Các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 34)

các doanh nghiệp

Cũng nhƣ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác, phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp truyền tải điện cũng chịu ảnh hƣởng của các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô, môi trƣờng vi mô và các nhân tố thuộc môi trƣờng nội bộ. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành truyền tải điện mà các nhân tố ảnh hƣởng tập trung vào các nhân tố sau đây:

1.2.5.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

Môi trƣờng bên ngoài gồm nhiều nhân tố có khả năng tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Đối với phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp truyền tải điện, các nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu là:

- Về môi trường kinh tế: Các chu kỳ kinh tế nhƣ tăng trƣởng, suy thoái hay

nhân lực và chính sách của doanh nghiệp đối với nguồn nhân lực. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

- Đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: Chính sách của

Nhà nƣớc mà tiêu biểu là Bộ Luật lao động điều tiết tổng quát các vấn đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhằm tránh các hành xử tùy tiện liên quan đến vấn đề tuyển dụng, hợp đồng lao động, thôi việc, sa thải và các chế độ theo quy định.

Còn chính sách của Nhà nƣớc là chính sách hội nhập kinh tế, đổi mới doanh nghiệp có tác động mạnh đến vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực cũng nhƣ tƣ duy và cách thức làm việc trong nhiều doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách của Nhà nƣớc còn làm thay đổi cơ chế và chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp tác động đến khả năng thu hút nguồn nhân lực. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần gắn liền với pháp luật lao động và cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và tình hình thực tế của thị trƣờng lao động.

- Thị trường lao động: Thị trƣờng lao động phát triển thì ngƣời chủ doanh

nghiệp dễ dàng tìm kiếm đƣợc ngƣời lao động có trình độ, kỹ năng đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngƣời lao động cũng dễ dàng tìm đƣợc việc làm phù hợp với năng lực và sở trƣờng của mình. Sự phát triển của hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, của trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là cầu nối tốt giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động. Mối quan hệ giữa cung và cấu lao động sẽ ảnh hƣởng đến mức tiền lƣơng, tiền công trả cho ngƣời lao động.

- Khoa học công nghệ, hiện nay ngành truyền tải điện chủ trƣơng đi tắt đón

đầu sự phát triển về khoa học và công nghệ truyền tải điện của thế giới. Gắn liền với chủ trƣơng này là thách thức về việc đảm bảo đội ngũ công nhân, kỹ sƣ lành nghề đặc biệt là các chuyên gia nhằm nắm bắt kịp thời để quản lý vận hành các công nghệ tiên tiến mà doanh nghiệp đầu tƣ. Bên cạnh đó khi thay đổi công nghệ, một số công việc hiện tại hoặc một số kỹ năng không còn phù hợp nữa làm phát sinh nhu cầu đào tạo lại, bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với tình hình mới. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp truyền tải điện cần phải có kế hoạch và chiến lƣợc cụ thể nhằm giải quyết triệt để các yêu cầu khách quan của tình hình mới.

- Về các yếu tố điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội của quốc gia: Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng đến thể hình, thể chất và thể lực của nguồn nhân lực. Ngƣời dân

Châu Á mà đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đa số có thể hình và thể lực khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới. Trong điều kiện đặc điểm kỹ thuật sản xuất của ngành truyền tải điện đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng tốt về mặt thể hình và thể lực, thì trong các nội dung phát triển nguồn nhân lực cần chú trọng hơn nữa các biện pháp nâng cao thể hình và thể lực của nguồn nhân lực. Môi trường văn hóa, xã hội của Quốc gia thì có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của ngƣời lao động. Và nhƣ vậy, nó ảnh hƣởng đến cách tƣ duy và các chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

1.2.5.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Môi trƣờng bên trong là các nhân tố về nguồn lực ở bên trong doanh nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, quyết định nội lực phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, các nhân tố này là chính sách thu hút nguồn nhân lực, chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực, chế độ đào tạo và đào tạo lại, chế độ đãi ngộ, môi trƣờng văn hóa tổ chức, tiềm lực tài chính và năng lực công nghệ.

- Chính sách thu hút nguồn nhân lực:

Tùy thuộc vào chiến lƣợc kinh doanh và tình hình thực tế, doanh nghiệp sẽ có chính sách thu hút nguồn nhân lực cụ thể cho từng thời kỳ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp để thực hiện các công việc, mục tiêu, nhiệm vụ của mình.

Việc xây dựng kế hoạch định nhân lực chính xác và khoa học giúp doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp để tuyển dụng đƣợc nhân lực có chất lƣợng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến các yêu cầu và cách thức phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

- Chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực

Động lực lao động cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con ngƣời và trong môi trƣờng sống và làm việc của con ngƣời. Trong đó việc phân công đúng ngƣời, đúng việc, đánh giá đúng tính chất và mức độ tham gia đóng góp của từng cá nhân lao động để khích lệ, đãi ngộ họ kịp thời là những yếu tố quan trọng thúc đẩy nổ lực cá nhân hoàn thiện bản thân, tăng cƣờng cống hiến nhằm hƣớng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

Và nhƣ vậy, chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, là tiền đề vững chắc cho phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

- Chế độ đào tạo và đào tạo lại

Chế độ đào tạo và đào tạo lại là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách toàn diện. Nó giúp ngƣời lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp từ đó thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn, cũng nhƣ nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc tƣơng lai trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh hơn bao giờ hết.

Chế độ đào tạo và đào tạo lại cần phải đƣợc thực hiện một cách khoa học, có tổ chức và có kế hoạch. Nhất thiết phải chọn đúng ngƣời, đúng nội dung, đúng phƣơng pháp đào tạo, đúng phƣơng pháp đánh giá hiệu quả đào tạo và phải đầu tƣ kinh phí hợp lý thì mới thật sự thu hút. Từ đó ngƣời lao động có động cơ học tập đúng đắn và mạnh mẽ, thúc đẩy họ thật sự học tập để nâng cao trình độ. Nhƣ vậy, chất lƣợng nhân lực của doanh nghiệp đƣợc nâng cao theo thời gian.

- Chế độ đãi ngộ

Các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động (lƣơng bổng, khen thƣởng, kỷ luật, hoàn thiện môi trƣờng, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ về y tế, bảo hiểm và an toàn lao động, giải trí, nghỉ mát…) là một trong

những yếu tố cốt lõi để thu hút đƣợc những ngƣời lao động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc tốt nhất. Mặt khác, nó có ảnh hƣởng rất lớn đến sự lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc, chất lƣợng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Để tạo nền tảng duy trì và phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp phải xây dựng chế độ đãi ngộ một cách hệ thống, lâu dài đảm bảo nguyên tắc công bằng để kích thích ngƣời lao động hoàn thành công việc có hiệu quả cao.

- Môi trường văn hóa tổ chức

Một doanh nghiệp không thể tồn tại bền vững và thịnh vƣợng nếu không xây dựng đƣợc một môi trƣờng làm việc văn minh, chuyên nghiệp và thân thiện. Việc tạo lập đƣợc một môi trƣờng làm việc để ngƣời lao động thấy đƣợc môi trƣờng làm việc của doanh nghiệp cũng chính là môi trƣờng sống của họ là yếu tố rất quan trọng. Nói cách khác đó là sự cần thiết phải xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức hay văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và đƣợc coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Đó chính là động lực thúc đẩy sự thành công của mỗi doanh nghiệp, tạo ra cho ngƣời lao động nhìn nhận giá trị mới để phát huy đƣợc cao nhất những ƣu thế sẵn có của nội lực, đồng thời khơi dậy và nhân lên các nguồn lực mới cho phát triển.

- Tiềm lực tài chính: Tài chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự

tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Là nhân tố quyết định vấn đề thu hút, giữ chân nhân lực giỏi. Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các chế độ đãi ngộ, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc những kế hoạch đào tạo, chế độ đãi ngộ... thật hấp dẫn, thuyết phục nhƣng thiếu vắng nguồn lực tài chính thì chúng vẫn dừng lại trong

ý tƣởng. Do đó, doanh nghiệp truyền tải điện cần phải đƣợc xem xét, bố trí các nguồn lực tài chính hợp lý đáp ứng các nhu cầu phát triển nguồn nhân lực.

Tóm lƣợc Chƣơng 1

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, là chiến lƣợc lâu dài bền bỉ nhƣng cũng cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững chung của một đất nƣớc, hay trong phạm vi hẹp hơn là một tổ chức, một doanh nghiệp.

Tại Chƣơng 1, khái niệm phát triển nguồn nhân lực đƣợc hiểu là quá trình

tạo ra sự biến đổi về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, của vùng, của ngành hay một doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực

chính là toàn bộ những hoạt động tổng hợp đƣợc tổ chức bởi doanh nghiệp, do doanh nghiệp cung cấp cho ngƣời lao động, làm cho ngƣời lao động hoàn thiện hơn về năng lực xã hội ( thể hiện ở trí tuệ, thể lực và nhân cách).

Nội dung của phát triển nguồn nhân lực đƣợc thể hiện ở các khía cạnh:

Phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng: là phát triển về quy mô, số

lƣợng, cơ cấu lao động.

Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu: là sự thay đổi gia tăng theo chiều

hƣớng tích cực đối với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát triển kỹ năng làm việc, phát triển thể lực cho ngƣời lao động, nâng cao nhận thức và nhân cách cho ngƣời lao động.

Do đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận ở Chƣơng 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển nội dung trong các chƣơng sau của Luận văn.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)