Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp cú vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh (Trang 29)

nước ngoài

Doanh nghiệp FDI cú nhiều loại hỡnh, nhiều cỏch thức tổ chức hoạt động khỏc nhau. Do vậy, nhận thức cỏc đặc điểm hoạt động của cỏc doanh nghiệp này cú vai trũ quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với chỳng. Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cú cỏc đặc điểm cơ bản sau:

- Doanh nghiệp FDI là những tổ chức kinh doanh cú yếu tố quốc tế, chủ yếu được thành lập theo hỡnh thức cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn, thuộc một phần sở hữu nước ngoài (doanh nghiệp liờn doanh) hoặc thuộc toàn bộ sở hữu nước ngoài (doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài). Quỏ trỡnh thành lập và vận hành của doanh nghiệp FDI luụn cú sự cộng đồng trỏch nhiệm của cỏc bờn, đại diện cho lợi ớch của cỏc quốc gia khỏc nhau và được cỏc bờn lấy phương chõm “cựng cú lợi” làm nguyờn tắc cơ bản để giải quyết cỏc vấn đề trong quỏ trỡnh hoạt động của doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp FDI cú sự tham gia quản lý trực tiếp của nước ngoài, quyền quản lý của cỏc bờn phụ thuộc vào tỷ lệ vốn gúp. Tuy nhiờn, cỏc doanh nghiệp đều là những phỏp nhõn Việt Nam, ra đời và hoạt động theo luật phỏp của Nhà nước Việt Nam, đồng thời chịu sự chi phối của nhiều hệ thống phỏp luật (bao gồm luật phỏp của cỏc quốc gia xuất thõn của cỏc bờn và luật phỏp quốc tế);

- Doanh nghiệp FDI thường cú phần sở hữu của cỏc cụng ty đa quốc gia, nờn cỏc quyết định của nú khụng hoàn toàn phụ thuộc vào khuụn khổ phỏp lý của Việt Nam. Phần vốn gúp của nhà đầu tư nước ngoài càng cao, thỡ hoạt động của doanh nghiệp FDI cú thể càng chịu nhiều sự ảnh hưởng của bờn nước ngoài. Mặt khỏc, xu hướng tự nhiờn của doanh nghiệp FDI bao giờ cũng coi lợi nhuận là mục tiờu duy nhất hàng đầu; trong khi đú, nước chủ nhà lại quan tõm nhiều đến hiệu quả kinh tế - xó hội, đến sự phỏt triển tổng thể nền kinh tế. Do vậy, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài phải dung hũa được hai lợi ớch này, phải cho doanh nghiệp FDI trong khi phục vụ lợi ớch của họ cũng đồng thời phải mang lại lợi ớch cho bờn Việt Nam núi riờng và Nhà nước Việt Nam núi chung;

- Doanh nghiệp FDI nằm trờn lónh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mụ, chịu ảnh hưởng của tỡnh hỡnh chớnh trị, kinh tế - xó hội của Nhà nước Việt Nam trờn cỏc phương tiện mụi trường sinh thỏi, mụi trường chớnh trị, kinh tế - xó hội..., đồng thời cũng cú tỏc động trở lại đối với đất nước Việt Nam, cú thể tớch cực hoặc tiờu cực, tuỳ thuộc vào tỡnh hỡnh hoạt động đỳng hay chệch hướng, hiệu quả, hay thua lỗ của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp FDI hoạt động trong một thời hạn nhất định do Chớnh phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quyết định đối với từng dự ỏn, thường khụng quỏ 50 năm, trường hợp đặc biệt cú thể dài hơn nhưng tối đa khụng quỏ 70 năm. Hết thời hạn qui định, doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển cho phớa Việt Nam (theo hỡnh thức bồi hoàn hoặc khụng bồi hoàn). Như vậy, chế độ sở hữu đối với bờn nước ngoài chỉ giới hạn trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp, trừ số doanh nghiệp phải giải thể, khi hết thời hạn hoạt động những doanh nghiệp FDI đú dự tốt, xấu đều trở thành đơn vị kinh doanh và sở hữu của phớa Việt Nam;

- Doanh nghiệp FDI là nơi gặp gỡ và cọ xỏt giữa cỏc nền văn hoỏ khỏc nhau, phản ỏnh sự pha trộn cỏc yếu tố văn hoỏ của nhiều nước, thể hiện qua triết lý kinh doanh, tập quỏn, sự hiểu biết phỏp luật, ngụn ngữ, lối sống, thúi quen, lũng tin, thỏi độ, phong cỏch ứng xử của cỏc bờn tham gia. Văn hoỏ kinh doanh của doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, nhiều khi mang sắc thỏi chớnh trị, tụn giỏo rừ rệt, làm cho quỏ trỡnh triển khai và vận hành doanh nghiệp FDI hết sức phức tạp đũi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị đủ cỏc điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với cỏc nhà đầu tư nước ngoài một cỏch bỡnh đẳng và đảm bảo hiệu quả, đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất những thua thiệt cú thể xẩy ra đối với nước mỡnh;

Doanh nghiệp FDI được coi là loại doanh nghiệp khụng cú cơ quan chủ quản, cơ quan lónh đạo cao nhất và cú quyền quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp là Hội đồng quản trị. Giỏm đốc chịu trỏch nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị. Hoạt động của doanh nghiệp FDI là hoạt động theo luật, trong khuụn khổ phỏp luật và cỏc cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam chỉ thực hiện chức năng quản lý về mặt Nhà nước đối với cỏc hoạt động của loại hỡnh doanh nghiệp này.

Những đặc điểm trờn cho thấy, để cú thể tham gia kinh doanh với cỏc nhà đầu tư nước ngoài một cỏch bỡnh đẳng, đồng thời cỏc doanh nghiệp FDI hoạt động đỳng định hướng, cú hiệu quả cao, phỏt huy được tỏc dụng tớch cực đến đời sống chớnh trị, kinh tế - xó hội ở trong nước, ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiờu cực, những rủi ro cú thể xảy ra trong quỏ trỡnh hợp tỏc đầu tư. Việt Nam phải chuẩn bị đủ cỏc điều kiện cần thiết như hệ thống phỏp luật, cơ chế chớnh sỏch, phương thức và biện phỏp quản lý thớch hợp.

1.1.3. Tỏc động kinh tế - xó hội của doanh nghiệp cú vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến địa bàn tiếp nhận đầu tư

1.1.3.1. Tỏc động tớch cực

Doanh nghiệp FDI gúp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, kớch thớch cỏc cụng ty khỏc tham gia đầu tư vào nước chủ nhà, là một tỏc nhõn để thu hỳt vốn ODA; tăng thờm tỷ lệ huy động vốn trong nước; là phương tiện để tiếp nhận cụng nghệ hiện đại; tạo thờm nhiều việc làm và học tập kinh nghiệm quản lý tiờn tiến của cỏc nước... Cụ thể là:

- Thu hỳt vốn cho đầu tư phỏt triển: đối với những địa bàn thiếu vốn, tớch lũy từ nội bộ nền kinh tế thấp (thường là ở cỏc nước đang phỏt triển) thỡ việc thành lập cỏc doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, là biện phỏp thu hỳt vốn đầu tư cú hiệu quả. Lượng vốn này, đụi khi là “cỳ hớch” từ bờn ngoài khỏ hữu hiệu tạo nờn một loạt sự thay đổi theo chiều hướng tớch cực của nền kinh tế.

- Tạo điều kiện tiếp nhận cụng nghệ hiện đại: Hoạt động của FDI tỏc động rất lớn đối với quỏ trỡnh phỏt triển khoa học, cụng nghệ. Bởi vỡ, cỏc doanh nghiệp FDI khi được thành lập luụn gắn liền với cụng nghệ, mỏy múc thiết bị, kỹ năng quản lý đảm bảo năng lực sản xuất và năng suất lao động nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Đối với những địa bàn kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa vào khu vực nụng nghiệp thỡ việc chuyển giao cụng nghệ thụng qua cỏc doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là một giải phỏp khỏ tiết kiệm và an toàn. Việc tiếp thu được cỏc cụng nghệ tiờn tiến của nước ngoài tạo điều kiện cho địa bàn nhận đầu tư mở những bước “đột phỏ” sõu vào những ngành nghề sản xuất kinh doanh quan trọng như điện tử, ụ tụ, cụng nghệ luyện kim, cụng nghệ húa chất, khai thỏc dầu khớ...

- Tạo điều kiện học tập kinh nghiệp quản lý tiờn tiến của nước ngoài: khụng những trong doanh nghiệp liờn doanh mà ngay cả trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, cỏc nhõn viờn của địa bàn nhận đầu tư nước ngoài cú dịp tiếp xỳc với một phong cỏch quản lý tiờn tiến của nước ngoài, qua đú từng bước học tập được cỏc mụ hỡnh quản lý, kỹ năng kinh doanh và thớch nghi với cạnh tranh, thớch nghi với cụng nghệ... đặc biệt là kỹ năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cỏc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũn gúp phần hỡnh thành thế hệ doanh nhõn mới trong nước cú đầy đủ bản lĩnh và khả năng để thành lập và điều hành cỏc doanh nghiệp đương đầu với cạnh tranh trờn thị trường. Từ những bài học được tớch lũy đú, địa bàn nhận đầu tư nước ngoài cú thể ỏp dụng cỏc mụ hỡnh quản lý tiờn tiến dựa trờn cỏc cụng cụ hiện đại vào cụng ty điều hành cỏc cơ sở sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy nhiờn, hiệu quả việc ỏp dụng cỏc kinh nghiệm quản lý tiến tiến này phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh và trỡnh độ của đội ngũ cỏn bộ của địa bàn tiếp nhận đầu tư nước ngoài. Việc ỏp dụng dập khuụn đụi khi gõy ra hậu quả phản tỏc dụng khụng phải là nhỏ. Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiờn tiến của nước ngoài chớnh là một khoản lợi ớch vụ hỡnh mà địa bàn đầu tư nước ngoài cú được, nhưng nú cũng yờu cầu chớnh địa bàn nhận đầu tư nước ngoài phải cú những điểu chỉnh phự hợp trong việc ỏp dụng.

- Khai thỏc được nguồn tài nguyờn thiờn nhiờn, phỏt triển kết cấu hạ tầng, phỏt triển thị trường và kớch thớch tăng trưởng kinh tế trờn địa bàn nhận đầu tư:

Đối với địa bàn cú nhiều tài nguyờn khoỏng sản nhưng khụng đủ khả năng khai thỏc thỡ việc thành lập cỏc doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện để khai thỏc lợi thế về tự nhiờn. Sự phỏt triển của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tạo sức ộp và điều kiện để hiện đại hoỏ kết cấu hạ tầng như hệ thống đường xỏ, kho tàng, sõn bay, bến cảng, hệ thống thụng tin liờn lạc, cung cấp điện, nước... đồng thời tăng năng lực sản xuất và năng suất lao động cho cỏc cơ sở sản xuất hiện cú.

- Tạo thờm việc làm, gúp phần bồi dưỡng đội ngũ lao động cú kỹ năng và tay nghề cao cho địa bàn tiếp nhận đầu tư: Chớnh hoạt động của cỏc doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài và sự tăng trưởng kinh tế mà nú mang lại đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm, làm giảm thất nghiệp. Bài toỏn khú về việc làm được giải quyết một phần đỏng kể nhờ vào doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và những ảnh hưởng dõy chuyền của nú đối với cỏc ngành cung cấp nguyờn liệu và tiờu thụ sản phẩm. Mặt khỏc, thụng qua quỏ trỡnh lao động trong cỏc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà người lao động của địa bàn nhận đầu tư trực tiếp sẽ tiếp thu được những kỹ năng sản xuất mới, tiờn tiến gúp phần nõng cao tay nghề và tạo được thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống.

- Tiếp cận với thị trường thế giới: Thụng qua doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, địa bàn tiếp nhận đầu tư cú thể tiếp cận với thị trường thế giới. Bởi vỡ hầu hết cỏc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều do cỏc cụng ty đa quốc gia thực hiện, mà cỏc cụng ty này cú lợi thế trong việc tiếp cận với khỏch hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trờn cơ sở những thõn thế và uy tớn của họ về chất lượng, kiểu dỏng của sản phẩm.

- Nguồn thu ngõn sỏch lớn: Đối với nhiều nước đang phỏt triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do cỏc doanh nghiệp cú vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngõn sỏch quan trọng, đúng gúp thị phần lớn trong GDP của địa phương. Chẳng hạn, ở tỉnh Hải Dương riờng thu thuế từ cụng ty lắp rỏp ụ tụ Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trờn địa bàn tỉnh năm 2006

Những tỏc động tớch cực núi trờn cho thấy vai trũ quan trọng của doanh nghiệp cú vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phỏt triển kinh tế - xó hội ở địa bàn tiếp nhận đầu tư.

1.1.3.2. Tỏc động tiờu cực

Bờn cạnh những tỏc động tớch cực, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài cũn cú cỏc tỏc động tiờu cực đến kinh tế - xó hội của địa bàn tiếp nhận đầu tư:

- Doanh nghiệp FDI cú mục tiờu tối đa húa lợi nhuận, vỡ thế họ cú thể bất chấp những đũi hỏi tụn trọng truyền thống văn hoỏ, xó hội của dõn tộc, khai thỏc tài nguyờn quỏ mức, khụng quan tõm tới việc xử lý ụ nhiễm mụi trường, đẩy mạnh búc lột người lao động bằng cỏc hỡnh thức tăng cường độ lao động đối với cụng nhõn, kộo dài thời gian làm việc, cắt xộn điều kiện bảo hộ lao động, làm phõn hoỏ đội ngũ

cỏn bộ, “chảy mỏu chất xỏm”. Điều đú cú thể gõy nờn mõu thuẫn và làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong xó hội.

- Doanh nghiệp FDI thường lợi dụng, khai thỏc những mặt yếu kộm của Chớnh phủ và cỏc doanh nghiệp sở tại, đặc biệt họ thường chỳ ý khai thỏc những sơ hở, yếu kộm về luật lệ, thủ tục và cỏn bộ trong khõu quản lý, sự nắm bắt khụng kịp thời cỏc thụng tin thị trường về cụng nghệ, giỏ cả của nước chủ nhà để khai khống giỏ trị mỏy múc thiết bị cụng nghệ gúp vốn, chuyển giao kỹ thuật, cụng nghệ khụng thớch hợp, lạc hậu, làm thiệt hại đến lợi ớch của phớa nhận đầu tư.

- Doanh nghiệp FDI cú thể làm tăng sự phụ thuộc về vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiờu thụ của địa bàn nhận đầu tư vào phớa nước ngoài, vỡ cỏc qui trỡnh kỹ thuật, cụng nghệ sản xuất cũng như thị trường tiờu thụ hàng hoỏ do cỏc nhà đầu tư nắm giữ và chỉ được chuyển giao dần dần. Sự phụ thuộc càng nhiều thỡ tớnh chủ động của địa bàn nhận đầu tư càng yếu. Do vậy, nếu khụng tranh thủ được những tỏc động tớch cực của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài để nhanh chúng phỏt triển cụng nghiệp nội địa, tạo nguồn tớch lũy, đa dạng húa thị trường tiờu thụ, tiếp nhận kỹ thuật mới, thỡ địa bàn tiếp nhận đầu tư khú cú khả năng giảm và loại bỏ được sự phụ thuộc.

- Cỏc nhà đầu tư nước ngoài cú thể bằng nhiều cỏch làm tổn hại đến chủ quyền kinh tế của địa bàn tiếp nhận đầu tư. Thụng qua cỏc cụng ty xuyờn quốc gia, cỏc doanh nghiệp FDI, nhất là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài cú thể gõy ảnh hưởng tới chớnh trị của địa bàn tiếp nhận đầu tư, gõy sức ộp đối với Chớnh phủ, tỏc động khụng lành mạnh đến cơ cấu xó hội. Mục tiờu chiến lược của họ khụng phải bao giờ cũng thống nhất với mục tiờu phỏt triển kinh tế của địa bàn nhận đầu tư, do đú, cỏc nhà đầu tư nước ngoài cú thể cú quan điểm, ý kiến trỏi ngược hoặc cú hành vi vi phạm cỏc chớnh sỏch quản lý tài chớnh, tiền tệ của địa bàn tiếp nhận đầu tư.

- Trong điều kiện nền kinh tế mở, nếu sức cạnh tranh của cỏc doanh nghiệp nội địa trờn địa bàn tiếp nhận đầu tư nước ngoài yếu thỡ sự xuất hiện của cỏc doanh nghiệp FDI cú thể dẫn đến sự lũng đoạn và làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của cỏc doanh nghiệp trong nước. Bởi vỡ, cỏc doanh nghiệp FDI thường chiếm ưu thế về kỹ thuật, vốn và kinh nghiệm tổ chức quản lý so với doanh nghiệp trong nước.

Như vậy, doanh nghiệp FDI khụng chỉ mang lại những tỏc động tớch cực mà cũn ảnh hưởng tiờu cực đến phỏt triển kinh tế - xó hội trờn địa bàn tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiờn, chỳng ta cũng khụng nờn quỏ lo ngại về điều này, bởi lẽ bất kỳ một loại hỡnh doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường cũng đều cú mặt trỏi của nú. Vấn đề đặt ra là, quản lý của Chớnh quyền đối với cỏc doanh nghiệp FDI phải ngăn chặn, giảm thiểu những ảnh hưởng tiờu cực cỏc doanh nghiệp này, đồng thời tạo điều kiện hấp thu tối đa cỏc tỏc động tớch cực của chỳng, thu hỳt ngày càng nhiều hơn lượng vốn FDI, qua đú thỳc đẩy sự phỏt triển kinh tế của địa bàn tiếp nhận đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hỳt FDI trờn thế giới diễn ra ngày một khốc liệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Tỉnh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w