Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 98)

Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu chính là việc hoàn thiện về mặt chất

cho người lao động trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển kỹ năng cho người lao động, phát triển thể lực, phát triển nhân cách, nhận thức cho người lao động. Biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển nguồn nhân lực theo chiều

sâu chính là công tác đào tạo. Đây là con đƣờng ngắn nhất, nhanh nhất và không tăng thêm biên chế lao động, đảm bảo tính kế thừa và ổn định.

Phƣơng hƣớng chung trong việc đào tạo lại để nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động hiện có là phải cập nhật kiến thức đáp ứng đƣợc trong điều kiện tồn tại hiện nay mà còn phải đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển trong tƣơng lai.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên do vậy phải có kế hoạch cho từng chức danh lao động, đặc biệt nên gắn kết quả bồi dƣỡng với các hình

thức thƣởng, phạt để nâng cao trách nhiệm của ngƣời đƣợc cử đi bồi dƣỡng, học tập. Cần xác định yêu cầu đào tạo lại là nhiệm vụ bắt buộc đối với từng lao động của Tổng công ty vì nếu không còn phù hợp với vị trí thì sẽ phải chuyển sang công việc khác.

Các bước trong kế hoạch đào tạo và phát triển về chất cho nguồn nhân lực gồm:

- Xác định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. - Xây dựng quy chế động viên và khuyến khích công nhân lao động thi đua học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn giỏi, tay nghề cao, có bản lĩnh chính trị để từng bƣớc góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu “trí thức hóa đội ngũ lao động” trong Tổng công ty.

- Xây dựng nội dung, chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng đối tƣợng, từng loại hình công việc để lựa chọn cho phù hợp:

+ Đào tạo trong nƣớc, liên kết với các trƣờng đại học, cao đẳng, đào tạo ở nƣớc ngoài.

+ Đào tạo nâng cao, chuyên sâu về kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ. + Đào tạo từ xa, tại nơi sản xuất.

- Triển khai thực hiện chƣơng trình đào tạo và phát triển: cần tiến hành đồng bộ, trƣớc một bƣớc so với chiến lƣợc phát triển lƣới điện và chiến lƣợc phát triển công nghệ truyền tải điện.

- Cần xây dựng kế hoạch chi tiết đào tạo những cán bộ năm trong diện quy hoạch nhƣng chƣa đƣợc đào tạo.

Do nhu cầu đào tạo ở Tổng công ty rất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc sắp xếp kinh phí cho đào tạo cũng đòi hỏi một khoản rất lớn mà ngay một lúc không thể thực hiện đƣợc vì sẽ gây khó khăn trong việc thu xếp tài chính của Tổng công ty.Vì vậy, công tác đào tạo đƣợc tiến hành bằng cách sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên cho từng thời kỳ của từng cấp quản lý khác nhau cũng nhƣ từng vị trí công việc khác nhau. Hơn thế nữa, Tổng công ty cũng cần lên kế hoạch đầu tƣ chi phí đào tạo thỏa đáng, phù hợp để nâng cao chất lƣợng đào tạo đem lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả đào tạo cao.

- Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo:

+ Đẩy mạnh kiểm tra hiệu quả sau đào tạo. Tổ chức các chƣơng trình thi, kiểm tra một số vị trí chức danh theo định kỳ. Trên cơ sở đó đánh giá chất lƣợng của các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng để cải tiến điều chỉnh cho phù hợp nhu cầu thực tế;

+ Xây dựng và phát huy tối đa hệ thống kiểm tra theo dõi, giám sát đánh giá chất lƣợng sau đào tạo và hiệu quả sử dụng chi phí

+ Xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả của ngƣời lao động qua các tiêu chí: phản hồi từ các đơn vị đào tạo, tình trạng làm việc sau khi đào tạo, hiệu quả công việc, đánh giá của đồng nghiệp, của các nhà quản lý.

Đánh giá xếp loại kết quả thực hiện công việc và thành tích công tác

Đây là một công việc quan trọng cần đƣợc quan tâm bởi nó là cơ sở để khen thƣởng động viên, kỷ luật và áp dụng để trả lƣơng một cách công bằng. Mặc dù hiện nay Tổng công ty đã xây dựng quy chế, tiêu chuẩn đánh giá thi đua khen thƣởng nhƣng còn mang tính hình thức, chung chung chƣa chi tiết, chƣa tạo ra đƣợc sự chênh lệch khác biệt về thu nhập, các chế độ đãi ngộ giữa những ngƣời có thành tích tốt và ngƣời hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đánh giá thành tích công tác và hoàn thiện quy chế thi đua khen thƣởng để công tác thi đua khen thƣởng là đòn bẩy, động lực thúc đẩy ngƣời lao động hăng say làm việc, cải tiến hợp lý hóa sản xuất, hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất. Việc đánh giá thành tích công tác một cách hời hợt, chủ quan sẽ dẫn tới những kết quả tệ hại trong quản trị nguồn nhân lực và tất nhiên ảnh hƣởng đến chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực đã xây dựng.

- Hoàn thiện chế độ tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên trong Tổng công ty

Việc nghiên cứu xây dựng chính sách lƣơng, thƣởng, đãi ngộ linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nhằm thu hút và giữ chân lao động giỏi. Tổng công ty đã có quy chế trả lƣơng, thƣởng, các khoản phúc lợi và các khoản đãi ngộ dành cho CBCNV. Trong thời gian qua các quy chế đã phát huy tác dụng, đã góp phần

đảm bảo cuộc sống ngƣời lao động và khuyến khích ngƣời lao động hăng say làm việc, cống hiến thông qua các đòn bẩy về vật chất và tinh thần. Nhƣng các quy chế này còn bộc lộ một số điểm chƣa hợp lý, còn mang tính chất cào bằng, bình quân chủ nghĩa, mang tính chất thâm niên, chƣa gắn chặt với công việc ngƣời lao động đảm nhận. Có tình trạng này vì Công ty là doanh nghiệp Nhà nƣớc nên phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nƣớc. Để đáp ứng trong tình hình mới có nhiều sự thay đổi và có sự canh tranh từ các doanh nghiệp khác về mặt nhân lực, Tổng công ty cần phải thay đổi quy chế tiền lƣơng. Xây dựng quy chế tiền lƣơng mới gắn tiền lƣơng với công việc mà ngƣời lao động đảm nhận và hiệu quả công việc mà ngƣời lao động đạt đƣợc.

Nâng cao công tác phát triển kỹ năng mềm cho người lao động

Bên cạnh sự quan trọng cần thiết của trình độ chuyên môn thì việc đào tạo kỹ năng cho ngƣời lao động cũng có một vai trò rất quan trọng. Có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có kỹ năng thành thạo, tinh thông về các thao tác sẽ giúp cho ngƣời lao động hoàn thành tốt công việc của mình, xác định tính hiệu quả của công việc.

Phát triển kỹ năng là một trong những yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên, quyết định hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiến, kết hợp với tƣ duy sáng tạo sẽ giúp con ngƣời nâng cao kỹ năng trong lao động. Bởi lẽ, dù đạt đƣợc một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhƣng thiếu đi kỹ năng cần thiết, ngƣời lao động không thể hoàn thành một cách có hiệu quả quá trình lao động sản xuất của mình trong thực tiễn.

Tổng công ty cần khuyến khích và tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng mềm cho ngƣời lao động, lồng ghép nội dung đào tạo về kỹ năng mềm trong chƣơng trình các khóa đào tạo nghiệp vụ. Tổng công ty cần quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu hoạt động tập thể của ngƣời lao động thông qua duy trì các câu lạc bộ, tổ chức thƣờng xuyên các buổi sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng mềm...

- Thực hiện tốt công tác phát triển thể lực, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động

+ Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế , tổ chức khám sƣ́c khỏe định kỳ cho ngƣời lao đô ̣ng ít nhất 2 lần trong năm tại các bệnh viện có uy tín , tƣ̀ đó phân loại sức khỏe lao động để tổ chức công tác điều dƣỡng, phục hổi sức khỏe kịp thời. Hàng năm, đề xuất tăng cƣờng chi phí cho công tác khám sức khoẻ, bổ sung thêm các chƣơng trình khám chuyên khoa về các bệnh thƣờng gặp của từng nhóm lao động.

+ Duy trì chế độ nghỉ dƣỡng đối với CBCNV cần phục hồi sức khỏe.

+ Có chế độ thăm hỏi, trợ cấp khó khăn, động viên ngƣời lao động khi ốm đau và gia đình những nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.

+ Thƣờng xuyên giám sát hoạt động phục vụ ăn uống tại Nhà ăn Tổng công ty đảm bảo chất lƣợng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ - Đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi chung, tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, thi đấu thể dục thể thao tập luyện sức khỏe tinh thần cho nhân viên (bố trí phòng tập thể thao, sân chơi thể thao cho ngƣời lao động…), tổ chức nhiều hoạt động văn thể mỹ để tăng cƣờng đoàn kết, tạo sự gắn bó trong CBCNV và các đơn vị (thi nữ công, văn nghệ, thể thao…) nhằm giúp ngƣời lao động nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó, ham học hỏi lẫn nhau và nâng cao chất lƣợng cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu vật chất là tiền đề giúp họ cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển của Tổng công ty.

+ Tổ chức tham quan, giao lƣu học tập giữa các đơn vị.

+ Trang bị đầy đủ dụng cụ, phƣơng tiện AT-BHLĐ cho ngƣời lao động.

- Hàng năm tổ chức các chuyến tham quan, nghỉ mát, chế độ nghỉ ngơi, ... cho CBCNV Công ty cải thiện đời sống tinh thần của ngƣời lao động.

- Tổng công ty có thể đứng ra bảo lãnh, hỗ trợ về tín dụng để giúp CBCNV trong Tông công ty có điều kiện trang trải những nhu cầu thiết yếu trƣớc mắt trong cuộcc sống.

Ngoài ra, việc cải thiện môi trƣờng làm việc nhƣ trồng và chăm sóc cây xanh, xử lý bụi, tiếng ồn nơi làm việc hay phát động phong trào thi đua “Xanh, sạch, đẹp” tại

nơi làm việc, ... cũng mang ý nghĩa tích cực trong công tác nhằm phát triển nguồn nhân lực. Vừa tạo ra môi trƣờng làm việc trong sạch, đẹp và văn hóa lại giúp cho nhân viên có không khí làm việc hăng say, nhiệt tình với công việc hơn, hiệu quả đem lại cũng cao hơn.

- Phát huy và đề cao vai trò của Tổ chức Công đoàn trong Tổng Công ty

Công đoàn là một tổ chức hoạt động với nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động. Hơn thế nữa, Công đoàn có vai trò giáo dục, động viên ngƣời lao động phát huy năng lực làm việc. Do vậy, việc phối hợp tổ chức với Công đoàn quan tâm đến đời sống, sức khỏe của nhân viên là một trong những giải pháp cần thiết để tạo lập lòng tin và sự gắn bó lâu dài với Tổng công ty.

+ Phối hợp với Công đoàn tổ chức các hoạt động kỷ niệm mang ý nghĩa tinh thần nhƣ: ngày truyền thống ngành điện 21/12 hàng năm, ....với mục đích khơi dậy niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm đối với Tổng công ty.

+ Tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích để nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần lao động sáng tạo và truyền thống đoàn kết của CBCNV, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổng công ty.

+ Tạo niềm tin cho ngƣời lao động về tính ổn định của hoạt động SXKD, triển vọng phát triển của Tổng công ty là thuận lợi và bền vững.

+ Áp dụng các chính sách, chế độ công khai minh bạch đối với ngƣời lao động và phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, của EVN. Kịp thời động viên, khen thƣởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công việc.

+ Lãnh đạo Tổng công ty luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến của nhân viên, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của họ, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết năng lực sẵn có. Tạo ra những giá trị văn hóa, môi trƣờng làm việc khiến lao động, đặc biệt là những lao động giỏi cảm thấy yêu thích và gắn bó lâu dài với Tổng công ty. Tạo ra nhiều hoạt động làm tăng mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên trong Tổng công ty, tạo ra sự chia sẻ cả về công việc và cuộc sống giữa các nhân viên trong Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)