chi nhánh. Cán bộ kế toán tài chính đã được cập nhật và đào tạo để đảm bảo cho công tác quản lý và hạch toán được phù hợp với quy định của pháp luật
Với việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, công tác thanh toán của ngân hàng đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất, tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn ngân hàng. Công tác thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán IBT online đã đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng.
Công tác kinh doanh ngoại tệ.
Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước như: áp dụng các biện pháp thắt chặt cho vay ngoại tệ(thông tư 07), thực hiện việc kết nối ngoại tệ đối với các Tổng công ty và tập đoàn(thông tư 13), tình hình ngoại tệ trong năm 2011 đã bớt căng thẳng, không còn khan hiếm như giai đoạn 2010. Nhờ đó, Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, trả nợ vay của các doanh nghiệp, dịch vụ bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân có nhu cầu học tập, chữa bệnh, đi du lịch nước ngoài. Đến hết tháng 12/2013, doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh đạt 565,72 triệu quy USD, tăng 52% so với doanh số mua bán ngoại tệ cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ năm 2013 đạt 3,25 tỷ đồng.
Trong hoạt động mua bán/thanh toán ngoại hối, chi nhánh luôn nghiêm túc thực hiện việc mua bán ngoại tệ, niêm yết giá theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước nói chung, và các quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng. Việc tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ cố định từ đầu năm đến nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
Công tác thanh toán xuất nhập khẩu.
Tính đến hết 31/12/2013, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 308,4 triệu USD, vượt 8,7% kế hoạch được giao. Trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 138,8 triệu USD, cao hơn 16% so với năm 2012; doanh số nhập khẩu đạt 169,6 triệu USD, cao hơn 45% so với năm 2012. Có được kết quả đó là do:
- Trong năm 2013, nguồn ngoại tệ dồi dào cùng với việc các doanh nghiệp bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện cho công tác thanh toán xuất nhập khẩu tăng trưởng.
- Ngoài ra, trong năm nay, chi nhánh cũng chủ động phát triển thêm nhiều khách hàng mới, áp dụng linh hoạt các chính sách tín dụng và chính sách phí ưu đãi. Tín dụng phát triển là tiền đề tốt cho thanh toán thanh toán xuất nhập khẩu phát triển.
- Bên cạnh đó, chi nhánh còn chú trọng việc nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, linh hoạt, rút ngắn thời gian xử lý bộ chứng từ trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn tác nghiệp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng mới.
Công tác ngân quỹ.
Năm 2013, hoạt động ngân quỹ của chi nhánh đã thực hiện tốt quy trình thu chi, vận chuyển tiền mặt, luôn đảm bảo đủ lượng tiền mặt phục vụ khách hàng cũng như giữ hạn mức tồn quỹ ở mức hợp lý nhất. Trong đó:
- Doanh số thu VND đạt 19.480 tỷ VND, bằng 107% so với năm 2012; Doanh số chi VND đạt 18.955 tỷ VND, tương đương với doanh số năm 2012.
- Doanh số thu ngoại tệ đạt 92.450 triệu USD, bằng 105% so với năm 2012; Doanh số chi ngoại tệ đạt 92.753 triệu USD, bằng 103% so với năm 2012.
Ngoài ra, Chi nhánh luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc thu, chi tiền mặt, phân loại tiền để loại bỏ tiền rách, nát, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, thực hiện tốt việc thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đã rút khỏi lưu thông cho khách hàng khi có yêu cầu theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, trong năm 2013, chi nhánh đã thu đổi tổng số 6.258 triệu VND tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng.
Kết quả kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế năm đạt 147 tỷ đồng, vượt kế hoạch Vietcombank Việt Nam giao năm 2013. Các nhân tố tác động đến kết quả lợi nhuận:
* Tác động tăng lợi nhuận:
- Thu nhập từ hoạt động khác ( bao gồm thu nhập ròng về dịch vụ, thu nhập ròng về kinh doanh ngoại hối, các khoản thu nhập bất thường…) đạt gần 58 tỷ, tăng 34,2% so với năm 2012. Mức tăng này tập trung chủ yếu từ thu nhập ròng về dịch vụ (tăng 15 tỷ) do hoạt động về dịch vụ của chi nhánh ngày càng phát triển. Việc thu hồi nợ đã xử lý cũng tăng gần 4 tỷ so với cùng kỳ năm 2012.
- Mặt khác, trong khi các hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh tăng trưởng thì chi phí cho các hoạt động quản lý năm 2013 khá ổn định vẫn giữ mức xấp xỉ bằng cùng kỳ năm 2012 (70 tỷ).
* Tác động giảm lợi nhuận:
- Bắt đầu từ tháng 1 năm 2013 toàn hệ thống VCB áp dụng chương trình định giá vốn nội bộ FTP thay cho chương trình vay gửi nội bộ cũ đã ảnh hưởng đáng kể đến lãi của chi nhánh. Vì thế năm 2013 thu nhập từ lãi của chi nhánh ước chỉ còn 228 tỷ giảm 81 tỷ so với năm 2012.Chi phí dự phòng năm 2013 ước 68 tỷ tăng 68 tỷ so với năm 2012.