KÝ KẾT, NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢPĐỒNG:

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 65)

1. Ký kết Hợp đồng thương mại:

1.1 Đại diện ký kết: - LTM 2005 không qui định về vấn đề này, vì vậy áp dụng

theo qui định của BLDS 2005.

- Theo qui định của BLDS 2005, thẩm quyền ký kết trong hợp đồng dân sự là Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là Người được chọn đứng đầu tổ chức (tuỳ từng loại tổ chức, người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức lựa chọn và ghi trong điều lệ của tổ chức). Nguời đại diện theo ủy quyền là người được Người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.

Việc ủy quyền có thể thực hiện bằng hình thức do các bên thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật qui định bằng hình thức văn bản. Người được ủy quyền được ủy quyền lại cho người thứ ba nếu được Người ủy quyền đồng ý (Điều 583 BLDS). Đối với giao dịch vượt phạm vi ủy quyền, Người ủy quyền không chịu trách nhiệm trừ trường hợp Người ủy quyền đồng ý hoặc biết mà không phản đối (Điều 146 BLDS)

1.2 Thời điểm giao kết:

- Theo Điều 403 và 404 Bộ luật dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực hợp đồng được xác định như sau :

* Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.

* Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.

* Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

* Thời điểm giao kết Hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

* Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu cũng được coi là giao dịch văn bản (Điều 124 Bộ luật dân sự).

Luật Thương mại 2005 không qui định về hình thức giao kết nhưng cũng xác định các giao dịch qua điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (thông tin được tạo, gởi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử) có giá trị giống như hình thức ký kết bằng văn bản (Điều 3)

2. Nội dung hợp đồng kinh doanh thương mại:

2.1 Nội dung chính: Luật Thương mại 2005 không nêu các nội dung cần có

trong hợp đồng (tuỳ thuộc thoả thuận của các bên), Bộ luật dân sự 2005 ( Điều 402) gợi ý các nội dung chính gồm :

- Đối tượng hợp đồng (tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm)

- Số lượng, chất lượng

- Giá , phương thức thanh toán

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. - Quyền và nghĩa vụ các bên .

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. - Phạt vi phạm hợp đồng.

- Các nội dung khác.

Các văn bản thỏa thuận khác (kèm theo HĐ) :

Luật Thương mại 2005 không qui định các văn bản thỏa thuận khác kèm theo hợp đồng nhưng Bộ luật dân sự 2005 (Điều 408) có nêu văn bản thỏa thuận kèm hợp đồng là:

2.2 Phụ lục HĐ :

- Nhằm chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng.

- Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong HĐ thì coi như điều khoản đó trong HĐ đã được sửa đổi.

2.3 Sửa đổi hợp đồng:

- Theo Điều 423 BLDS, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Trong trường hợp hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó.

- Luật thương mại 2005 không qui định về việc sửa đổi hợp đồng nên áp dụng theo qui định của Bộ luật dân sự.

3. Chấm dứt hợp đồng:

- Theo Điều 424 Bộ luật dân sự, Hợp đồng dân sự chấm dứt trong những trường hợp sau :

+ Hợp đồng đã được hoàn thành + Theo thỏa thuận của các bên

+ Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện.

+ Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện

+ Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại.

+ Các trường hợp khác do pháp luật qui định.

4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:

Luật Thương mại không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh, thương mại, cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định trong Bộ luật dân sự. Căn cứ vào Bộ luật dân sự (Điều 122) và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

4.1 Điều kiện chủ thể

Các chủ thể tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn kinh doanh, thương mại, chủ thể tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại chủ yếu là thương nhân. Khi tham gia hợp đồng kinh doanh, thương mại nhằm mục đích lợi nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung hợp đồng. Trường hợp mua bán hàng hóa, dịch vụ có điều kiện kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật.

Đại diện các bên tham gia giao kết hợp đồng kinh doanh, thương mại phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng kinh doanh, thương mại, cần lưu ý quy định tai Điều 145 Bộ luật dân sự, theo đó khi người không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định. Nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì hợp đồng không phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện;

4.2 Mục đích và nội dung của hợp đồng kinh doanh, thương mại không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc từng giai đoạn của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp. Hợp đồng kinh doanh, thương mại được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật.

4.2 Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện

Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với ý chí thực của họ, hướng đến những lợi ích chính đáng của các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng phải tuân thủ theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng,... là lý do dẫn đến hợp đồng bị “khiếm khuyết” hiệu lực.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 65)