Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP ngoại thương VN-Chi nhánh Thành Công (Trang 82)

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cần có một sự đổi mới trong tư duy và hành động. Đổi mới tư duy chính là dự báo được những biến động của thời cuộc, xác định được tầm nhìn, để đưa ra chiến lược, đi tắt đón đầu. Đổi mới trong hành động là chủ động tái cơ cấu mình trong các mặt hoạt động: quản trị điều hành, công tác khách hàng, quản lý nguồn nhân lực..

Trong lĩnh vực điều hành, cần hoàn thiện mô hình tổ chức, cần hợp tác toàn diện với đối tác chiến lược để học hỏi và bứt phá, cần xác lập chiến lược và tổ chức thực hiện. Trong công tác khách hàng, cần đánh giá được sự đóng góp của khách hàng vào sự phát triển và lớn mạnh của Vietcombank, từ đó đưa ra chính sách áp dụng riêng đối với từng nhóm khách hàng, đồng thời tham gia phối hợp vào các chương trình an sinh xã hội nhằm nâng cao hình ảnh về Vietcombank là một ngân hàng vì cộng đồng.

-Các sản phẩm của Vietcombank rất đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng để khách hàng nắm bắt sản phẩm nào thật sự phù hợp với nhu cầu mình đang cần là một việc vô cùng cần thiết. Do đó, Chi nhánh cần phải có những đề xuất với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam xây dựng các sản phẩm dịch vụ huy động vốn để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành cũng như nâng cao uy tín, dấu ấn thương hiệu VietcomBank trên từng sản phẩm nhằm phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Đối với thị trường mục tiêu là cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, chuyên bán buôn, kinh doanh tạp hóa, Chi nhánh cần

xây dựng một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kết hợp chuyển đổi thời hạn linh hoạt với lãi suất không đổi, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kết hợp với các sản phẩm đầu tư như bảo hiểm, chứng khoán. Đối với nhóm khách hàng là công nhân viên chức, giáo viên, nhân viên ngân hàng, công an, quân đội với số lượng rất đông, luôn có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm với thời hạn khá dài và ổn định thì các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tích lũy với lãi suất thả nổi là phù hợp

- Hỗ trợ Vietcombank Thành Công cả về kinh phí trong việc đào tạo các nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ viên chức nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: Thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế ... Thực hiện đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn hoá cao, điêu luyện về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Thường xuyên cử ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xuống kiểm tra, giúp Vietcombank Thành Công phát hiện sai sót trong nghiệp vụ để sửa chữa uốn nắn kịp thời nhằm đưa hoạt động đi vào nề nếp.

- Trang bị kịp thời các phương tiện kinh doanh khi được xem xét là tất yếu của chi nhánh như: máy vi tính, máy rút tiền tự động ATM. Cho phép Vietcombank Thành Công được phép nối mạng với một số khách hàng lớn như Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.. để tạo điều kiện cho Vietcombank Thành Công cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với ngân hàng Nhà nước để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin rủi ro, thông tin tín dụng nhằm ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, giúp các chi nhánh phòng ngừa tốt rủi ro.

- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thủ tục, văn bản hướng dẫn thủ tục có liên quan khi mà chi nhánh khai thác được những khách hàng có tính chất hoạt động trên toàn hệ thống. Bên cạnh đó trung tâm điều hành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có ý kiến với hiệp hội ngân hàng Việt Nam, với NHNN có sự can thiệp về giá trên từng địa bàn để giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP ngoại thương VN-Chi nhánh Thành Công (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)