TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ BỊ PHÁ SẢN: 1 Các trường hợp tòa án tuyên bố phá sản :

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 105)

1. Các trường hợp tòa án tuyên bố phá sản :

1.1 Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn

- Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:

+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

+ Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

- Trường hợp Tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định nêu trên, Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.

- Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì người nộp đơn không được hoàn lại lệ phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80, khoản 4 Điều 83 và khoản 7 Điều 91 của Luật này.

1.3 Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật phá ản thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

- Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này;

+ Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

2. Nội dung của quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

+ Ngày, tháng, năm;

+ Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản; + Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;

+ Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; giải quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động;

+ Chấm dứt quyền hạn của đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại Điều 54 của Luật này;

+ Chuyển yêu cầu giải quyết tranh chấp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền; + Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điều 130 của Luật phá sản;

+ Giải quyết vấn đề khác theo quy định pháp luật.

- Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.

3. Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết địnhtuyên bố phá sản: tuyên bố phá sản:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, các chủ nợ, những người mắc nợ doanh nghiệp, hợp tác xã được quyền kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 20 ngày sau ngày đăng số báo cuối cùng. Toà án cấp trên trực tiếp sẽ cử 1 tổ gồm 3 thẩm phán để xem xét và giải quyết kháng nghị, kháng cáo và quyết định của toà án cấp trên là quyết định cuối cùng

Doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh không được miễn trừ nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác .

* Cấm chủ sở hữu, người quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian từ 1 đến 3 năm và điều này không được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng.

***

CHƯƠNG VII.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

TRONG KINH DOANH- THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Bài giảng luật kinh tế (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w