3.1 Khái quát, quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia điện Quốc gia
Giới thiệu về Tổng công ty
- Tên công ty: Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia
- Tên giao dịch quốc tế: National Power Transmission Corporation, - Tên viết tắt: EVNNPT
- Trụ sở: số 18, Trần Nguyên Hãn, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. - Website: www.npt.com.vn
Quá trình hình thành và phát triển của Lưới điện Truyền tải Việt Nam
Lƣới điện truyền tải Việt Nam bắt đầu đƣợc xây dựng từ những năm 1960. Sau nửa thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay lƣới điện truyền tải đã lớn mạnh với hàng vạn km đƣờng dây và hàng trăm trạm biến áp.
Năm 1994, lƣới điện 500kV chính thức đƣợc đƣa vào vận hành (ngày 27/05/1994) đồng thời Tổng công ty Điện lực Việt Nam đƣợc thành lập (theo Quyết định số 562/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ) là bƣớc ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của lƣới điện truyền tải. Các Công ty Truyền tải điện thực sự chuyển biến về trình độ kỹ thuật và quản lý vận hành nhờ việc tiếp cận với công nghệ truyền tải điện cao áp 500kV.
Năm 2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đƣợc chuyển đổi từ Tổng công ty Điện lực Việt Nam (theo Quyết định số 148/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ). Lƣới điện truyền tải với gần 9.000km đƣờng dây và 21.000MVA dung lƣợng máy biến áp từ 220kV đến 500kV đƣợc quản lý vận hành bởi các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Năm 2007, “Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015
có xét đến năm 2025” đƣợc phê duyệt (theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày
triển đồng bộ với nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và dự báo nhu cầu điện tăng ở mức 17% (phƣơng án cơ sở) trong giai đoạn 2006 – 2015. Dự kiến trong giai đoạn 2006 – 2015, khoảng 20.000MVA dung lƣợng máy biến áp 500kV, 50.000MVA dung lƣợng máy biến áp 220kV, 5.200km đƣờng dây 500kV và 14.000km đƣờng dây 220kV sẽ đƣợc xây dựng và đƣa vào vận hành.
Năm 2008, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đƣợc thành lập theo công văn số 1339/VPCP-ĐMDN ngày 03/3/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 7 đơn vị gồm: 04 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 03 Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam theo lộ trình hình thành và phát triển thị trƣờng điện tại Việt Nam mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của lƣới điện truyền tải Việt Nam.
Mục tiêu hoạt động
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia hoạt động với mục tiêu đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trƣờng điện Việt Nam.
Giới thiệu chung mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) hoạt động theo mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vốn điều lệ là 22.260 tỷ đồng; tổng tài sản là 65.686 tỷ đồng tại thời điểm ngày 30/6/2014.
* Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực; - Đầu tƣ phát triển lƣới điện truyền tải;
- Quản lý vận hành, sửa chữa lƣới điện;
- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công các công trình lƣới điện; Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công các công trình viễn thông và công nghệ thông tin;
- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; - Quản lý, vận hành, sửa chữa hệ thống thông tin viễn thông nội bộ; - Thí nghiệm điện;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý, vận hành, sửa chữa lƣới điện;
- Hoạt động tự động hóa và điều khiển.
* Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính
- Sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tƣ, thiết bị lƣới điện, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin;
- Xây dựng, lắp đặt các công trình lƣới điện; - Kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin; - Hoạt động của các cơ sở điều dƣỡng; - Cho thuê máy móc, thiết bị;
- Vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh;
- Các ngành nghề khác đƣợc EVN chấp thuận theo quy định của pháp luật.
* Khối lượng quản lý vận hành:
Đến thời điểm ngày 31/7/2014, khối lƣợng quản lý và vận hành của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia EVNNPT bao gồm: Số lƣợng đƣờng dây trên 18.690 km đƣờng dây, tăng trên 50% so với thời điểm thành lập ngày 01/7/2008. Số lƣợng trạm biến áp: 99 trạm biến áp, tăng trên 85% so với thời điểm ngày 01/7/2008, với tổng dung lƣợng MBA là 52.236 MVA.
Hệ thống Truyền tải điện Quốc gia đã vƣơn tới hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và từng bƣớc kết nối với lƣới điện truyền tải của các nƣớc trong khu vực với công nghệ ngày càng hiện đại nhƣ đƣờng dây nhiều mạch, nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220kV, trạm GIS 220kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online, hệ thống SCADA.
Cơ cấu tổ chức quản lý của EVNNPT. Gồm:
- Hội đồng Thành viên - Kiểm soát viên
- Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng;
- Bộ máy giúp việc cho Hội đồng Thành viên và Tổng Giám đốc tại cơ quan Tổng công ty gồm Đảng ủy, các Ban chức năng chuyên môn, Công đoàn và Đoàn thanh niên
- Các Đơn vị trực thuộc Tổng công ty bao gồm:
+ Khối Ban Quản lý dự án: Gồm 03 Ban quản lý dự án các công trình điện Bắc, Trung Nam.
+ Khối các Công ty Truyền tải điện: Gồm 04 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3 và 4. Dƣới các Công ty Truyền tải điện gồm các Đơn vị truyền tải điện, các trạm biến áp và đội Đƣờng dây.
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
3.2 Đặc điểm sản xuất - kỹ thuật của ngành truyền tải dƣới góc độ phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực truyền tải điện với tư cách là chủ thể hoạt động cần đáp ứng nhu cầu điện năng cho sản xuất, tiêu dùng và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội Quốc gia. Chính môi trường kinh doanh của doanh nghiệp buộc nhân lực của doanh nghiệp phải có những đặc điểm, phẩm chất, năng lực, hành động, hành vi phù hợp và thích nghi. Do đó, thực tế hoạt động của khối truyền tải điện nói chung có một số các
đặc điểm riêng.
Thứ nhất là, lưới truyền tải điện trải dài, rộng khắp qua các loại địa hình đồi núi, trung du, đồng bằng… khác nhau. Do điện năng là một sản phẩm đặc thù không có dở
dang, không thể tích trữ và hết sức thiết yếu nên vấn đềđối với truyền tải là vận hành lưới
điện an toàn, liên tục, ổn định và kéo giảm sản lượng điện tổn thất để nâng cao hiệu suất truyền tải điện năng. Cho nên hoạt động của ngành đòi hỏi phải có nguồn nhân lực khá
đông đảo, có sức khỏe tốt, chấp nhận điều động di chuyển thường xuyên, trình độ, kỹ
năng chuyên môn đa dạng như: quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp cao thế, sửa chữa, nâng cấp và cải tạo lưới điện cao áp, đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các phòng ban... Điều này cũng có nghĩa là nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp truyền tải điện
đa dạng, phong phú. Đào tạo và phát triển nghề nghiệp của doanh nghiệp truyền tải điện với nhiều hình thức, nhiều trình độ khác nhau.
Thứ hai là, trọng tâm của doanh nghiệp truyền tải điện là đưa điện cao thế từ nhà máy đến các công ty phân phối điện. Khác với sản phẩm của các ngành khác, sản phẩm của truyền tải điện là vô hình, không nhìn thấy được. Máy móc, thiết bị của ngành truyền tải là loại có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao và đắt tiền chủ yếu nhập khẩu từ
nước ngoài, cùng các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ với nó nhưđiều hành, bảo trì, sửa chữa, thí nghiệm. Do đó, đòi hỏi nhiều chuyên môn, bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau và là điều kiện cho nhau tồn tại phát triển. Lực lượng nòng cốt của nguồn nhân lực doanh nghiệp truyền tải điện là đội ngũ kỹ sư quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp cao thế (nhân viên điều hành tại các trạm biến áp và các đội quản lý đường dây) và bộ phận nhân lực đảm bảo cho đội ngũ quản lý vận hành hoạt động được là đội ngũ cán bộ quản lý, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị phụ trợ, sửa chữa, bảo trì, điều độ hệ thống điện… Nhưng điều quan trọng là đội ngũ này phải phối hợp với nhau một cách đồng bộ, khoa học để tạo ra sản phẩm điện năng hoàn chỉnh, chất lượng và an toàn cao đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của xã hội. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp truyền tải điện không chỉ nâng cao khả năng lao động của từng cá nhân, thể
hiện ở chất lượng lao động, mà phải phát triển và hoàn thiện các yếu tố nâng cao khả năng làm việc theo nhóm, có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa những cá nhân từđó đòi hỏi bố trí phù hợp công việc, sở trường, sởđoản, chếđộđãi ngộ phù hợp....
Thứ ba là, điện năng luôn tồn tại trong nó tính hai mặt: tính hữu dụng và sự nguy hiểm chết người. Những lợi ích mà điện năng mang lại là không thể bàn cãi, song trong nó lại tiềm ẩn sự nguy hiểm mà nếu con người không cẩn thận, không cảnh giác có khi phải trả giá đắt bằng chính sinh mạng của mình. Vì vậy, an toàn điện luôn là thách thức to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp truyền tải điện. Lao động trong ngành truyền tải ngoài các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt được thì yếu tố an toàn điện luôn đặt lên cao hơn cả. Từđó có thể thấy phát triển nguồn nhân lực ngành truyền tải điện nói chung không thể bỏ qua yếu tố kỹ luật, tác phong làm việc, đó là sự tuân thủ tuyệt đối các quy trình, quy phạm về an toàn điện trong quản lý, vận hành, sửa chữa lưới điện siêu cao áp. Bên cạnh đó, chếđộ bảo hộ lao động phải luôn được quan tâm đúng mức, điều kiện làm việc phải thường xuyên được cải thiện…
Thứ tư là, an ninh năng lượng có liên quan chặt chẽ với vấn đề an ninh quốc gia. Sự
mất ổn định trong cung cấp năng lượng điện có thể mang đến những bất ổn đối với tình hình chính trị, trật tự trị an và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các đường dây và trạm biến điện siêu cao áp của lưới điện truyền tải luôn là mục tiêu chống phá của các thế
lực thù địch trong các mưu đồ diễn biến hòa bình. Những đặc điểm trên cho thấy rằng phát triển nguồn nhân lực khối truyền tải điện luôn gắn liền với việc nâng cao đạo đức, sự
trung thành, tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân đối với sự an toàn, ổn định và phát triển của lưới điện truyền tải.
Thứ năm là, xuất phát từđặc điểm trang thiết bị của khối truyền tải điện là loại có hàm lượng kỹ thuật công nghệ rất cao. Đểđảm bảo việc quản lý vận hành an toàn và hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định và trình độ lành nghề cao.
Do đó phát triển nguồn nhân lực truyền tải điện bao hàm tổng thể các nội dung về
việc tuyển dụng nguồn lực chất lượng, có số lượng và cơ cấu phù hợp; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát triển kỹ năng, thể lực, nhân cách, nhận thức, thẩm mỹ văn hóa cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
Từ những đặc điểm sản xuất - kỹ thuật riêng biệt của ngành truyền tải nêu trên, dẫn đến có không ít những khó khăn đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của Truyền tải điện, cụ thể:
- Nhận thức về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong nhiều năm nay vẫn chƣa đƣợc quán triệt đầy đủ ở các cấp lãnh đạo, tƣ duy hiện tại nhiều lúc vẫn coi trọng vốn vật chất công nghệ hơn là vốn nhân lực.
- Trong tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế có nhiều vấn đề về luật pháp, cơ chế
quản lý kinh doanh, công nghệ, kỹ thuật,… có nhiều thay đổi nhưng việc cập nhật kiến thức cho người lao động chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng đội ngũ các bộ
chưa thực sự tốt là thách thức đối với ngành điện Việt Nam nói chung và truyền tải điện nói riêng.
- Tình trạng chảy máu chất xám đang đặt đang đặt ra nhiều bài toán cho lĩnh vực quản lý và sử dụng nhân lực. Những người chuyển ra khỏi ngành đa số nằm ở vị trí có tính chất chủ chốt về kỹ thuật và quản lý, những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong thực tế.
- Chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty Truyền tải để thực hiện công tác quản trị
nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả.
- Giá bán điện hiện nay còn nhiều bất cập, vẫn còn mang nặng tính bao cấp trong khi đó các nguồn lực đầu vào đều tăng mạnh cùng với việc lạm phát, trượt giá tăng cao dẫn đến tình hình tài chính và thu hút đầu tư vào các dự án truyền tải của Tổng công ty ngày càng khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty bị hạn chế.
Xét trong bối cảnh hiện tại và tương lai, đặc điểm nguồn nhân lực của ngành truyền tải điện Việt Nam được thể hiện qua các nội dung sau:
- Lao động trong ngành điện là lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, đòi hỏi người lao động phải qua trường lớp đào tạo, phải liên tục được bồi dưỡng và nâng cao kiến thức đểđáp ứng với các đòi hỏi về quản lý thiết bị có công nghệ hiện đại.
- Người lao động phải được đào tạo đúng chuyên môn, chấp nhận đi công tác xa khi có yêu cầu, có sức khỏe tốt (một số khâu đòi hỏi biết trèo cao, biết bơi lội,...), chấp nhận làm việc theo ca kíp, cần có thái độ hòa nhã đối với khách hàng sử dụng
điện,...Chính vì vậy, lao động trong ngành truyền tải điện đa phần là nam giới, trẻ tuổi, tâm sinh lý chưa ổn định vì thế việc quản lý lực lượng lao động này có phần khó khăn.
- Với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nói chung và thị trường hóa, phí điều tiết trong ngành công nghiệp điện ở Việt Nam đặt ra yêu cầu gay gắt phải tổ chức quản lý NNL sao cho vừa tạo cơ chế chủđộng để phát huy hiệu quả nguồn lực này, vừa đảm bảo tăng năng lực cạnh tranh về SXKD và cạnh tranh thu hút nhân lực của từng đơn vị.